7 phút cao trào giữa vòng tranh luận tổng thống Mỹ cuối cùng
21:27 20/10/2016
Vòng 3 tranh luận tổng thống Mỹ, ông Trump, bà Clinton toàn nói chuyện “chính trị chính em”, không còn chăm chăm xỉa xói đời tư nhau như ở vòng 2. Nhưng cuộc tranh luận cuối cùng vẫn đầy cao trào chẳng thua truyền hình thực tế.
Nếu là một cuộc thi sắc đẹp, bà Clinton chắc chắn thắng áp đảo với nụ cười tươi rói thường trực. Còn đối thủ Trump cau có ra mặt trong rất nhiều tình huống.
Fox News điểm lại những pha cao trào nhất trong “sô” diễn chính trị bên nhau cuối cùng giữa 2 ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton tối 19.10 (giờ Mỹ, tức sáng 20.10 theo giờ VN).
1. Ông Trump nói tiếng Tây Ban Nha
Ông Trump từng dùng để nói những lời sốc nhất về người nhập cư trong suốt chiến dịch tranh cử, bảo họ nào là những kẻ hiếp dâm, những kẻ buôn lậu ma túy. Đã “đụng trần” rồi, ông không thể gây chú ý nhiều hơn khi tranh luận về đề tài này.
Nhà báo Chris Wallace của Fox News được nhiều lời khen ngợi sau “sô” cực kỳ khó nuốt tranh luận tổng thống cuối cùng.REUTERS
Vậy là ông vận một chiêu mới: chơi tiếng lóng, không phải tiếng Anh mà là tiếng Tây Ban Nha mới độc! Vào cuối đoạn tranh luận về đề tài nhập cư, tỉ phú Trump bất ngờ dùng từ “hombres” thay cho “men” (tiếng Anh). “Có nhiều gã tồi tệ (bad hombres) ở đây và chúng ta sẽ đuổi họ về nước”.
Ngay lập tức, mạng xã hội sôi hết lên với từ khóa “nóng”. “Bad hombres” lập tức trở thành trào lưu trên Twitter, xuất hiện 130.000 lần cả thảy chỉ tính trong khoảng thời gian ngắn ngủi khi cuộc tranh luận kết thúc.
Đến ban vận động tranh cử của bà Clinton cũng không cưỡng lại được trào lưu đó, lập tức nhảy vào mà viết trên Twitter: “Hombres à?”.
2. Khi tỏ lòng biết ơn
Một bí mật của bà Clinton đã bị “bật mí” trong vòng tranh luận tổng thống thứ 3. Người dẫn chương trình – nhà báo Chris Wallace của Fox News – “ép” bà Clinton phải nói về nội dung một phi vụ bà nói ra tiền (phát biểu được trả tiền) trước giới tài chính trước đây, ở thời điểm bà vừa hết làm ngoại trưởng Mỹ. Bà Clinton từng nhiều lần dứt khoát từ chối công bố nội dung bài phát biểu đó bất chấp rất nhiều sức ép suốt cuộc tranh cử tổng thống này.
Nhưng WikiLeaks đã làm lộ nó. Thế là giữa bá quan văn võ, nhà báo Wallace vặn cựu ngoại trưởng là sao bà lại nói: “Giấc mơ của tôi là một thị trường chung cho cả bán cầu với thương mại mở, biên giới mở”.
Điều gây chú ý nhất không đến từ câu trả lời của bà Clinton khi bị “làm khó” mà từ phản ứng rất buồn cười của . Rất hồn nhiên, ông ghé miệng sát micro mà bày tỏ lòng biết ơn với tay nhà báo: “Cảm ơn nhé!”
Còn bà Clinton, trong khi đối thủ Trump nhướng mắt và cười mỉa mai, bà bảo rằng lúc đó bà đang nói về năng lượng xuyên biên giới chứ không phải nhập cư trái phép.
3. Trẻ con rất thích bù nhìn!
Có lẽ đây là lần đầu tiên, bù nhìn có mặt trong vòng tranh luận tổng thống Mỹ. Hẳn rất nhiều trẻ con thích biểu tượng bù nhìn. Có lẽ đó là lý do đã hành xử na ná như các em.
Người có công đem bù nhìn vào chính trường rực sáng là bà Clinton. Bà chỉ trích mối quan hệ thân thiện giữa với đối thủ sừng sỏ của : Tổng thống Nga Vladimir Putin, bồi thêm một câu rằng mà làm tổng thống thì chỉ có nước làm bù nhìn của ông Putin mà thôi.
Không tài nào đợi được tới lượt nói của mình hay ít nhất là đối thủ nói hết câu, ông tỉ phú “nhảy bổ” vào ngay lập tức: “Không bù nhìn! Không bù nhìn! Bà bù nhìn thì có!”.
Ông Trump đón vợ lên sân khấu mà cười không muốn nổi sau khi cuộc tranh luận kết thúc.REUTERS
4. Gây cấn giữa cao trào
Rất sớm, khi phiên tranh luận chỉ mới bắt đầu, ông Trump đã có ngay một pha rất gay cấn khiến mọi tờ báo đều phải trích dẫn: “Nếu anh mà làm theo điều Hillary nói, thì cứ vào tháng thứ 9, anh có thể lôi đứa trẻ ra khỏi bào thai người mẹ, chẳng cần chờ tới lúc nó được sinh ra”. Đó là câu tấn công của ông Trump khi 2 ứng viên tranh luận về quyền phá thai.
Bà cựu ngoại trưởng từng chuyên nói những lời ngoại giao, hoa mỹ nay bảo rằng đối thủ toàn dùng những từ ngữ hoa mỹ sáo rỗng.
5. Đâu dễ vận được chiêu gậy ông đập lưng ông?
Không dễ gì bà Clinton “bỏ qua” những lời nói “bậy bạ” của ông Trump về chuyện phòng the, sàm sỡ phụ nữ. Đó là cơ hội tốt cho bà tiếp tục “dìm” đối thủ trong bối cảnh clip ông Trump bảo thích làm gì phụ nữ thì làm được tung ra ngay ở chặng đua nước rút này, kéo theo đó là làn sóng phụ nữ tố ông quấy rối tình dục.
Ai mà chẳng biết bà sẽ lôi ra nó ra đây, ngay giữa chính trường bàn chuyện đại sự quốc gia của nước Mỹ. Ông Trump cũng biết điều đó, đã chuẩn bị sẵn cho tình huống này, tố ngược lại là chiến dịch tranh cử của bà Clinton “đầy nhớp nhúa”, rằng chính bà đứng sau những lời dựng chuyện tố ông sàm sỡ.
Nhưng rõ ràng muốn vận chiêu gậy ông đập lưng ông thì phải vào hàng cao thủ võ lâm hay ít ra là có vũ khí xịn. Trong bối cảnh ông Trump chỉ mới tập tễnh vào chính trường, lại chẳng đưa ra được bằng chứng nào, lời tố ngược của ông mau chóng “bị gió cuốn đi”. Nhưng lời của bà Clinton thì sẽ văng vẳng bên tai lắm phụ nữ từ lâu đã “dị ứng” với những lời lẽ coi thường phái yếu của ông tỉ phú: “Donald nghĩ rằng xem thường phụ nữ sẽ làm ông ta mạnh lên”.
Cách đây 4 năm, Tổng thống Barack Obama (phải) và đối thủ Mitt Romney cùng cười thật tươi, bắt tay nhau thật chặt, cả 6 giây trước khi bước vào tranh luận tay đôi. REUTERS
6. Ông Trump thích cho thiên hạ “hồi hộp”
Trong vòng tranh luận tổng thống đầu tiên, hứa rằng dẫu kết quả bầu cử sắp tới có là thế nào thì ông cũng sẽ chấp nhận nó. Nhưng đêm qua ông đã đổi ý, bảo “tới đó rồi tính”. Tuyên bố của ông làm các chính trị gia phải té ngửa: “Tôi không tính toán bất kỳ điều gì vào giờ phút này, tới đó tôi sẽ tính. Những gì tôi đã chứng kiến tới giờ phút này là quá tệ”.
Tuyên bố “tới đó rồi tính” của một lần nữa đảo ngược lại hoàn toàn một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của nền dân chủ Mỹ: sự chuyển tiếp chính quyền trong yên ổn sau kỳ bầu cử.
Nhưng Trump cũng có công làm nhiều người phì cười: “Điều tôi có thể nói bây giờ là tôi chắc chắn sẽ cho quý vị biết. Tôi sẽ để cho quý vị phải hồi hộp, được không?”.
7. Nút thoát khẩn cấp của
Trong suốt kỳ tranh cử này, cứ mỗi lần gặp khó khăn, lại vịn tới một cái nút khẩn cấp để thoát: tố gian lận. Ngay cả chuyện “tới đó rồi tính” của ông cũng bóng gió tới chuyện ông sẽ tố gian lận: “Những gì tôi đã chứng kiến tới giờ phút này là quá tệ”.
Ở vòng tranh luận tổng thống này, 2 đối thủ vẫn cương quyết không bắt tay nhau, có chăng chỉ là bắt tay người dẫn chương trình.REUTERS
Bà Clinton không dễ gì bỏ qua cơ hội này: “Hễ cứ mỗi lần thấy có điều gì không theo ý mình là Donald bảo ông ta bị gian lận. FBI đã tiến hành cuộc điều tra suốt một năm ròng về vấn đề email của tôi. Họ kết luận không đề nghị truy tố. Ông ấy lập tức bảo là FBI gian lận. Ông ấy thua trong cuộc bỏ phiếu kín ở Iowa, ông ấy thua trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Wisconsin. Ông ấy bảo vòng bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa là gian lận chống lại ông ấy”.
Không những “hạ” đối thủ ở “chuyện đương thời”, bà Clinton còn chọc quê ông Trump đáng kể bằng cách “khai quật đồ cổ”, cũng đánh đúng vào “cái nút khẩn cấp” ấy. Bà moi chuyện xưa như sau: “Đại học Trump bị kiện vì gian lận và làm tiền phi pháp. Ông ấy tuyên bố hệ thống tòa án và thẩm phán liên bang là gian lận chống lại ông ấy. Rồi có lúc, khi chương trình truyền hình của ông ấy không đoạt giải Emmy cách đây 3 năm, ông ấy lên Twitter viết rằng giải Emmy đầy gian lận”.
Ông Trump không chống chế được mấy, trái lại vẫn còn tỏ rõ sự cay cú khi “chặn họng” bà Clinton mà nói rằng: “Lẽ ra tôi phải có (giải Emmy) nó rồi”.
Visa là trở ngại lớn nhất đối với du khách khi đi du lịch Mỹ. Bởi đất nước cờ hoa này được đánh giá là quốc gia khó xin visa nhất trên thế giới. Chỉ cần một chút sơ sẩy nhỏ trong hồ sơ là bạn sẽ bị đánh trượt ngay. Nhưng sẽ không là vấn đề khi bạn nắm rõ những yếu tố sau đây.
Tôi qua Mỹ với visa K1, từ lúc nộp hồ sơ cho đến lúc nhận visa là hơn 7 tháng. Sau đây là những gì mà tôi đã chuẩn bị và sắp xếp cho ngày phỏng vấn của mình:
Một trong những rào cản lớn nhất khi đi du lịch Mỹ là làm sao có được visa… vì mục đích du lịch thuần túy hoặc thăm bà con, anh em, bạn bè, tìm trường học cho con…
Một nam hành khách đã bất ngờ khi tiếp viên thông báo "không ai được dùng cả hai tay vịn khi ngồi trên máy bay", vì luôn nghĩ ghế giữa sẽ được hưởng đặc quyền này.
Bạn có thể nghĩ rằng nhiều thương hiệu mang tính biểu tượng của Mỹ vẫn hoàn toàn thuộc sở hữu của người Mỹ. Nhưng đằng sau những logo quen thuộc, bức tranh sở hữu đã âm thầm thay đổi đáng kể.
Xung đột Nga-Ukraine chưa kết thúc và tình hình an ninh ở châu Âu vẫn căng thẳng. Liên minh châu Âu thúc đẩy kế hoạch mới, khuyến nghị công dân 27 quốc gia thành viên chuẩn bị cho chiến tranh và thiên tai, tích trữ 'bộ dụng cụ sinh tồn 72 giờ'.
Theo Newsweek, gần đây, hai công dân Đức đã bị cơ quan chức năng của Mỹ, khám xét, tạm giữ và trục xuất sau khi đến bang Hawaii du lịch mà không đặt trước phòng khách sạn.
Trong bức thư gửi Tổng Bí thư Lê Duẩn vào tháng 3/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về kế hoạch "làm công trên một chiếc tàu thủy" để vượt biển vào thăm đồng bào, chiến sĩ miền Nam.