10 tin giả nổi bật về chính quyền Trump trong 6 năm qua

Trong 6 năm qua, các phương tiện truyền thông dòng chính đã xuất bản nhiều bài báo “giật gân” về cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, hầu hết các bài báo này dựa trên các nguồn ẩn danh, hoàn toàn sai và cố ý gây hiểu lầm.

10:00 18/03/2021

Khi sự thật được tiết lộ – đôi khi là nhiều năm sau – thì các hãng truyện thông này lại giả vờ như chưa từng làm việc đó hoặc đưa ra những cải chính nhỏ vào lúc nửa đêm.

Ông Trump từng nói vào ngày 15/3: “Những thiếu sót, sai lầm của giới truyền thông và những lời nói dối hoàn toàn luôn nghiêng về một phía – nhằm chống lại tôi và chống lại Đảng viên Cộng hòa”.

Trang The Washington Times đã tổng hợp 10 bản tin nổi bật gây xôn xao dư luận về chính quyền Trump nhưng đều là những bản tin hoàn toàn sai sự thật và có thể sẽ làm xói mòn mọi niềm tin của công chúng đối với giới truyền thông dòn chính.

Ngày 31/10/2016: Trang Slate đưa tin Tập đoàn Trump duy trì một máy chủ bí mật tại Tháp Trump, được kết nối trực tiếp với một ngân hàng ở Moscow, ngân hàng này có các đối tác có mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thuyết âm mưu được nhóm của Hillary Clinton bày ra nhằm mục đích móc nối chiến dịch của cựu TT Trump với Nga. Sự thật là gì? Máy chủ không được đặt ở Trump Tower, nó được đặt ở một thị trấn ở Pennsylvania và không được điều hành bởi Tập đoàn Trump mà bởi một công ty tiếp thị email độc lập từng được công ty của cựu tổng thống thuê.

Ngày 10/1/2017: Trang BuzzFeed xuất bản Steele Dossier (hồ sơ Trump – Nga), được coi là “báo cáo tình báo”, nhưng hồ sơ này không đúng sự thật, chưa được xác minh. Hồ sơ này do Ủy ban toàn quốc Đảng Dân chủ hậu thuẫn, chứa đầy những tuyên bố ngông cuồng và không có cơ sở về hành vi của ông Trump ở Nga. Nhiều phương tiện truyền thông khác ăn theo bản tin này. Tất cả đều là tin giả.

Ngày 26/1/2017: Washington Post đã đăng một bài báo giật gân rằng “toàn bộ đội ngũ quản lý cấp cao của Bộ Ngoại giao vừa từ chức”, nói rằng sự việc này là “một phần của cuộc ra đi hàng loạt đang diễn ra của các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao, những người không muốn gắn bó với thời đại Trump”. Sự thật là gì? Đó là một quá trình chuyển giao bình thường – khi những người do Obama bổ nhiệm được yêu cầu rời đi để tạo điều kiện cho những người mà ông Trump bổ nhiệm. Toàn bộ tiền đề của bài báo được viết để gây sốc và giật gân.

Ngày 23/6/2017: CNN đưa tin sai sự thật rằng Ủy ban Tình báo Thượng viện đang điều tra “quỹ đầu tư trị giá 10 tỷ đô la Mỹ của Nga mà giám đốc điều hành đã gặp một thành viên của nhóm chuyển tiếp [Trump] bốn ngày trước khi ông nhậm chức”. Thông tin đó dựa trên một nguồn ẩn danh . Sau đó, họ đã thu hồi lại bản tin, nói rằng câu chuyện trên không đáp ứng các tiêu chuẩn biên tập của họ – nghĩa là toàn bộ sự việc là bịa đặt.

Ngày 8/12/2017: Vẫn không từ bỏ nỗ lực kết nối chiến dịch Trump với Nga, CNN đưa tin rằng các nguồn ẩn danh nói với họ trong chiến dịch năm 2016 rằng Donald Trump Jr đã nhận được một email vào ngày 4/9 cho phép ông có quyền truy cập cấp cao vào các thông tin của Ủy ban toàn quốc Đảng Dân chủ mà tin tặc đã tấn công, trên máy chủ của WikiLeaks. Thông tin sai ở đây là mốc thời gian. Email được nhận vào ngày 14/9, sau khi WikiLeaks đã công bố thông tin cho công chúng. Email chỉ đơn thuần là ai đó viết rằng khuyến khích ông Trump Jr. xem xét những thông tin đã công khai. MSNBC và CBS đã tiếp tục “xác nhận” câu chuyện sai sự thật này – vì họ thực sự tin rằng đó sẽ là chứng cớ không thể chối cãi cho thấy trò lừa bịp thông đồng với Nga.

Ngày 5/9/2018: New York Times đăng bài viết dẫn tin từ một “quan chức cấp cao chính quyền Trump”, tuyên bố rằng sẽ cản trở chương trình nghị sự liều lĩnh của tổng thống. Hóa ra, quan chức 33 tuổi mà tờ báo nhắc tới thậm chí còn không làm việc trong Tòa Bạch ốc. Ông ấy chỉ là chánh văn phòng của thư ký Bộ An ninh Nội địa – không phải quan chức cấp cao.

Ngày 17/1/2019: BuzzFeed đưa tin, theo hai nguồn giấu tên, Tổng thống Trump khi đó đã yêu cầu cựu luật sư riêng, là ông Michael Cohen nói dối với Quốc hội về các cuộc đàm phán để xây dựng Tháp Trump ở Moscow. Bản tin trên gian dối đến mức mà văn phòng cố vấn đặc biệt Robert Mueller, người điều tra các mối quan hệ với Nga của cựu tổng thống vào thời điểm đó đã phải đưa ra một tuyên bố bác bỏ thông tin trên.

Ngày 3/9/2020: The Atlantic đăng một bản tin dựa trên các nguồn ẩn danh, nói rằng ông Trump gọi những người Mỹ đã hy sinh trong chiến tranh là “kẻ thua cuộc” và “kẻ tồi tệ” trong một chuyến công du. Tuy nhiên, nhiều quan chức có mặt trong chuyến đi đã xác nhận cựu tổng thống không nói những điều mà trang báo này đưa tin.

Ngày 9/1/2021: Thời báo New York tuyên bố cảnh sát viên Quốc hội Hoa Kỳ Brian Sicknick đã bị người ủng hộ ông Trump dùng bình cứu hỏa đập chết trong cuộc bạo loạn ngày 6/1. Chi tiết này được sử dụng làm cớ cho phiên tòa luận tội thứ hai của ông Trump và được lặp lại trong hơn năm tuần cho đến khi tờ The Times lặng lẽ đưa ra lời đính chính rằng cái chết của Sicknick có thể là do phản ứng bất lợi với chất xịt.

Ngày 9/1/2021: Washington Post trích dẫn nguồn tin ẩn danh nói rằng trong cuộc gọi giữa ông Trump với Frances Watson, điều tra viên trưởng của văn phòng Thư ký Georgia, cựu tổng thống đã thúc giục Watson “tìm ra kẻ gian lận”, nói thêm rằng bà sẽ là một “anh hùng quốc gia”. Tuy nhiên, vào ngày 11/3, Washington Post đã cập nhật bài báo của mình với một bản chỉnh sửa dài, sau khi một đoạn ghi âm cuộc điện thoại không tiết lộ những trích dẫn như vậy từ ông Trump. Nhiều kênh truyền thông đã nhanh chóng theo sau bài báo sai sự thật của Washington Post hồi tháng 1, trích dẫn cả tờ báo và nguồn ẩn danh làm bằng chứng. 

Tags:
'Bom nổ chậm' thuế quan Trump để lại cho Biden

'Bom nổ chậm' thuế quan Trump để lại cho Biden

Biden chỉ có vài tháng để thuyết phục châu Âu không leo thang đòn thuế với hàng hóa Mỹ, nhưng cũng phải giữ cho các nhà sản xuất thép trong nước hài lòng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất