3 Nguyên nhân khiến hồ sơ bảo lãnh hôn phu hôn thê bị đánh rớt
Rất nhiều người bảo lãnh hôn phu/ hôn thê đã phải hối tiếc khi bị đánh rớt sau tất cả những gì đã chuẩn bị cho hồ sơ và buổi phỏng vấn tại Lãnh sự. Dù họ cho rằng hồ sơ đã được chuẩn bị rất kĩ, vậy vấn đề nằm ở đâu?
09:00 29/06/2019
Bài viết sau Di trú & Quốc tịch nêu rõ 3 nguyên nhân cốt lõi cho vấn đề này.
1. Không chứng minh được tính chân thật của mối quan hệ
Bằng chứng chứng minh tính chân thật của một mối quan hệ
Chứng minh mối quan hệ có thể nói là vấn đề quan trọng nhất của một hồ sơ bảo lãnh định cư. Nhất là đối với diện hôn phu/ hôn thê thì các bằng chứng về một mối quan hệ càng phải thuyết phục, vì đây là đầu mối dễ trở thành nguyên nhân làm hồ sơ bảo lãnh bị đánh rớt.
Thông thường, viên chức Lãnh sự rất chú trọng mốc thời điểm lần gặp nhau đầu tiên của người bảo lãnh và đương đơn, đặt những câu hỏi xoay quanh vấn đề này để kiểm tra tính chân thật của mối quan hệ. Đương đơn thường không nhớ rõ thời điểm gặp nhau, không gian gặp nhau, nguyên nhân gặp nhau hay những vấn đề liên quan trực tiếp đến mối quan hệ của cả hai… làm nảy sinh nghi ngờ từ viên chức Lãnh sự.
Trường hợp, người đã từng có một cuộc hôn nhân mà chưa ly hôn với vợ/chồng cũ đã bắt đầu mối quan hệ tình cảm hoặc cầu hôn với người mới và tổ chức đám cưới. Hoặc người bảo lãnh và người được bảo lãnh không chứng minh được mối quan hệ trước đó, ngoài việc tổ chức đám cưới.
Khoảng thời gian quen nhau cũng có thể trở thành điểm yếu cho hồ sơ của bạn. Chẳng hạn: Mối quan hệ còn mới, thời gian quen biết rất ngắn nhưng lại tổ chức lễ đính hôn hoặc đám cưới. Để tốt hơn cho hồ sơ bảo lãnh, người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần phải gặp gỡ nhau ít nhất một lần và duy trì liên tục mối quan hệ trong một thời gian.
Sự cách biệt quá lớn về tuổi tác (hơn 20 tuổi) hoặc người bảo lãnh là phụ nữ và lớn tuổi hơn. Hay người bảo lãnh đã từng bảo lãnh người khác nhưng không thành công cũng có thể gây trở ngại cho hồ sơ bảo lãnh.
Một điểm yếu quan trọng mà cả người bảo lãnh và đương đơn thường chủ quan, không lưu giữ lại các bằng chứng xuyên suốt mối quan hệ của mình. Trong khi đối với viên chức Lãnh sự thì một bằng chứng dù rất nhỏ nhưng được đánh giá là “thực” cũng có thể mang lại thành công cho hồ sơ của bạn.
2. Lời khai không nhất quán
Người được bảo lãnh không nắm bắt những thông tin trong mẫu đơn đã khai như đơn I-130, đơn I-129F, tờ Lý lịch cá nhân của đơn G-325A, mẫu I-864 hoặc I-134,…
Đối với người được bảo lãnh, thường sẽ không để ý đến những gì đã cung cấp trong đơn từ trước đó để làm hồ sơ, cho đến khi buổi phỏng vấn diễn ra, việc trả lời sai lệch với những thông tin đã cung cấp làm cho tính nhất quán của hồ sơ giảm, dẫn đến việc viên chức Lãnh sự nghi ngờ hồ sơ.
Ngoài ra, bản tường trình mối quan hệ của hai người nhưng người được bảo lãnh không nắm vững. Trong buổi phỏng vấn, đương đơn cung cấp những thông tin không trùng khớp với thông tin đã cung cấp trước đó.
Viên chức Lãnh sự nhìn nhận hồ sơ của bạn như thế nào?
3. Những điều “không biết” về đối phương
Đương đơn theo diện hôn thê/ hôn phu không nắm bắt được:
Các thông tin về gia đình của hôn thê/hôn phu của mình như tên cha, mẹ, anh chị em, nơi sinh sống,…
Không biết thông tin về công việc cũng như tài chính của nhau như: làm việc ở đâu, thu nhập thế nào, tên công ty, giờ giấc làm việc, nhà cửa sở hữu,…
Không biết chi tiết về nơi sinh sống của hôn thê/hôn phu như: ở thành phố nào, bang nào, đặc trưng ở nơi đó, thời tiết,…
Không biết thông tin các mối quan hệ bạn bè của người bảo lãnh ví dụ như: họ tên, tuổi, công việc,...
Không biết thói quen, sở thích của nhau.
Không biết thông tin về các cuộc hôn nhân trước cũng như các con riêng của nhau (nếu có).
Không biết ngôn ngữ: Cách xử lý việc bất đồng ngôn ngữ của hai người nếu người được bảo lãnh không nói được tiếng Anh trong khi người bảo lãnh không nói được tiếng Việt.
Nếu cả hai cùng nắm các thông tin liên quan trực tiếp đến nhau thì khi trả lời trong buổi phỏng vấn tại Lãnh sự Mỹ, các câu trả lời với viên chức phỏng vấn sẽ chính xác và nhất quán, tạo được nhiều niềm tin cho viên chức Lãnh sự tin rằng mối quan hệ của đương và người bảo lãnh là thật.
Viên chức phỏng vấn tại Lãnh sự Mỹ nhìn nhận hồ sơ như thế nào?
Nếu đương đơn và người bảo lãnh yêu nhau thật sự, có mối quan hệ khăng khít với nhau thì không thể nào lại không biết những thông tin như đã đề cập ở trên. Ngoài ra, khi hai người yêu nhau thật sự không thể nào không có những kỷ niệm chung hay có bằng chứng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhau.
Từ việc không nắm những thông tin của nhau và không có nhiều bằng chứng đáng tin cậy sẽ dẫn đến sự nghi ngờ về tính chân thật của mối quan hệ. Chính vì thế, các nhìn nhận mà viên chức Lãnh sự có thể đánh giá hồ sơ của bạn chỉ có thể thông qua giấy tờ, bằng chứng mà bạn có thể cho họ thấy sự thuyết phục từ đó.
Nghề sửa quần áo ở Little Saigon: ‘Cứ rung đùi là có tiền’
Cũng làm nghề may nhưng họ không biến những tấm vải đơn điệu để cho ra các bộ quần áo đủ kiểu, mà họ dùng bàn tay khéo léo của mình biến những bộ quần áo từ bình dân đến hàng đắt tiền như Louis Vuitton, Gucci… trở nên hợp với vóc dáng của khách hàng theo kiểu “đo ni đóng giày.”