28 nguyên tắc nền tảng thành lập nước Mỹ

Ngày 4/7 là Ngày Quốc khánh Mỹ, đất nước này tính đến nay mới trải qua hơn 200 năm lịch sử, nhưng những gì người Mỹ đã gây dựng được thực sự khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục. Mỹ không chỉ phát triển về kinh tế hay khoa học công nghệ mà còn là một xã hội tự do dân chủ thực thụ. Vậy đâu là nền tảng kiến lập nên tự do và dân chủ cơ bản ở quốc gia này?

14:00 26/07/2018

nuoc my

Ông Dr. Earl Taylor, một chuyên gia về các vấn đề chính trị và hiến pháp Mỹ sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng bản Tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ và Hiến pháp nước Mỹ đã đúc kết ra 28 nguyên tắc cơ bản hình thành nên tự do dân chủ ở Mỹ. Những nguyên tắc này cũng sẽ là tương đồng cho bất kỳ quốc gia nào mong muốn có được tự do và dân chủ thực sự.

Nguyên tắc 1: Cơ sở đáng tin cậy duy nhất cho các mối quan hệ tạo nên chính phủ tốt và con người chính nghĩa là luật tự nhiên.

Nguyên tắc 2: Một dân tộc tự do không thể tồn tại dưới một nền hiến pháp cộng hòa nếu họ không giữ vững đạo đức và nhân cách.

Nguyên tắc 3: Phương pháp tốt nhất để đảm bảo một dân tộc có đạo đức và nhân cách là bầu chọn lên những lãnh đạo có đạo đức.

Nguyên tắc 4: Chính phủ của những người tự do sẽ không thể tồn tại nếu thiếu tôn giáo.

Nguyên tắc 5: Mọi thứ đều được tạo ra bởi Thượng đế, vì thế tất cả nhân loại đều phụ thuộc một cách bình đẳng vào Ngài, và có trách nhiệm một cách bình đẳng với Ngài.

Nguyên tắc 6: Mọi người sinh ra đều bình đẳng.

Nguyên tắc 7: Nhiệm vụ chính đáng của chính phủ là đảm bảo quyền bình đẳng của người dân, chứ không phải cho người dân được hưởng thụ một cách công bằng.

Nguyên tắc 8: Mọi người đều được Tạo hoá ban cho những quyền bất khả xâm phạm.

Nguyên tắc 9: Để bảo vệ quyền lợi của con người, Thượng đế đã tiết lộ với con người những điều luật thiêng liêng.

Nguyên tắc 10: Quyền tự chủ mà Thượng đế ban cho con người, được đại diện bởi quyền lực toàn vẹn tối cao của toàn thể một dân tộc.

Nguyên tắc 11: Người dân có thể thay thế hay xóa bỏ một chính phủ nếu chính phủ đó trở nên bạo ngược.

Nguyên tắc 12: Nước Mỹ là một nền cộng hòa.

Nguyên tắc 13: Một hiến pháp cần phải được xây dựng để vĩnh viễn bảo vệ người dân khỏi sự tha hóa của những người cầm quyền.

Nguyên tắc 14: Cuộc sống và sự tự do sẽ được đảm bảo khi quyền sở hữu được đảm bảo.

Nguyên tắc 15: Sự thịnh vượng cao nhất là khi có một nền kinh tế tự do chịu sự chế ước ít nhất từ phía chính phủ.

Nguyên tắc 16: Chính phủ cần phải được chia thành 3 nhánh – lập pháp, hành pháp và tòa án.

Nguyên tắc 17: Một hệ thống kiểm soát và cân bằng cần phải được thiết lập để tránh sự lạm dụng quyền lực.

Nguyên tắc 18: Những quyền bất khả xâm phạm của người dân sẽ được bảo đảm nếu các nguyên lý của một chính phủ được định rõ trong hiến pháp.

Nguyên tắc 19: Chính phủ chỉ nên được trao cho quyền lực giới hạn và được quy định kỹ lưỡng, tất cả những điều còn lại đều thuộc về người dân.

Nguyên tắc 20: Tính hiệu quả và nhanh gọn yêu cầu chính phủ phải hoạt động theo ý chí của số đông, nhưng cần phải có điều khoản hiến pháp bảo vệ quyền lợi của thiểu số.

Nguyên tắc 21: Cộng đồng địa phương tự quản mạnh mẽ là một yếu tố quan trọng để bảo đảm sự tự do của người dân.

Nguyên tắc 22: Một người tự do cần phải được quản lý bởi luật pháp chứ không phải bởi cảm xúc bất chợt của ai đó.

Nguyên tắc 23: Một xã hội tự do không thể tồn tại dưới mô hình cộng hòa nếu không có một chương trình giáo dục phổ thông.

Nguyên tắc 24: Một dân tộc tự do sẽ không thể sống sót nếu họ không mạnh mẽ.

Nguyên tắc 25: Hòa bình, giao thương và trung thực với tất cả các nước – nhưng không vướng vào liên minh với bất cứ ai cả.

Nguyên tắc 26: Đơn vị hạch tâm nhất quyết định sức mạnh của bất cứ cộng đồng nào là gia đình. Vì vậy, chính phủ cần phải khuyến khích và bảo vệ sự toàn vẹn của gia đình.

Nguyên tắc 27: Gánh nặng nợ nần cũng gây hủy hoại đối với tự do như là bị quân xâm lược nô dịch hoá.

Nguyên tắc 28: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có sứ mệnh trở thành một tấm gương mẫu mực và là phúc lành cho toàn thể nhân loại.

Hồng Ngọc

Tags:
Giá nhà trung bình ở Nam California tăng lên ngưỡng 536,250 đô

Giá nhà trung bình ở Nam California tăng lên ngưỡng 536,250 đô

Giá nhà trung bình ở miền Nam California đang đạt mức cao kỷ lục mới trong tháng 6, khi tăng 7,3% so với năm trước.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất