5 Mánh khóe LỪA ĐẢO ngay trên bao bì sản phẩm của nhà sản xuất người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý.

Phân khúc "Người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch" tăng trưởng chóng mặt cũng là miếng mồi béo bở cho cực kì nhiều nhãn hàng thích đánh lận con đen với các chiến thuật phổ biến nhất:

22:30 25/07/2018

1. Lập lờ về từ ngữ: "tự nhiên", "nguyên chất", "lành mạnh"...bởi không có quy định cụ thể cho những từ ngữ như thế này.

2. Dòng chữ tuyên bố "Không" + [1 chất gì đó nguy hiểm] trên bao bì mặt trước, nhưng thực chất thành phần mặt sau chứa nhiều chất gây nguy hiểm khác.

3. Một số trường hợp hoàn toàn lừa dối người dùng

4. Sử dụng từ ngữ phức tạp để ẩn giấu các thành phần như đường, hoá chất...dưới cái tên không-ai-hiểu.

Dưới đây là 4 nguyên tắc bạn nên lưu ý khi cầm sản phẩm trên tay:

Nguyên tắc 1: "Lờ đi mọi lời quảng cáo trên bao bì trước, chỉ xem THÀNH PHẦN có gì?

"Nếu như bạn tin vào quảng cáo và những hình ảnh bóng bẩy ở mặt trước bao bì, bạn sẽ là nạn nhân ngã xuống tiếp theo. Bởi vì chiến thuật chung nhất của các nhãn hàng là lập lờ về mặt từ ngữ như "tự nhiên", "nguyên chất"...cho dù nó chẳng tự nhiên và nguyên chất tí nào.

Những từ ngữ này bản thân nó không có tội, mà nó chỉ là công cụ của các nhà quảng cáo "mũ trắng" lẫn "mũ đen". Thường thì nếu thành phần nó hoàn toàn tự nhiên, nhà tiếp thị sẽ khoe cụ thể ngay như: "Màu tự nhiên từ gấc " Hay "dâu tây", thay vì chung chung như: "hương vị tự nhiên" (Natural flavorings), "màu tự nhiên" (Natural colorings).

 5 Mánh khóe LỪA ĐẢO ngay trên bao bì sản phẩm của nhà sản xuất người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý. - ảnh 1

Ví dụ hộp sữa Fami trong lành tuyên bố "nguyên chất" nhưng xem thành phần bạn có 1 đống hoá chất không??? Không hiểu "nguyên chất" ở đây là gì? Tức là toàn đậu nành thật chứ không phải đậu nành giả??

Nguyên tắc 2: "Thành phần càng ngắn và càng dễ hiểu thì càng tốt"

 5 Mánh khóe LỪA ĐẢO ngay trên bao bì sản phẩm của nhà sản xuất người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý. - ảnh 2

Có người từng trách mình sao trả lời cụt lủn khi hỏi về chất abc, xyz...nào đó có tốt không, có dùng được không. Mình nói "Không hiểu được thì đừng dùng" - nhưng đúng là như vậy :") 1001 loại chất mình không thể nào liệt kê hết được.

 5 Mánh khóe LỪA ĐẢO ngay trên bao bì sản phẩm của nhà sản xuất người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý. - ảnh 3

- Ví dụ về các sản phẩm tốt như: Óc chó, hạnh nhân, nho khô, yến mạch, muối (1%)

- Ví dụ xấu: Nước, đường, óc chó, chất ổn định (E418,E471,E410), chất điều chỉnh độ PH (500ii), hương liệu giống tự nhiên dùng cho thực phẩm.

Nguyên tắc 3: Nắm được tên của các loại đường ẩn giấu.

Đường không phải lúc nào cũng được ghi rõ ràng là "Đường" (Sugar) mà đôi khi nó nằm trong tên hoá học loằng ngoằng. Tên càng loằng ngoằng càng kinh khủng, ví dụ: high fructose corn syrup" (HFCS) là loại đường trong các chai nước ngọt và nhiều loại nước uống khác. Nó gây ung thư, bệnh tim mạch, huyết áp, béo phì...và là nỗi kinh hãi của mọi nhà dinh dưỡng. Bạn có thể lưu lại các tên sau để né ra:

Tiếng Việt: đường tinh luyện, đường trắng, đường mía, đường nâu, đường củ cải, đường chà là, đường nho, đường glucose, đường sucrose,maltodextrin, dextran, dextrose, sorbitol, aspartame,Acesulfame-K, si-rô ngô, đường fructose, Xi-rô ngô fructose cao, đường bắp, nước trái cây, nước trái cây cô đặc, mạch nha, caramel, xi-rô carob và xi-rô lúa miến, Splenda,Xi-rô ngô,Xi-rô glucose/ fructose, Si-rô khoai mì, Xi-rô Dahlia, fructose trái cây, fructose tinh thể.

Tiếng Anh: refined sugar, white sugar, cane sugar, brown sugar, beet sugar, date sugar, grape sugar, glucose, sucrose, maltose, maltodextrin, dextran, dextrose, sorbitol, aspartame,Acesulfame-K, corn syrup, fructose, high fructose corn syrup (HFCS), corn sugar, fruit juice, fruit juice concentrate, barley malt, caramel, carob syrup and sorghum syrup, Splenda,maize syrup, glucose syrup, glucose/fructose syrup, tapioca syrup, dahlia syrup, fruit fructose, crystalline fructose.

Nguyên tắc 4: "Độc chất không chỉ ẩn giấu trong nội dung thành phần mà còn trong chất liệu bao bì, hộp đựng"

Trong livestream tuần vừa rồi mình có nói đến việc chúng ta nên tránh xa nhất có thể thực phẩm đóng hộp. Vì thường bên trong các hộp đựng này có chứa BPA - 1 hoá chất siêu độc hãi thường dẫn đến các chứng bất thường sinh sản, tác hại thần kinh, tăng nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Theo thử nghiệm của Consumer Reports, chỉ cần một vài phần thực phẩm đóng hộp có thể vượt quá giới hạn an toàn cho phơi nhiễm BPA hàng ngày cho trẻ em.

Mà thành phần thì bạn còn đọc được chứ bao bì thì đâu có thường ghi chú làm từ gì?Mà bên trong thực phẩm công nghiệp lại có độ acid cao, ví dụ như sốt cà - sẽ khiến cho BPA ngấm vào bên trong thực phẩm. Vì vậy hoặc là tránh chúng ra hoàn toàn, hoặc là hãy lựa chọn các nhãn hiệu có lọ đựng thuỷ tinh, đặc biệt với các sản phẩm có độ acid cao nha.

Nguyên tắc 5: "Tránh xa các thành phần có nguy cơ GMOs cao”

Sinh vật biến đổi gen (GMOs) là 1 trong những thứ tệ hại nhất mà con người có thể nghĩ ra được để có thể đáp ứng nhu cầu thực phẩm không giới hạn của mình. Đứng đằng sau công nghệ này là những tập đoàn hùng mạnh bậc nhất thế giới với những cái bắt tay kinh tế- chính trị sâu rộng.

Rùng mình ở chỗ, hầu hết thực phẩm công nghiệp hiện tại đều chứa 1 hoặc nhiều thành phần GMOs. 2 nguyên liệu phổ biến nhất là BẮP và ĐẬU NÀNH. Nhưng ta cần phân biệt:

- Bắp và đậu nành tươi, không-GMO thì không tội tình gì. Chỉ cần đảm bảo bạn dùng đúng nguồn hàng: Hiện tại 1 số cơ sở đã cung cấp đậu nành non-GMO-

Khi tiêu thụ thực phẩm công nghiệp: Trừ khi được tuyên bố không biến đổi gen (non-GMO) thì 99.9% nguyên liệu bắp và đậu nành là GMOs và núp dưới vô số cái tên khác nhau. Mà hầu hết bánh kẹo, thực phẩm công nghiệp lại không thiếu được 2 thành phần này do nó là nguyên liệu rẻ tiền nhất để tạo ngọt + kết dính + độ sệt + độ béo ngậy. Túm lại là ĐỂ GÂY NGHIỆN.

Tên phổ biến nhất:

-Các tên có dính chữ "sugar" (đường), “corn”, “maize” (bắp) và “soy” (đậu nành), "canola" . Kém phổ biến hơn chút là , "cottonseed" (hạt bông), "Hawaiian papaya" (đu đủ Hawaii), "zucchini" (bí ngòi), "yellow squash"

- Các tên có chữ "starch" ( food starch,modified starch, hydrogenated starch...)

- Các loại chất tạo ngọt: high fructose corn syrup (HFCS), dextrin, maltodextrin, dextrose, malt, malt syrup, malt extract, aspartame...-các loại dầu thực vật: vegetable oil, canola oil, corn oil, soybean oil...

Tôi không nghĩ chúng ta có thể học thuộc tất cả, nhưng bạn biết nguyên tắc chung nhất mình đã đề cập rồi đấy: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm công nghiệp tối đa, nhất là các thành phần đọc không hiểu gì!

Tags:
Quận Cam: Buôn lậu cá rồng vào Mỹ, một người đàn ông lãnh án

Quận Cam: Buôn lậu cá rồng vào Mỹ, một người đàn ông lãnh án

Một người đàn ông ở Garden Grove, quận Cam miền Nam California, vào hôm thứ Hai bị t.u.y.ê.n á.n 6 tháng t.ù treo, 3 năm quản chế và 40 giờ lao động công ích vì đã buôn lậu cá rồng, loại cá cảnh đắt đỏ nhất thế giới, từ Indonesia vào Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất