59 tuổi, sau khi nghỉ hưu, tôi nhận ra thực tế đau lòng: Dù có tiền hay không, con cái hiếu thảo hay không thì khi già cả đều giống nhau 1 điều

Theo bà Châu, suy cho cùng, cuộc sống tuổi già không có ai là dễ dàng, dù có tiền hay không, có con hay không. Điều chúng nên làm là hãy luôn chăm sóc bản thân về cả sức khỏe lẫn tinh thần.

22:55 25/07/2024

Bài viết đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi chia sẻ về quan điểm của bà Châu.

***

Có người từng nói: Tuổi già của mỗi người đều khó khăn, không quan trọng là bạn có tiền hay không, con cái hiếu thảo hay không. Có người lại nói rằng, cuộc sống những năm về già vẫn phải phụ thuộc vào 2 điều quan trọng, một là số tiền tiết kiệm, hai là lòng hiếu thảo của con cái.

Nhiều lúc, cuộc sống của người khác chỉ là điều bạn nhìn thấy ở vẻ bề ngoài, thực sự cuộc sống như thế nào, chỉ có họ mới biết được.

Về hưu được 4 năm, tôi đã trải nghiệm được nhiều điều, tôi nhận ra rằng kết cục cuối cùng của tuổi già cũng tương tự như vậy. Nếu tôi có tâm lý tốt hơn, tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Điều này không liên quan nhiều đến việc tôi có nhiều tiền hơn hay con cái của tôi có hiếu thảo hay không. Sự khác biệt duy nhất là trạng thái tinh thần.

Người già tâm trạng tốt hơn sẽ tận hưởng tuổi già; người già tâm trạng không tốt sẽ gây phiền lòng cho mình và người khác.

59 tuổi, sau khi nghỉ hưu, tôi nhận ra thực tế 'đau lòng': Dù có tiền hay không, con cái hiếu thảo hay không thì khi già cả đều giống nhau 1 điều - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Người già không có tiền, con cái không hiếu thảo, cuộc sống sẽ vất vả hơn

Tôi từng đọc được một bài viết của một người quen, khi cùng bố đến bệnh viện, cậu ấy đã nhìn thấy những nỗi bất lực, buồn bã của người già.

Người già có con cái hiếu thảo, con cái đi khám cùng và được y tá chăm sóc 24/24. Có người khi bác sĩ đề nghị phẫu thuật, con cái cũng không ai nhắc đến tiền, sau một hồi thảo luận, họ nói với bệnh viện rằng họ sẽ mua thuốc và để cha mình xuất viện và về nhà. Nhìn vào đôi mắt cô đơn, bất lực của ông lão, điều đó thực sự chứng minh cho câu nói “một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con không nuôi nổi một mẹ”

Trong xóm có một dì nuôi 5 người con. Khi chồng còn sống, các con thường về quê ăn Tết. Sau khi chồng qua đời, 5 người con của bà hiếm khi về thăm bà. Bà cho biết nguyên nhân là do bà không có lương hưu và trông cậy vào số tiền chồng để lại, bà không thể đưa tiền cho các cháu trong dịp Tết và các ngày lễ… Bà cũng muốn giúp nhưng không có khả năng. 

Trong xóm còn có một người dì không có con, sau khi chồng bỏ đi, tuổi già của bà cũng rất khó khăn. Bà muốn thuê người chăm sóc nhưng lương hưu thấp, chỉ đủ ăn uống thuốc nên không đủ tiền thuê người chăm. Cuối cùng, người dì đã bán nhà và nhờ cháu trai gửi bà vào viện dưỡng lão.

59 tuổi, sau khi nghỉ hưu, tôi nhận ra thực tế 'đau lòng': Dù có tiền hay không, con cái hiếu thảo hay không thì khi già cả đều giống nhau 1 điều - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.

Người già có tiền và có con cũng gặp khó khăn, vất vả

Vợ của bác tôi là giám đốc một doanh nghiệp nhà nước đã nghỉ hưu, có 3 người con thành đạt nhưng đều sống ở nước ngoài. Sau khi bác trai đi, bác gái được một một người cháu đón về chăm sóc, với điều kiện căn hộ 3 phòng ngủ của bác gái phải được sang nhượng cho người cháu.

Trong những năm đầu tiên, gia đình cháu trai của bác gái rất tốt với bác và thường xuyên đưa bác đi du lịch. Khi bác già hơn, không thể tự chăm sóc bản thân được nữ, người cháu này không hỏi ý kiến 3 đứa con của bác mà tự mình đưa ra quyết định và gửi bác đến viện dưỡng lão ở ngoại ô thành phố. Trong vòng nửa năm, bác gái ra đi, ba đứa con ở nước ngoài không ai trở về được vì dịch bệnh. Một người bác giàu có như vậy cũng không thoát khỏi bi kịch phải sống một mình trong viện dưỡng lão, không có người thân bên cạnh.

59 tuổi, sau khi nghỉ hưu, tôi nhận ra thực tế 'đau lòng': Dù có tiền hay không, con cái hiếu thảo hay không thì khi già cả đều giống nhau 1 điều - Ảnh 3.
Ảnh minh họa.

Tôi có một đồng nghiệp vừa nghỉ hưu. Một ngày nọ, khi đang trò chuyện, một đồng nghiệp kể lại rằng, cô ấy sợ nhất là những cuộc điện thoại vào lúc nửa đêm, cô luôn lo lắng rằng bố mẹ mình không được khỏe. Vì bố mẹ chồng vốn đã cần cô chăm sóc, và nếu bố mẹ đẻ cũng cần chăm sóc thì cô sẽ không thể làm gì khác ngoài việc bàn bạc để thuê người chăm sóc.

Nhìn thấy hoàn cảnh hiện tại của các đồng nghiệp, tôi cũng đã nghĩ đến tương lai của mình trong những năm về già.

“Nuôi con để dưỡng già” nghe là một câu đơn giản nhưng thật ra lại là mục tiêu của nhiều người. Trước đây, có nhiều người con sẵn sàng hy sinh những điều vì bản thân để ở bên chăm sóc cha mẹ. Tôi có một đứa con, áp lực cuộc sống cũng lớn, không thể nào bắt đứa con phải từ bỏ công việc để ở nhà chăm sóc bố mẹ full-time.

Suy cho cùng, tuổi già không có ai là dễ dàng, dù có tiền hay không, có con hay không, mọi người đều có những khó khăn cần phải đối diện. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta cũng nên tự chuẩn bị cho tuổi già của mình.

Dù bạn có nhiều tiền đến đâu, bạn cũng không thể mua được một cơ thể khỏe mạnh, tự do, cũng không thể mua được những tiếng cười và niềm vui trong ngôi nhà, và càng không thể quay trở lại quá khứ.

Điều chúng ta có thể làm, chỉ là khi còn khỏe mạnh, chúng ta nên chăm sóc bản thân, tập thể dục thường xuyên. Giữ cho chế độ ăn uống và giấc ngủ điều độ, cố gắng sống một cuộc sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân.

Đừng sợ mình sẽ già đi và đừng quá nuông chiều bản thân. Hãy bình tĩnh đối mặt với cuộc sống và rèn luyện, chăm sóc, yêu thương bản thân thật tốt.

Theo: Toutiao

Tags:
Hành trình tìm về cội nguồn của chàng Việt kiều Mỹ

Hành trình tìm về cội nguồn của chàng Việt kiều Mỹ

Lần đầu hiểu ý nghĩa tên mình là "luôn tiến lên", Daniel Nguyễn Hoài Tiến nhận ra ngày tìm về quê hương không xa.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất