5 tín hiệu lớn cho thấy Mỹ có thể khai hỏa toàn diện nhắm vào Trung Quốc
Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đã dần lan sang các lĩnh vực khác, trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã triển khai tư thế đối kháng toàn diện đối với chính quyền Trung Quốc. Có truyền thông Hồng Kông cho biết, ông Trump dường như đang ghép lại mảnh ghép cuối cùng của bức bản đồ “chiến tranh lạnh mới”, và tin rằng rất nhanh sẽ có cuộc tấn công mới đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó có 5 tín hiệu lớn đáng chú ý.
11:00 07/10/2018
Tổng thống Trump phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (Ảnh: Getty Images)
Tờ Nhật báo Kinh tế Hồng Kông (HKET) hôm 4/10 đưa tin, từ đầu năm 2018, Mỹ đã liên tiếp đưa ra các biện pháp để kiềm chế chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuy nhiên vẫn thể hiện tư thế sẵn sàng đối thoại. Sau đó, cùng với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra vào tháng Mười Một của Mỹ, thái độ của Mỹ trong 2 tuần qua đã có thay đổi rõ ràng.
Bản tin cho biết, ông Trump dường như đang ghép những mảnh ghép cuối cùng của bức bản đồ “chiến tranh lạnh mới” đối với Trung Quốc, quan hệ Mỹ – Trung cũng vì thế mà nhanh chóng xấu đi.
Bản tin phân tích về lịch sử cuộc đọ sức giữa Mỹ và Nga trong quá khứ, và đã quy nạp lại thành điều kiện xảy ra chiến tranh lạnh: Sự đối kháng về chính trị và ý thức hình thái, ngăn cách về kinh tế và đối đầu quân sự cũng như cuộc đua về trang bị quân sự.
Về vấn đề này trong một đến hai tuần qua, hàng loạt những động thái cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc, từ cô lập ĐCSTQ trong chiến tranh thương mại, đến công khai tuyên bố đối kháng với chủ nghĩa xã hội, và mới đây nhất là tin đồn dự định diễn tập quân sự ở Biển Đông và vùng biển Đài Loan. Phân tích cho rằng, 5 tín hiệu lớn dự đoán ông Trump có lẽ đã đi con đường của cố Tổng thống Ronald Reagan năm xưa triển khai cuộc chiến tranh lạnh nhắm vào ĐCSTQ.
1. Mỹ – Canada đạt được thỏa thuận tự do mậu dịch mới, cô lập ĐCSTQ
Đầu tiên là Mỹ và Canada đạt được thỏa thuận mới về tự do thương mại, điều này có nghĩa là 3 nước Mỹ – Canada – Mexico sẽ ký “Hiệp định Mỹ – Mexico – Canada” (gọi tắt là USMCA), hiệp định này sẽ xóa bỏ khả năng bùng nổ chiến tranh thương mại ở Bắc Mỹ, phục hưng lại ngành chế tạo của Mỹ. Đồng thời hiệp định này cũng hạn chế nước thành viên giao thương với “quốc gia có nền kinh tế phi thị trường”.
Ngày 1/10, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, Canada và Mỹ đạt được thỏa thuận thương mại, điều này đã gửi một thông tin quan trọng cho phía Trung Quốc, cho thấy Bắc Mỹ trong vấn đề thương mại đã cùng đứng về một trận tuyến với Mỹ. Sau khi Mỹ và Canada đạt được thỏa thuận, ông Trump sẽ càng tự tin để gây áp lực cho Trung Quốc. Chỉ cần sau khi đạt được thỏa thuận tự do thương mại với Nhật Bản, sẽ tạo thành môi trường cô lập lớn đối với Trung Quốc.
Do đó, đây được xem như một tín hiệu rõ ràng, trong vấn đề kinh tế, Mỹ muốn thoát khỏi liên hệ với chính quyền Trung Quốc, và tiến thêm một bước nữa để cô lập ĐCSTQ.
2. Tranh chấp trong vấn đề quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng tăng
Tàu khu trục USS Decatur của Mỹ đã đến quần đảo Trường Sa hôm 30/9, khi tiến hành tuần tra với mục đích bảo vệ nguyên tắc tự do hàng hải thì bị tàu chiến của Trung Quốc xua đuổi, dường như suýt va chạm khiến tàu Mỹ bắt buộc phải lựa chọn biện pháp hành động khẩn cấp để tránh va vào nhau.
Cùng với chiến lược đối kháng Trung – Mỹ ngày càng leo thang, Đài CNN tại Mỹ đưa tin, quân đội Mỹ đang có kế hoạch vào tháng 11 tới sẽ tiến hành hành diễn tập quân sự tại khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Biển Đông và biển Đài Loan giáp với Trung Quốc; phía Mỹ hy vọng dùng một cuộc diễn tập quân sự mang “cấp toàn cầu” để cảnh báo Trung Quốc và thể hiện năng lực sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào của quân đội Mỹ.
Một khi cuộc diễn tập này thực sự diễn ra, sẽ có một ý nghĩa tượng trưng cực kỳ mạnh, Mỹ sẽ triển hiện quân lực của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đối đầu với quân lực của ĐCSTQ, kiềm chế ĐCSTQ có ý đồ gây ảnh hưởng quân sự trong khu vực.
3. Trump kêu gọi đối kháng với chủ nghĩa xã hội tại Liên Hiệp Quốc
Hôm 25/9, tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Trump đã phát biểu chỉ trích xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản mang đến khổ nạn cho con người và kêu gọi các nước kiềm chế.
Ông Trump lấy Venezuela làm ví dụ, “Trước đó không lâu, Venezuela còn là một trong những quốc gia giàu có trên thế giới. Hiện nay, chủ nghĩa xã hội đã khiến quốc gia giàu nguồn tài nguyên dầu mỏ này phá sản, đồng thời khiến cho người dân của họ phải rơi vào bần cùng.”
Ông nói, dường như tất cả các nước chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa cộng sản đều trải qua, nó đem đến khổ nạn, tham nhũng và thối nát. Sự khát vọng quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, xâm lược và áp bức. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần chống lại chủ nghĩa xã hội và những khổ nạn mà nó mang đến cho mỗi người.
Do ĐCSTQ là quốc gia chủ nghĩa xã hội lớn nhất thế giới. Bề mặt ông Trump dường như chỉ là đang chỉ trích Venezuela, nhưng cũng giống như đang nhắm vào ĐCSTQ.
4. Mỹ phát động “chiến tranh tài chính”, trừng phạt quan chức cấp cao của ĐCSTQ
Ngày 20/9, Mỹ tuyên bố trừng phạt Bộ Phát triển Trang bị vũ khí Quân ủy Trung ương ĐCSTQ và Bộ trưởng của bộ này là ông Lý Thượng Phúc. Lý do là Trung Quốc đã mua vũ khí của Nga, trừng phạt này khiến ĐCSTQ mạnh mẽ phản đối và lập tức triệu hồi Tổng tư lệnh hải quân Trung Quốc đang thăm Mỹ về nước.
Mỹ lựa chọn trừng phạt tài chính nhắm vào Trung Quốc được coi là đánh vào trúng điểm yếu của ĐCSTQ. Cuộc chiến tài chính, nhỏ là từ việc đóng băng tài sản tại Mỹ của quan chức cấp cao ĐCSTQ và doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, lớn là cấm chính phủ các nước, doanh nghiệp hoặc các nhân có làm ăn qua lại với Trung Quốc, thậm chí là cấm Trung Quốc sử dụng đồng Đô la Mỹ để tiến hành các giao dịch ngoại hối.
Còn một khi Mỹ hạn chế các nước khác giao dịch với Trung Quốc, sẽ khiến cho càng nhiều tham quan, tầng lớp quyền quý cắt đứt nguồn tham ô và thu nhập, lúc đó, rất có thể sẽ là sự xung kích lớn đối với chính quyền ĐCSTQ.
Đặc điểm của cuộc chiến tài chính là lực “sát thương” lớn, nhắm chuẩn và dễ dàng chiến thắng, ĐCSTQ dường như cũng ý thức được điểm này, không những hủy bỏ vòng thứ 2 của Đối thoại Ngoại giao An ninh tổ chức tại Bắc Kinh vốn dự tính sẽ diễn ra vào giữa tháng 10, mà còn lập tức triệu hồi Tổng Tư lệnh Hải quân đang thăm Mỹ, hành động này phản ánh quan hệ Trung – Mỹ đang xấu đi nhanh chóng.
5. Quan chức cấp cao của Mỹ liên tiếp chỉ trích ĐCSTQ
Ngày 4/10, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có bài phát biểu công khai dài 40 phút tại Thủ đô Washington, ông phê bình ĐCSTQ can dự vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ và có ý đồ chính trị trên toàn cầu. Trong phát biểu của mình, ông Mike Pence cũng phê bình các chính sách trong nước và quốc tế của ĐCSTQ, chỉ trích chính quyền Trung Quốc chế định ra các chính sách hoàn chỉnh để xâm phạm lợi ích của các quốc gia khác.
Những lời phát biểu trước đó của các quan chức cấp cao trong chính phủ Trump cũng đã lột tả được hành vi không đúng đắn của ĐCSTQ, trong đó có việc can dự vào bầu cử Mỹ, ảnh hưởng đến tự do học thuật của Mỹ, ngăn chặn tự do ngôn luận, v.v; trong đó, ám chỉ Trung Quốc đang đe dọa đến thể chế dân chủ của Mỹ.
Ngày 30/9, Đại sứ Mỹ trú tại Trung Quốc là ông Terry E. Branstad đã đăng một bài chuyên đề trên tờ Des Moines Register tại Bang Iowa, ông dùng những ngôn từ mạn mẽ hiếm thấy để phê bình Trung Quốc “lợi dụng tự do ngôn luận quý giá và truyền thống tự do báo chí của Mỹ” để tấn công Tổng thống Trump, “lừa dối” nông dân Mỹ.
Trong quá khứ, ông Terry E. Branstad không chỉ là người thuộc phái ôn hòa đối với Trung Quốc, mà còn là người bạn Mỹ có giao tình trên 30 năm với ông Tập Cận Bình.
Hiện tại, ngay cả ông Terry E. Branstad với thái độ ôn hòa cũng chuyển sang cứng rắn, điều này cho thấy tiếng nói ôn hòa trong Nhà Trắng đi tác dụng bôi trơn cho quan hệ Trung – Mỹ, và quan hệ Trung – Mỹ lại trở lên xấu hơn.
Những chỉ trích của ông Branstad bắt nguồn từ sự việc ngày 2/10, tờ China Daily bỏ tiền ra đăng 4 bài quảng cáo trên tờ Des Moines Register, chỉ trích về hành động chiến tranh thương mại của Mỹ.
Rất nhiều những tín hiệu nói trên cho thấy, ông Trump có thể sẽ tiến thêm bước nữa gây áp lực cho ĐCSTQ, một đợt xung đột nữa trong quan hệ Trung – Mỹ khó có thể nghịch chuyển được, mà còn lan sang các lĩnh vực khác.
Huệ Anh
Hơn 300 học sinh nhập viện sau bữa trưa tại trường
Sau bữa trưa với cơm, tôm chiên, canh cà chua, ruốc gà, nhiều học sinh tiểu học ở Ninh Bình phải nhập viện.