2.200 tỷ USD chống khủng bố của người Mỹ tạo ra những "triệu phú 11/9" ở quốc gia nghèo thứ 6 thế giới như thế nào?

Chi 290 triệu USD mỗi ngày trong suốt 7.300 ngày qua, tiền của Mỹ đã làm thay đổi đất nước Afghanistan theo cách không người nộp thuế nào ở nền kinh tế số 1 thế giới muốn nhìn thấy.

13:00 13/09/2021

2.200 tỷ USD chống khủng bố của người Mỹ tạo ra những triệu phú 11/9 ở quốc gia nghèo thứ 6 thế giới như thế nào? - Ảnh 1.

Theo Dự án Chi phí chiến tranh của Đại học Brown, Mỹ đã tiêu chi 2.260 tỷ USD cho cuộc chiến kéo dài 20 năm cùng các khoản chi phí khác để tái thiết Afghanistan. Tuy nhiên, tính đến ngày 11/9/2021, Mỹ chắc chắn đã không còn chút ảnh hưởng nào ở quốc gia này. Bên cạnh việc Mỹ rút quân, Chính phủ mà Washington hậu thuẫn cũng đã thất bại hoàn toàn trước Taliban, lực lượng bị lật đổ 20 năm trước.

Có một sự thật cay đắng rằng Taliban chỉ cần 9 ngày để chiếm toàn bộ thủ phủ các tỉnh của Afghanistan. Tiến vào Kabul, lực lượng này thậm chí còn không mất một viên đạn để giành quyền kiểm soát thành phố. Tổng thống Mỹ Joe Biden đổ lỗi cho "những người Afghanistan đã không thể bảo vệ đất nước của họ".

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Mỹ tấn công Afghanistan, lật đổ Taliban khi lực lượng này từ chối giao nộp trùm khủng bố Osama bin Laden, kẻ đứng sau các vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ. Với sức mạnh áp đảo hoàn toàn, Taliban nhanh chóng bị đánh bại. Chính phủ do nước Mỹ lập lên nắm quyền kiểm soát Afghanistan.

2.200 tỷ USD chống khủng bố của người Mỹ tạo ra những triệu phú 11/9 ở quốc gia nghèo thứ 6 thế giới như thế nào? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, những ngày cuối tháng 8, lá quốc kỳ Mỹ trên nóc tòa đại sứ quán ở Kabul đã được hạ xuống. Ngày 30/8, chiếc C-17 cuối cùng cất cánh, đưa lực lượng sơ tán công dân Mỹ khỏi Afghanistan. Nó cũng đặt đấu chấm hết cho sự hiện diện quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, tiền của người Mỹ không biến mất theo cách đó. Dấu vết của chúng vẫn ở khắp Afghanistan dù tạo ra những tác động, cả tốt hơn và xấu đi.

Những căn cứ không quân bị bỏ hoang, các dự án xây dựng dang dở và cả hàng chục nghìn khẩu súng nằm rải rác khắp vùng nông thôn của Afghanistan. Tất cả đều được mua bằng tiền của người Mỹ.

Đô la Mỹ cũng tạo ra những "triệu phú 11/9", một tầng lớp nhỏ những người Afghanistan trẻ, cực kỳ giàu có nhờ kiếm được vô số tiền khi trở thành các nhà thầu cho lực lượng quân đội nước ngoài. Một số triệu phú trong nhóm này trở thành hình mẫu cho thế hệ doanh nhân và nhà từ thiện thế hệ mới của Afghanistan.

Tuy nhiên, không ít người trong số đó tận dụng mối quan hệ của gia đình họ với các quan chức chính phủ hoặc lãnh đạo các tỉnh để có được những hợp đồng béo bở. Theo thời gian, các hợp đồng của Chính phủ Mỹ trở thành món mồi ngon của những kẻ tham nhũng, dẫn tới việc khoét rỗng quốc gia này và khiến nó sụp đổ một cách dễ dàng trước Taliban.

Ryan Crocker, Đại sứ Mỹ tại Afghanistan, từng nói rằng: "Những nỗ lực của chúng ta sẽ không thất bại bởi các cuộc nổi dậy mà đó là vấn nạn tham nhũng đã trở nên quá phổ biến". Đại sứ Crocker cũng thẳng thắn cho rằng Mỹ phải chịu trách nhiệm về phần lớn tình trạng tham nhũng ở Afghanistan khi đất nước này ngập trong USD nhiều hơn mức mà nền kinh tế có thể hấp thụ.

"Bạn không thể ném một đống tiền vào một quốc gia có trạng thái xã hội vô cùng mong manh mà hy vọng không xảy ra tham nhũng. Bạn không bao giờ làm được điều đó", ông Crocker nói. Vị cựu Đại sứ Mỹ là một trong số hơn 500 quan chức được Thanh tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan phỏng vấn để tìm câu trả lời cho vấn đề của nước Mỹ trong một dự án nội bộ có tên Bài học kinh nghiệp.

Dự án này vốn không được thực hiện để cung cấp thông tin cho công chúng. Tuy nhiên, một tòa án đã ra quyết định công bố tài liệu vào năm 2019 và chúng đã được tờ Washington Post tổng hợp và đăng tải.

2.200 tỷ USD chống khủng bố của người Mỹ tạo ra những triệu phú 11/9 ở quốc gia nghèo thứ 6 thế giới như thế nào? - Ảnh 3.

Trong những năm đầu của cuộc chiến, khi binh lĩnh Mỹ đang bận săn lùng những phần tử khủng bố của al-Qaeda và chiến đấu với các tay súng Taliban, ý tưởng sử dụng các nhà thầu địa phương của Afghanistan để đáp ứng nhu cầu của các căn cứ quân sự Mỹ dường như là ý tưởng tốt. Điều này trái ngược hoàn toàn với những gì xảy ra ở Iraq, khi các đơn vị cung cấp hậu cần cho quân đội Mỹ thường là các tập đoàn đa quốc gia.

Ở Afghanistan, việc trao hợp đồng cho các công dân nước này được coi là phần quan trọng trong chiến lược chống nổi dậy tổng thể của Mỹ. Nó thậm chí còn được hệ thống hóa thành một chính sách mua sắm chính thức của Lầu Năm Góc với tên gọi là "Afghanistan là trên hết". Quốc hội Mỹ thông qua nó vào năm 2008.

Báo cáo trình Quốc hội Mỹ năm 2011 nhận định: "Việc sử dụng công dân địa phương giúp bơm tiền vào nền kinh tế địa phương, cung cấp đào tạo việc làm, xây dựng sự hỗ trợ giữa người dân và có thể mang lại cho Mỹ sự hiểu biết sâu sắc hơn về thực trạng ở Afghanistan".

2.200 tỷ USD chống khủng bố của người Mỹ tạo ra những triệu phú 11/9 ở quốc gia nghèo thứ 6 thế giới như thế nào? - Ảnh 4.

Rất nhiều người, xuất thân từ phiên dịch viên cho quân đội Mỹ, đã trở thành các triệu phú USD khi được giao cho các hợp đồng để trở thành nhà thầu. Mối quan hệ của họ trong thời gian làm phiên dịch tiếp tục phục vụ tốt cho họ trong công việc kinh doanh hợp đồng quốc phòng, vốn được đánh giá là "khó khăn và vất vả này".

Fahim Hashimy là ví dụ điển hình. Ngày 11/9/2001, người đàn ông này là giáo viên dạy tiếng Anh ở Kabul. Khi quân đội Mỹ đến đây, Hashimy được thuê làm phiên dịch. Sau đó, anh ta thành lập một công ty nhỏ, chuyên cung cấp hàng hóa và nhiên liệu cho các căn cứ quân sự của Mỹ. Ngày nay, Hashimy Group là một đế chế ở Afghanistan với đài truyền hình lớn, nhiều này máy sản xuất, bất động sản, vận tải đường bộ hay thậm chí là có cả một hãng hàng không non trẻ.

Tuy nhiên, hiện không có thông tin gì về Hashimy. Sau khi Taliban giành quyền kiểm soát Kabul, không ai có bất cứ thông tin gì về người đàn ông này.

Một triệu phú 11/9 khác thu hút sự chú ý bên ngoài Afghanistan là Hikmatullah Shadman. Cũng từng là thông dịch viên, Shadman sau đó nhìn thấy cơ hội kiếm tiền từ việc vận chuyển nhiên liệu và vật tư đến các căn cứ của Mỹ. Một mạng lưới chủ xe tải và nhà thầu phụ nhanh chóng được xây dựng bởi sự tin cậy mà Shadman mang lại.

Theo báo cáo, năm 2009, Shadman được Bộ Quốc phòng Mỹ thanh toán 45 triệu USD. Từ năm 2007-2012, công ty này thu được 167 triệu USD từ các hợp đồng với Chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, thành công của Shadman không được bền vững. Năm 2012, Shadman bị kết tội gian lận. Anh ta phủ nhận mọi cáo buộc. Đến năm 2019, Mỹ thu 25 triệu USD trong vụ này.

2.200 tỷ USD chống khủng bố của người Mỹ tạo ra những triệu phú 11/9 ở quốc gia nghèo thứ 6 thế giới như thế nào? - Ảnh 5.

Theo một phân tích của Lầu Năm góc, 40% trong số 108 tỷ USD mà Bộ Quốc phòng Mỹ trả cho các nhà thầu quân sự ở Afghanistan trong giai đoạn 2010-2012 đã rơi vào tay Taiban, mạng lưới Hồi giáo cực đoan Haqqani, các nhóm tội phạm có tổ chức, những kẻ buôn ma túy xuyên quốc gia hoặc các quan chức tham nhũng của Afghanistan.

Tuy nhiên, những người từng tham chiến nói rằng thống kê này có lẽ chưa đủ chính xác. Ở một đất nước mà các con đường thường do lãnh chúa các bộ tộc kiểm soát, việc vận chuyển vật tư thiết yếu cho binh lính Mỹ thường phải trả những khoản phí "bảo kê" để có thể qua lại an toàn. Tại những khu vực Taliban kiểm soát, tiền của người Mỹ được trả cho họ.

Từ chối trả tiền có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho binh lính Mỹ và nhà thầu. "Bạn có thể tỏ ra cứng rắn và tuyên bố không trả một đồng nhưng rồi cả tôi và bạn đều gặp nạn trên đường", Rodney Castleman, một nhân viên người Mỹ làm việc cho công ty vận tải đường bộ ở Afghanistan, tiết lộ.

2.200 tỷ USD chống khủng bố của người Mỹ tạo ra những triệu phú 11/9 ở quốc gia nghèo thứ 6 thế giới như thế nào? - Ảnh 6.

Trong khi đó, an ninh được đảm bảo, hàng hóa nguyên vẹn, đúng hạn là điều Chính phủ Mỹ mong muốn nhất. Thậm chí đối với một số quan chức Mỹ, trả tiền cho các tay súng địa phương để có một lối đi an toàn nghe có vẻ hợp lý hơn nhiều so với việc chi tiền cho một nhà thầu quân sự Mỹ rải bom ở dọc đường họ đi ở quốc gia này.

Richard Boucher, người từng là trợ lý ngoại trưởng phụ trách Nam và Trung Á trong chính quyền của Tổng thống George W. Bush, nói rằng tiền tham nhũng, theo cách nào đó, rồi cũng có thể đến tay người dân Afghanistan, đến được với những phụ nữ góa bụa và những đứa trẻ mồ côi vì chiến tranh.

Tuy nhiên, về lâu dài, hàng thập kỷ tham nhũng, dù toàn tiền của Mỹ, vẫn làm lung lay biềm tin của người dân Afghanistan, vốn đã không có nhiều, vào chính phủ mà Mỹ dựng lên.

Cố vấn an ninh Quốc gia của cựu Tổng thống Hamid Karzai, từng nói rằng: "Tham nhũng chỉ là một phần của vấn đề. Vấn đề là cả bộ máy".

Sau 2 thập kỷ tái thiết với hơn 2,2 nghìn tỷ USD, đời sống kinh tế của thường dân Afghanistan dường như không mấy thay đổi. Ngân hàng thế giới vẫn coi Afghanistan là quốc gia nghèo thứ 6 trên toàn cầu năm 2020, thứ hạng vốn cơ bản không đổi kể từ năm 2002. Thu nhập bình quân đầu người chỉ là 500 USD.

Tags:
Chưa biến chủng Covid-19 nào đủ sức đánh bại Delta

Chưa biến chủng Covid-19 nào đủ sức đánh bại Delta

Không phải các biến chủng "đáng quan tâm" như Lambda hay Mu, các nhà khoa học mới đây cho biết những làn sóng lây nhiễm Covid-19 vẫn do biến chủng Delta thống trị.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất