15 điều luật lạ lùng - đáng ngạc nhiên là vẫn tồn tại ở nước Mỹ

Bạn có thể ngạc nhiên khi phát hiện ra luật cấm đeo khẩu trang nơi cộng cộng, hành vi chửi thề giữa đường hoặc bấm còi gần cửa hàng bán đồ ăn địa phương... có thể bị phạt tiền hoặc bắt giữ ở một số tiểu bang của Mỹ.

03:30 18/09/2019

Dưới đây là 15 điều luật không chỉ lạ đời, có lẽ khó hoặc không thể thực thi nhưng vẫn tồn tại ở nước Mỹ:

Ở Alabama, thả “bom hơi” là vi phạm luật. Hãy quên trò chơi khăm thả “bom hơi” vào người khác đi, bởi nếu ở Alabama, mọi hành vi cố tình tạo ra mùi hôi hay buôn bán những đồ chứa mùi hôi đều trái luật.

Ở Arkansas, bạn không thể bấm còi gần một cửa hàng đồ ăn sau 9 giờ tối. Đó là những cửa hàng có đồ uống lạnh hoặc bánh sandwich vẫn đang phục vụ. Khả năng là một cảnh sát sẽ phải chờ đúng nơi, đúng thời điểm mới thực thi được luật này.

Ở Delaware, thầm thì trong nhà thờ là bất hợp pháp. Lý do là hành vi thầm thì được coi là làm xáo trộn không khí yên tĩnh của không gian hành lễ.

Ở Florida, cấm đeo khẩu trang hoặc mũ trùm kín mặt ở nơi công cộng. Đối tượng được áp dụng là người trên 16 tuổi, nhưng loại trừ trường hợp là trang phục lễ hội, sân khấu và sử dụng mặt nạ phòng độc trong trường hợp khẩn cấp.

Ở Georgia, cấm ăn gà rán bằng dao và nĩa. Sắc lệnh này được thông qua vào năm 1961, quy định mọi người chỉ có thể ăn gà rán bằng tay. Mặc dù luật hiếm khi được thi hành, nhưng năm 2009, một du khách đã bị bắt vì sử dụng dao và nĩa để ăn gà rán ở bang này.

Ở Kansas, tiếng rít lốp xe là bất hợp pháp. Theo luật này, người điều khiển xe cơ giới trên đường phố hoặc đường cao tốc ở thành phố này khi tăng tốc hoặc rẽ không được làm lốp xe phát ra tiếng rít, ảnh hưởng đến môi trường yên bình xung quanh.

Ở Louisiana, tội trộm tôm hùm đất sẽ bị phạt nặng. Bang Louisiana quy định, hành vi ăn trộm tôm hùm đất trị giá dưới 500 USD thì sẽ bị phạt tù không quá 6 tháng và nộp phạt không quá 500 USD. Tuy nhiên, với con tôm trị giá hơn 1.500 USD, người phạm tội có thể phải ngồi tù tới 10 năm hoặc phải nộp tới 3.000 USD tiền phạt.

Ở Maryland, không được chửi thề nơi công cộng. Tại Rockville, Maryland, người nào vô tình chửi thề hoặc sử dụng “ngôn ngữ tục tĩu” trên đường, đường cao tốc hoặc vỉa hè nào mà mọi người đi qua nghe thấy đều có thể bị phạt 100 USD.

Ở Montana, không được nuôi chuột cảnh. Tại Billings, Montana, việc sở hữu, nuôi hoặc bán chuột là trái luật trừ khi để phục vụ nuôi chim săn mồi hoặc bò sát.

Ở Nebraska, bạn không thể kết hôn nếu có bệnh hoa liễu. Luật này được áp dụng để bảo vệ mọi người khỏi việc vô tình kết hôn với người nhiễm bệnh lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, khi đăng ký kết hôn ở Nebraska, bạn không cần phải xuất trình tiền sử bệnh hay sổ y bạ.

Ở New Hampshire, bạn không thể nhặt rong biển ngoài bãi biển. Đạo luật này nhằm ngăn chặn việc thu hoạch rong biển bất hợp pháp, nhưng trong một cuộc thi, các sinh viên trường đại học Granit gọi nó là “Luật ngu ngốc nhất của New Hampshire”.

Ở Bắc Carolina, cấm say rượu khi chơi trò bingo. Luật ra đời cách đây hơn 30 năm, theo đó cấm việc uống hoặc bán rượu trong bất kỳ phòng nào đang diễn ra trò chơi bingo, nhưng luật sẽ khó thực thi nếu người ta chơi trò này trong nhà riêng.

Ở Pennsylvania, không được cho mèo hoặc chó ăn ít hơn một lần một ngày. Luật này đảm bảo người không được quên cho thú cưng ăn, với quy định thức ăn phải sạch sẽ, ngon miệng, đủ dinh dưỡng và chó mèo cũng phải được uống nước sạch 3 lần mỗi ngày.

Ở Tennessee, người ta không thể chia sẻ mật khẩu Netflix. Chia sẻ mật khẩu Netflix, Hulu hoặc các dịch vụ phát trực tuyến khác khá phổ biến giữa bạn bè và gia đình trong thời đại ngày nay nhưng ở Tennessee, điều đó là bất hợp pháp, nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân mỗi người.

Ở Wisconsin, phô mai phải ngon, hoặc ít nhất là “rất dễ chịu”. Theo một luật tại Wisconsin, cả bơ và phô mai - đặc sản của tiểu bang này phải không có bất kỳ hương vị và mùi không mong muốn nào, dù độ ngon và chất lượng phô mai thì tùy cảm nhận của mỗi người

Nguồn: anninhthudo.vn

Tags:
Ở nước Mỹ, tại sao nói dối lại xấu xa hơn cả trộm cắp?

Ở nước Mỹ, tại sao nói dối lại xấu xa hơn cả trộm cắp?

“Sự tin tưởng lẫn nhau” là quan trọng hay là không quan trọng? Nếu như trong một xã hội có một quy tắc hay một quy tắc ngầm đặt “sự tin tưởng lẫn nhau” là quan trọng thì nó là quan trọng, còn nếu trong một xã hội có một quy tắc hay một quy tắc ngầm đặt “sự tin tưởng lẫn nhau” là không quan trọng thì nó không quan trọng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất