10 điều ít biết về vụ thảm s.á.t Thiên An Môn năm 1989
Được xem là một trong những sự kiện đen tối nhất lịch sử nhân loại, thảm sát Thiên An Môn sẽ còn mãi ám ảnh mỗi chúng ta. Dưới đây là 10 điều ít người biết xung quanh vụ thảm s.á.t đẫm m.á.u này.
09:30 05/06/2018
1. Số phận của ‘người chặn xe tăng’
Người thanh niên dũng cảm đứng chặn đoàn xe tăng đang tiến vào Quảng Trường Thiên An Môn trong bức hình đã trở thành biểu tượng của thảm sát này. Tên anh là Vương Duy Lâm, ở thời điểm đó anh mới 19 tuổi.
Theo các nhân chứng, anh Vương sau đó được một người đàn ông mặc áo xanh kéo đi, có nguồn tin cho rằng người đàn ông mặc áo xanh là một cảnh sát mặc thường phục. Tới bây giờ số phận của anh Vương vẫn là một ẩn số, nhiều người cho rằng anh đã bị chính quyền Trung Quốc thủ tiêu.
2. Đặng Tiểu Bình gọi người biểu tình là ‘thành phần cặn bã’
Cựu chủ tịch Đặng Tiểu Bình, người tuy đã nghỉ hưu ở thời điểm xảy ra sự kiện Thiên An Môn nhưng vẫn thao túng hoàn toàn bộ máy cầm quyền ở Trung Quốc thời gian đó, gọi những cảnh sát và binh lính bị chết trong khi đàn áp người biểu tình là những “liệt sỹ” đã hy sinh vì sứ mệnh “bảo vệ nhân dân”.
Đối với người biểu tình, ông Đặng gọi họ là “thành phần cặn bã của xã hội” và ông nói “không được quên những kẻ thù của chúng ta”, ông kết luận “đối với họ, chúng ta không được phép tha thứ”.
3. Bức ảnh của nhà báo Charlie Cole
Khi quyết định dùng “biện pháp mạnh” đối với người biểu tình ở Thiên An Môn, chính quyền Trung Quốc đã tìm mọi cách ngăn cản các nhà báo quốc tế tác nghiệp xung quanh nơi diễn ra cuộc biểu tình.
Nhà báo Charlie Cole đã mạo hiểm mạng sống của mình để tác nghiệp tại sự kiện này, ông đã bị ngăn cản, bắt bớ và đánh đập tàn nhẫn. Tuy nhiên, bằng nhiều cách ông đã tiếp cận được Quảng trường Thiên An Môn và chụp được nhiều bức ảnh, nhưng tất cả những bức ảnh này đã bị cảnh sát Trung Quốc thu giữ.
Chỉ có duy nhất bức ảnh ông chụp được cảnh một thanh niên dũng cảm đứng chặn đoàn xe tăng tiến vào Thiên An Môn là được giữ lại, ông đã nhanh trí cất giấu nó trên mái nhà của khách sạn. Bức ảnh này đã đạt giải “ảnh báo chí của năm” năm 1990, và trở thành một biểu tượng của vụ thảm sát Thiên An Môn.
4. ‘Tiểu Thiên An Môn’ ở Thành Đô
Cùng thời điểm diễn ra sự kiện Thiên An Môn, ở Thành Đô cũng diễn ra các cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham gia và cũng bị đàn áp đẫm máu, có 1800 người bị thương, gần 10 người được cho là đã chết tại địa điểm biểu tình, khoảng 100 người bị mất tích không trở về, rất nhiều người bị lực lượng đàn áp ném vào xe tải.
Những người biểu tình ở Thành Đô cũng tập trung tại một quảng trường có tên là Thiên Phủ, sau này nhiều người gọi quảng trường này là “Tiểu Thiên An Môn”.
5. Binh lính ban đầu rất ‘hiền hòa’
Cuộc biểu tình ở Thiên An Môn bắt đầu với khoảng 10.000 học sinh, sinh viên tọa thiền ở Quảng Trường, họ mang theo biểu ngữ ghi dòng chữ “Dân chủ muôn năm” và đề nghị được đối thoại với ông Lý Bằng là Thủ tướng Trung Quốc lúc đó.
Những người lính giữ trật tự ở Thiên An Môn ban đầu khá “hiền hòa”, khi chỉ dùng một barrier đơn giản để ngăn người biểu tình. Thậm chí khi người biểu tình vô tình vượt qua barrier cũng chỉ bị nhắc nhở. Nhiều lúc xảy ra hỗn loạn nhiều người lính bị lẫn vào giữa người biểu tình nhưng giữa họ và người biểu tình không hề xảy ra xô xát, các sinh viên còn mời họ ăn uống.
6. Chính quyền ém nhẹm thông tin thảm sát Thiên An Môn
Người Trung Quốc trẻ tuổi có thể không biết tới thảm sát Thiên An Môn. Chính quyền Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn cản người dân tiếp cận với thông tin về vụ thảm sát. Nếu ở Trung Quốc chúng ta gõ từ khóa “Thiên An Môn” hoặc “Tiananmen” trên các trang tìm kiếm thì sẽ không thấy các kết quả liên quan tới “thảm sát Thiên An Môn” mà chỉ thấy các thông tin giới thiệu về “Quảng trường Thiên An Môn”.
Tất cả các phương tiện truyền thông và sách báo trong trường học đều không đề cập tới sự kiện này.
7. Thiên An Môn là hậu quả quản lý yếu kém và hà khắc
Nguyên nhân xẩy ra sự kiện Thiên An Môn tới từ sự yếu kém trong quản lý kinh tế cũng như chế độ chính trị hà khắc của chính quyền Trung Quốc. Năm 1988, Trung Quốc rơi vào tình trạng kinh tế hỗn loạn do lạm phát tăng cao.
Sự bất mãn đối với cách quản lý hà khắc của chính quyền khi chèn ép các quyền cơ bản của người dân đã được âm ỉ tích tồn trong suốt một khoảng thời gian dài, đã bùng lên sau khi cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, một nhà cải cách ủng hộ đổi mới kinh tế và chính trị, qua đời nhưng không được chính quyền lúc đó cử hành lễ tang cấp quốc gia.
8. ‘Nữ thần dân chủ’ không khiến Bắc Kinh thay đổi
Trong thời gian cuộc biểu tình ở Thiên An Môn diễn ra, các học sinh, sinh viên cùng người dân đấu tranh cho dân chủ đã đắp một bức tượng “Nữ thần dân chủ”, cao chừng 10m, làm bằng thạch cao và polystyrene với hy vọng chính quyền Trung Quốc sẽ hiểu được nguyện vọng dân chủ và chủ định đấu tranh ôn hòa của người biểu tình.
Bên cạnh đó họ cũng tin rằng chính quyến Bắc Kinh sẽ không nỡ phá hủy một biểu tượng thần thánh như thế. Tuy nhiên, khi những chiếc xe tăng tiến vào quảng trường, bức tượng đã bị nghiền nát.
9. Lệnh đàn áp lập lờ
Mệnh lệnh đàn áp được đưa xuống các đơn vị quân đội không rõ ràng về mặt câu chữ, mục đích là để tránh các hậu quả về sau, nhưng đủ để truyền đi thông điệp “cần dùng biện pháp mạnh đối với người biểu tình” tới những người lính, và “lời hứa ngầm” đảm bảo họ sẽ không phải chịu bất cứ sự trừng phạt nào của pháp luật.
Bên cạnh đó, mệnh lệnh cũng “úp mở” cách xóa dấu vết để phi tang bằng chứng.
Nhiều người lính tham gia ngăn chặn biểu tình đã lựa chọn hành động bắn chỉ thiên thay vì nhắm thẳng vào người biểu tình. Nhưng một số trong đó cho rằng cần uy hiếp người biểu tình nên đã gây ra thương vong cho họ.
10. Tướng quân đội phản đối đàn áp bị xử tù
Trước khi quân đội được cử đến quảng trường để ngăn chặn biểu tình, một số chỉ huy cấp cao của quân đội đã được chính quyền Trung Quốc yêu cầu phải tuyệt đối trung thành và phải ủng hộ việc dùng biện pháp quân sự đàn áp những người tham gia biểu tình ở Thiên An Môn.
Một số tướng lĩnh quân đội đã từ chối yêu cầu này, Thiếu tướng Từ Cần Tiên là một trong số đó, ông cho rằng dùng lực lượng quân đội được mệnh danh là “quân đội nhân dân”, để chống lại nhân dân là một hành động đáng khinh bỉ.
Ông Từ cùng một số tướng lĩnh ủng hộ ông đã viết một bản kiến nghị gửi lên cấp cao hơn yêu cầu xem xét lại mệnh lệnh nhưng không nhận được câu trả lời. Sau đó ông Từ đã bị kỷ luật và bị kết án 5 năm tù.
Trí Dũng
Thiếu niên người Việt được tìm thấy trong vali ở bến cảng Anh
Giới chức Anh b.ắ.t giữ một n.g.h.i p.h.ạ.m sau khi phát hiện cậu bé Việt Nam nằm trong vali ở cốp ôtô của người này.