5 bí quyết giúp cặp vợ chồng trả hết khoản nợ 30 năm trong 2 năm

Chỉ tiêu 1/4 thu nhập, chuyển tới nơi có chi phí thấp hơn, luôn mua bằng tiền mặt... là cách giúp đôi vợ chồng Mỹ nhanh trả hết nợ và dành tiền mua nhà.

21:56 28/05/2017

Cách đây không lâu, Sunethra Muralidhara từng ngập đầu trong khoản  vay 200.000 USD để học đại học luật. Hồi ấy, cô chẳng hề lo lắng vì nghĩ số tiền đó xứng đáng để kiếm được chiếc bằng luật. "Mọi người động viên tôi rằng mất 30 năm để trả món này là bình thường và không nên lo gì cả", cô kể.

Nhưng bạn trai cô, Michael Mohan thì nghĩ khác. Anh theo dõi các chương trình giới thiệu về tài chính cá nhân và chất vấn người yêu về việc trả nợ. Hai người đã cãi nhau to về chuyện này.

"Lúc đó chúng tôi chưa cưới, chưa đính hôn. Tôi bực bội thầm hỏi 'anh nghĩ mình là ai mà xía vào việc này'. Nhưng Mohan giải thích rằng anh ấy muốn mua nhà, có con với tôi và thấy rằng nợ nần quá nhiều là việc đáng lo ngại", cô gái kể.

Hai người đã nghiêm túc bàn bạc, cùng nhau thực hiện các phương án và đã trả hết nợ chỉ trong 26 tháng, trong khi vẫn tổ chức đám cưới tươm tất và chi cho Mohan hoàn thành bằng thạc sĩ.

Dưới đây là những cách giúp họ thực hiện được việc này, theo Money CNN:

5-bi-quyet-giup-cap-vo-chong-tra-het-khoan-no-30-nam-trong-2-nam

Muralidhara và chồng đã cùng trả xong khoản nợ lớn trong hơn hai năm nhờ biết tiết kiệm và có mục tiêu tài chính rõ ràng. 

Chuyển tới nơi có mức sống thấp hơn

Khi Muralidhara tìm việc sau khi tốt nghiệp trường luật, cô nhận ra ở lại Chicago không phù hợp bởi thị trường pháp lý tại đó đã bão hòa và lương rất thấp. "Tôi không thể nhận công việc với mức lương 40.000 - 50.000 USD một năm khi đang có khoản nợ 200.000 USD", cô nói.

Cô và bạn trai liệt kê một loạt các thành phố có thể chuyển tới và cuối cùng chọn Las Vegas vì ở đó giá cả sinh hoạt vừa thấp hơn mà lại không bị đánh thuế thu nhập.

Rời Chicago cũng đồng nghĩa với việc họ tạm biệt các nhóm bạn và bớt đi áp lực tiêu tiền, đi chơi, ăn ngoài.

Lập ngân sách và luôn theo sát

"Điều quan trọng là cả hai đồng lòng và cùng hướng tới mục tiêu. Bạn có thể có các mục tiêu khác nhau - chẳng hạn người muốn đi du lịch, người thích mua nhà - và cả hai cùng cố gắng để đạt được mục tiêu đó", anh Mohan nói.

Hai người liệt kê tất cả các khoản chi phí, xem mục nào có thể cắt giảm. Họ không đến quán ăn nhanh nữa, ngắt truyền hình cáp, cố gắng chỉ chi vào thứ thật cần thiết. Vài tháng sau, cả hai đều thấy lợi ích của việc này.

Tiết kiệm 75% thu nhập

Trong 26 tháng trả nợ, họ chỉ sống với 25% thu nhập, tiết kiệm phần còn lại. Muralidhara dùng khoản tiết kiệm để trả khoản nợ thời sinh viên trong khi Mohan gửi ngân hàng. Khi kết hôn, anh cũng cùng trả nợ với vợ. 

Để sống với 1/4 thu nhập, cả hai phải thực sự kỷ luật và sáng tạo. Muralidhara để sinh viên học nghề cắt tóc cho cô. Cả hai mua đồ tạp hóa ở xa hơn để có giá rẻ hơn. Họ làm bữa trưa và bữa tối cho cả tuần vào chủ nhật để tránh đi ăn ngoài. "Có thời gian, chúng tôi ăn cùng một món suốt hai tuần", Muralidhara kể.

Từ khi trả hết nợ, hai người nới lỏng sinh hoạt một chút. Họ hiện sống với 30% thu nhập và hy vọng sẽ mua được nhà mà không phải vay trong vòng 3 năm.

Chấp nhận tạm thời làm công việc không thích

Muralidhara muốn trở thành luật sư bào chữa ở văn phòng luật nhà nước nhưng biết thu nhập từ việc đó không cao. Vì vậy, cô quyết định đi làm cho một công ty luật tư nhân với mức lương cao hơn, phải làm nhiều thời gian. "Thêm một cái lợi là, khi phải làm việc 80 tiếng một tuần, tôi sẽ chẳng còn thời gian mà tiêu tiền nữa. Tôi coi đó cũng là cách lấy thêm kinh nghiệm", cô nói.

Sau khi trả xong nợ, cô đã bỏ công việc cũ và hiện làm trợ lý tại văn phòng luật công của bang - đúng như mơ ước. 

Thương lượng mọi thứ

Cặp vợ chồng này trở thành bậc thầy về thương lượng. Muralidhara thậm chí còn đàm phán để được giảm tới 2.000 USD cho nhẫn cưới. Khi tổ chức đám cưới, nhờ kỹ năng này, họ đã tiết kiệm được 15.000 - 20.000 USD. 

"Cách tốt nhất để có được các khoản giảm giá là trả luôn tiền mặt", cô nói.

Khi mua những thứ lớn, vợ chồng cô nghiên cứu kỹ lưỡng để xem mình có thể thương lượng để có được cơ hội tốt nhất thế nào.

Không chỉ thương lượng để được giảm giá các món mua, đôi vợ chồng này còn áp dụng trong việc đàm phán lương. Muralidhara nhận thu nhập cao hơn 8% so với đề xuất của đơn vị tuyển dụng còn Mohan cũng đàm phán để tăng lương lên 7%. "Nếu bạn cảm thấy mình xứng đáng hơn, hãy đòi mức cao hơn", Mohan nói.

Tags:
Chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn bảo lãnh vợ chồng với Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ

Chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn bảo lãnh vợ chồng với Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ

Trong những tháng qua, hồ sơ bảo lãnh cho diện vợ chồng và diện hôn phu hôn thê đã bị từ chối với một số lượng đáng kể, vì thế tôi sẽ trình bày về phương pháp chuẩn bị hồ sơ và dữ kiện để đi phỏng vấn.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất