25 quốc gia có tầm ảnh hưởng nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng 25 quốc gia có tầm ảnh hưởng nhất thế giới mà tạp chí U.S News & World Report đã công bố, Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới.

08:30 03/03/2019

Bảng xếp hạng này đánh giá sức ảnh hưởng của các quốc gia kết hợp với các yếu tố như tiềm năng kinh tế, chính trị, quân sự.

Dưới đây là danh sách 25 nước có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới năm 2018.

25. Ai Cập

Ai Cập là một trong những nền văn minh “hình thành sớm và vĩ đại nhất trên thế giới”. Hầu hết các hoạt động kinh tế của đất nước này đều diễn ra tại lưu vực sông Nile. Du lịch, sản xuất, nông nghiệp đều là những ngành công nghiệp quan trọng của Ai Cập, nhưng sự bất ổn chính trị đã làm chậm quá trình tăng trưởng của nước này.

24. Singapore

Singapore là nơi có số lượng cảng biển đông đúc nhất trên thế giới, là một “đô thị thịnh vượng”. Những năm gần đây, nền kinh tế và dân số của nước này đều có sự tăng trưởng vượt bậc.

23. Tây Ban Nha

So với năm ngoái, thứ hạng của Tây Ban Nha đã giảm một bậc, bởi vì nền kinh tế nước này đang tiếp tục xuống dốc, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Cuộc bỏ phiếu của Nghị viện Catalonia tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha đã tạo nên nhiều sự bất ổn. Tây Ban Nha được biết đến với nền văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, điều này đã thu hút được rất nhiều du khách.

22. Pakistan

Do bất ổn chính trị, tham nhũng tràn lan, xung đột với Ấn Độ vẫn đang tiếp diễn, đã kéo thứ hạng của Pakistan xuống 2 bậc so với năm ngoái. Đây là một trong những đất nước trẻ nhất trên thế giới, hầu hết các công dân đều dưới 22 tuổi.

21. Hà Lan

Hà Lan là một quốc gia rất cởi mở, khoan dung, trong những năm gần đây đều đang nỗ lực giải quyết các vấn đề nhập cư. Đây là một quốc gia có thu nhập cao, là một trong số những nước có lượng xuất khẩu nông nghiệp dẫn đầu thế giới. Tòa án Công lý quốc tế và Tòa án Hình sự quốc tế đều tọa lạc tại thành phố Den Haag, Hà Lan.

20. Qatar

Kể từ năm ngoái, thứ hạng của Qatar đã tăng lên ba bậc, chính dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đã khiến Qatar trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới.

Qatar là một đất nước có mức sống cao, là một trong những nơi có phương tiện truyền thông phát triển tự do nhất khu vực Trung Đông. Năm 2022, Qatar sẽ là quốc gia Trung Đông đầu tiên đăng cai World Cup. Tuy nhiên các tổ chức từ thiện đã chỉ trích quốc gia này vì đã bóc lột lao động trong quá trình xây dựng các công trình phục vụ sự kiện thể thao này.

19. Thụy Điển

Những cam kết về tính bền vững và quyền con người đã khiến cho Thụy Điển trở thành một nhà lãnh đạo quốc tế được kính trọng. Nhờ vào chế độ chăm sóc sức khỏe miễn phí tại các trường học và cơ sở y tế, đã khiến cho tuổi thọ trung bình ở quốc gia này luôn dẫn đầu thế giới.

18. Italy

Rối loạn chính trị từ cuộc khủng hoảng di cư châu Âu đã dẫn tới chủ nghĩa dân túy tại Ý. Tuy nhiên đây vẫn là một trong những nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Âu, nền văn hóa, nghệ thuật, thực phẩm của Ý có ảnh hưởng lớn tới thế giới.

17. Thụy Sĩ

Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ, được biết đến với tính trung lập, là một trong những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất. Số lượng người đạt giải Nobel và có bằng phát minh cao hơn hầu hết các quốc gia khác.

16. Australia

Australia là một quốc gia giàu có, tuổi thọ trung bình của người dân nước này rất  cao, chất lượng cuộc sống cũng rất tốt.

15. Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia có nền dân chủ lớn nhất thế giới, trước mắt là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất. Có 1,3 tỷ dân, Ấn Độ cũng là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Ấn Độ đã trở thành trung tâm phục vụ quan trọng của ngành Công nghệ thông tin.

14. Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ đã phải chịu sự ảnh hưởng của chiến tranh khu vực và khủng bố trong nhiều năm. Quốc gia này nằm giữa châu Âu và Trung Đông, các nước láng giềng cũng thường xảy ra các cuộc xung đột. Tổ chức OECD dự đoán Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong vài năm tới.

13. Iran

So sánh với năm 2017, thứ hạng của Iran đã tăng. Trữ lượng dầu mỏ của quốc gia này đã thu hút sự chú ý của nhiều cường quốc trên thế giới. Chế độ thống trị độc tài cùng với sự áp bức bóc lột người dân của Iran đã phải nhận nhiều sự chỉ trích.

12. Canada

Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ 2 thế giới, là nước xuất khẩu năng lượng quan trọng với trữ lượng dầu mỏ lớn. Đất nước này đi theo chủ nghĩa đa văn hóa.

11. Hàn Quốc

Hàn Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 7 trên thế giới, lợi nhuận chủ yếu thu từ nguồn đầu tư nước ngoài. Cuộc xung đột với Triều Tiên đã giúp Hàn Quốc nhận được nguồn hỗ trợ lớn từ các cường quốc trên thế giới.

10. Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

Xuất khẩu dầu mỏ khiến cho GDP quốc gia của Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất có thể so sánh ngang với GDP của các nước phương Tây. Đất nước này là một trong những quốc gia tự do nhất trong khu vực.

9. Ả Rập Xê Út

Đất nước này có được phần lớn đất đai và sự giàu có từ bán đảo Ả Rập. Ở đây có Mecca là một nơi chiếm vị trí quan trọng trong thế giới tinh thần đạo Hồi, trữ lượng dầu mỏ đã khiến Ả Rập Xê Út trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất. Ả Rập Xê Út đã bắt đầu nới lỏng một số hạn chế với người phụ nữ, ví dụ như phụ nữ có quyền được lái xe.

8. Israel

Mặc cho mối quan hệ căng thẳng của Israel với các nước láng giềng, dân số vỏn vẹn chỉ 8 triệu người, quốc gia này vẫn có một chỗ đứng vững chắc trên đấu trường thế giới, một phần nguyên nhân là do mối quan hệ mật thiết với Mỹ. Bất chấp sự xung đột với Palestine, nền kinh tế của nước này vẫn phát triển mạnh mẽ.

7. Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Là một trong những quốc gia sản xuất ô tô, điện tử và thép lớn nhất thế giới, gần đây do sự căng thẳng leo thang với Bắc Triều Tiên, Nhật Bản đã đầu tư nhiều hơn vào quân đội.

6. Pháp

Pháp là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, thường được liệt vào danh sách các quốc gia có lượng du khách viếng thăm nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, quốc gia này phải đối mặt với tình trạng gia tăng khủng bố và sự phân biệt đối xử công khai với dân nhập cư, tình trạng thất nghiệp vẫn luôn ảnh hưởng tới giới trẻ của nước này.

5. Anh

Thứ hạng của Anh trên bảng xếp hạng này đã bị tụt một bậc, sau cuộc bỏ phiếu muốn rút khỏi EU, vị thế của Anh trên đấu trường thế giới không được đảm bảo chắc chắn. London là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, sức ảnh hưởng mà quốc gia này có được thông qua Hoàng gia Anh sẽ làm tăng giá trị của nó với thế giới.

4. Đức

Thứ hạng của Đức trên bảng xếp hạng năm nay tăng, vượt qua cả Anh. Là quốc gia đông dân nhất trong Liên minh Châu Âu, đây là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Tầng lớp lãnh đạo đặt ra nhiều thách thức với mở rộng vấn đề di dân. Những biểu hiện yếu kém của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thể hiện sự suy yếu của bà.

3. Trung Quốc

Ngân hàng Thế giới cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên mức sống rất nhiều người vẫn đang nằm dưới mức cơ bản. Khi sức ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng lớn thì chính sách nhân quyền của quốc gia này bị chỉ trích ngày càng nhiều, bao gồm cả việc kiểm duyệt thông tin và hạn chế tự do ngôn luận.

2. Nga

Nga là quốc gia có diện tích đất liền lớn nhất thế giới. Đất nước này đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực quân sự. Năm 2014, Nga đã âm mưu thôn tính Crimea; năm 2016, Nga can thiệp vào cuộc bỏ phiếu tổng thống Mỹ đã làm gia tăng cục diện căng thẳng giữa Mỹ và quốc gia này.

1. Mỹ

Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế, quân sự lớn nhất thế giới, dấu ấn văn hóa đã bao trùm thế giới. Hoa Kỳ cũng đóng một vai trò quan trọng trên trường quốc tế, ví dụ NATO và Liên Hiệp Quốc.

Yến Nhi

Tags:
Một người Việt bị từ chối nhập cảnh Đài Loan vì mang theo bánh tét

Một người Việt bị từ chối nhập cảnh Đài Loan vì mang theo bánh tét

Hành khách người Việt bị từ chối nhập cảnh Đài Loan vì không thể đóng phạt sau khi bị phát hiện mang sản phẩm từ thịt mà không khai báo.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất