6 loại thực phẩm 'kiêng kị' nấu lại, rất nhiều gia đình đang mắc phải sai lầm này
Thói quen hâm nóng lại đồ ăn đang khá phổ biến trong các gia đình hiện nay. Rất nhiều người cất trữ thực phẩm thừa vào tủ lạnh đề hâm nóng dùng lại trong ngày hôm sau để tránh lãng phí đồ ăn.
10:00 24/08/2018
Hâm nóng, đun lại thức ăn là thói quen của nhiều gia đình, nhưng không phải thực phẩm nào, món ăn nào cũng nên nấu lại để ăn bởi nó ẩn chứa nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Thói quen hâm nóng lại đồ ăn đang khá phổ biến trong các gia đình hiện nay. Rất nhiều người cất trữ thực phẩm thừa vào tủ lạnh đề hâm nóng dùng lại trong ngày hôm sau để tránh lãng phí đồ ăn.
Tuy nhiên với một số món, việc hâm đi hâm lại những thực phẩm này sẽ khiến chúng biến chất, không những không còn bổ dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
Hãy ghi nhớ và đừng bao giờ đun lại các món ăn dưới đây để tránh những tổn hại cho sức khỏe của chính bạn và gia đình của mình.
1. Rau củ có hàm lượng Nitrat cao
Một số loại rau củ có hàm lượng nitrat cao như cần tây, cải bó xôi, củ cải đường, chúng ta cần tránh đun nóng hay nấu lại những thực phẩm này.
Nguyên nhân là bởi trong quá trình nấu lại, nhiệt có thể làm cho nitrat trong rau củ biến thành độc tố nitrit, sau đó thành nitrosamine, giải phóng các đặc tính gây ung thư gây hại cho sức khỏe.
2. Nấm
Nấm là món ăn ngon, bổ dưỡng và tất nhiên bạn nên nấu vừa đủ cho một bữa, tránh để thừa và hâm nóng ăn lại trong bữa sau.
Theo Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu, nấm chứa nguồn protein và khoáng chất dồi dào nhưng cũng dễ dàng bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật.
Nếu nấm không được bảo quản đúng cách, nấm cũng dễ bị mất chất. Khi bị hâm nóng lại, các phân tử protein trong nấm cũng sẽ bị phá vỡ khiến cho bạn bị đau bụng, hệ tiêu hóa khó chịu.
3. Trứng
Trứng là một trong những loại thức ăn thừa không bao giờ được hâm nóng sau khi đã nấu chín. Trong trứng có chứa hàm lượng protein cao, tuy nhiên, trứng đã nấu chín có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe khi tiếp xúc với nhiệt thêm một lần nữa.
Trứng sau khi nấu chín bằng cách luộc, hấp và rán sẽ có lượng canxi, chất dinh dưỡng, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng khác nhưng khi tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, thì các chất có trong trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể.
4. Khoai tây
Khoai tây là món ăn khá hấp dẫn, được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nấu quá nhiều mà chỉ nên nấu đủ cho 1 bữa và ăn hết.
Nếu bạn không ăn hết khoai tây trong một bữa, bạn có thể bảo quản chúng cho ngày hôm sau bằng cách làm nguội khoai tây thật nhanh rồi cất vào tủ lạnh.
Khoai tây chứa hàm lượng các loại vitamin và kali dồi dào. Nhưng nếu chúng ta hâm nóng khoai tây một lần nữa thì không những không ngon mà còn tạo điều kiện cho một loại vi khuẩn có tên Botulism khiến người ăn bị ngộ độc.
5. Cơm nguội
Hâm nóng lại cơm để ăn trong bữa sau có lẽ là thói quen của phần đông các gia đình. Thế nhưng có một sự thật là bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn cơm được hâm lại.
Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA), gạo khi chưa nấu có thể chứa bào tử vi khuẩn và gây ngộ độc thực phẩm. Khi gạo được nấu chín thành cơm, bào tử vi khuẩn đó có thể vẫn sống sót.
Sau đó, quá trình để cơm ở nhiệt độ phòng sẽ giúp vi khuẩn sinh sôi, tạo ra chất độc gây nôn mửa hoặc tiêu chảy. Hâm nóng lại cơm cũng không có tác dụng loại bỏ những chất độc này.
6. Thịt gà
Thịt gà và thịt các loại gia cầm nói chung chứa một lượng lớn protein. Việc đun nóng lại sẽ khiến các protein này thay đổi và biến chất, gây rối loạn hệ tiêu hóa.
Tốt nhất là bạn hãy để món gà nguội ở nhiệt độ phòng sau đó ăn tiếp nếu còn thừa. Trường hợp muốn hâm nóng, bạn cũng nên lưu ý làm nóng đều thịt gà từ trong ra ngoài.
Thay đổi cách ngồi để giảm đau lưng
Thay đổi cách bạn ngồi có thể giúp bạn giảm đau lưng.