7 vấn đề đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là gì?

Các quan chức Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại vào ngày 7/1, với kỳ vọng đạt được thỏa thuận sau 90 ngày “hòa hoãn” giữa Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

22:30 08/01/2019

Tham vấn thương mại Mỹ – Trung sẽ do quan chức cấp trung đàm phán, có lẽ sẽ không có đột phá lớn, nhưng vẫn rất quan trọng bởi nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể đạt được thỏa thuận, cuộc chiến thuế quan giữa hai bên sẽ tiếp tục diễn ra vào tháng 3, theo Bloomberg.

SCMP cho hay, Tổng thống Trump có thể sẽ hội ngộ Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (WEF) tại Thụy Sĩ, Washington và Bắc Kinh dự kiến sẽ tổ chức nhiều cuộc tham vấn cấp cao hơn vào cuối tháng này, theo SCMP.

Bloomberg nhận định, trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có 7 vấn đề cần đàm phán như sau:

1. Quyền sở hữu trí tuệ

Một trong những vấn đề khó giải quyết nhất đó là Washington cáo buộc Bắc Kinh đã ép buộc các công ty Hoa Kỳ chia sẻ các bí quyết công nghệ nhạy cảm, và lên án Trung Quốc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề quan trọng này quyết định sự thành bại của các cuộc đàm phán.

Sau khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau ở Argentina, Washington nói rằng cuộc tham vấn kéo dài 90 ngày sẽ tập trung vào việc “thay đổi cấu trúc” của Trung Quốc, liên quan đến việc Trung Quốc xử lý chuyển giao công nghệ; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; và trộm cắp dữ liệu trực tuyến; và các vấn đề khác.

Trung Quốc đã công bố một loạt các hình phạt, một khi phát hiện việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ; việc các công ty Trung Quốc vay mượn vốn và chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tài chính sẽ bị hạn chế.

Trung Quốc cũng đang soạn thảo một dự luật để tránh cưỡng chế chuyển giao công nghệ, nhưng đối với Trung Quốc mà nói, chi tiết dự luật và việc Trung Quốc có thực thi theo luật hay không mới quan trọng.

2. Huawei và mạng 5G

Hoa Kỳ và các nước đồng minh cáo buộc Huawei tiếp nhận các chỉ thị của chính phủ Trung Quốc về hoạt động gián điệp, nhưng nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc Huawei luôn phủ nhận điều đó.

Huawei dồn toàn lực để phát triển công nghệ 5G và có 10% bằng sáng chế cơ bản toàn cầu. Tuy nhiên, kế hoạch của Huawei đã bị thất bại, chính phủ Hoa Kỳ đã cấm các nhân viên chính phủ sử dụng sản phẩm Huawei và khuyến khích các nước khác cũng làm như thế.

Chính quyền Bắc Kinh cũng đã yêu cầu Canada trả tự do cho giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu. Bà Mạnh được cho là có liên quan đến gian lận tài chính và chính phủ Canada đã bắt giữ cô theo yêu cầu của Hoa Kỳ.

3. Dự án Made in China 2025

Dự án “Made in China 2025” có trụ sở tại Bắc Kinh nhằm biến Trung Quốc thành một cường quốc sản xuất tiên tiến, nhắm đến 10 ngành công nghiệp chủ chốt trong tương lai bao gồm: robot, xe hơi năng lượng mới và tiết kiệm năng lượng cùng công nghệ sinh học v.v.

Tuy nhiên tham vọng này đã khiến Nhà Trắng lo ngại, với những cáo buộc Trung Quốc dùng lực lượng nhà nước để can thiệp và vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có thể tạo thành sự cạnh tranh không lành mạnh cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc và khoá chắc vào nhiều ngành công nghiệp trong dự án 2025 của Trung Quốc.

Trung Quốc coi kế hoạch này là cần thiết để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế dài hạn.

Tháng trước, các chuyên gia kinh tế dự đoán rằng, để kết thúc cuộc chiến thương mại, Trung Quốc có thể sẵn sàng sửa đổi kế hoạch này và thậm chí trì hoãn một phần nội dung trong 10 năm.

4. Năng lượng

Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đã phá hủy những thoả thuận năng lượng: Khi Mỹ dần trở thành nhà xuất khẩu dầu khí và khí thiên nhiên lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng đã trở thành quốc gia nhập khẩu dầu khí và khí thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Một khi Trung Quốc dỡ bỏ thuế quan đối với khí thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ thì hai bên mới có thể tiếp tục giao dịch. Nhưng mối quan tâm lớn và lâu dài hơn của ngành năng lượng là khôi phục sự tín nhiệm và thuyết phục các công ty Trung Quốc đầu tư hàng tỷ đô la vào kế hoạch xuất khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng của Mỹ trong tương lai.

5. Nhập khẩu nông sản

Các nhà đầu tư đang theo dõi liệu Trung Quốc có dỡ bỏ thuế quan trả đũa đối với hàng nhập khẩu nông sản của Mỹ hay không, bao gồm đậu nành, bắp ngô, bông, ngũ cốc và thịt heo. Đây là những nông sản thiết yếu đối với các ngành chăn nuôi ở Trung Quốc, đặc biệt là ngành chăn nuôi heo.

Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thịt heo lớn trên thế giới, thịt nạc ở heo được tổng hợp từ protein mà đậu nành là thành phần chủ yếu trong thức ăn gia súc. Dù Trung Quốc đã sang Brazin, Argentina để nhập khẩu đậu nành nhưng vẫn không thể bù đắp số lượng đã thiếu hụt, khiến giá đậu nành tăng cao ở Trung Quốc do cung không đủ cầu.

6. Thuế quan đối với xe hơi

Sau khi đánh thuế trả đũa 25% đối với ô tô nhập khẩu tại Hoa Kỳ, Trung Quốc đã tạm thời đình chỉ mức thuế này từ ngày 1/1 để giảm bớt căng thẳng thương mại giữa hai nước.

Đối với tất cả các nhà sản xuất ô tô Hoa Kỳ có thị trường tại Trung Quốc, không có nhà sản xuất nào tránh khỏi thuế quan Trung Quốc, bao gồm Tesla, BMW và Daimler AG.

Tính đến tháng 11 năm ngoái, doanh số bán xe tại Trung Quốc của họ đã giảm 6 tháng liên tiếp.

7. Tiếp cận thị trường ngân hàng

Trung Quốc đã cam kết sẽ gia tăng sự gia nhập của các tổ chức tài chính nước ngoài vào thị trường Trung Quốc đại lục.

Vào tháng 11 năm ngoái, Tập đoàn Ngân hàng Thuỵ Sĩ (UBS AG) đã được Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc chấp thuận, có được hơn 50 % cổ phần trong một ngân hàng liên doanh ở Trung Quốc, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên có quyền kiểm soát cổ phần sau khi Trung Quốc thực hiện các quy định mới.

Bloomberg Economics ước tính, các ngân hàng nước ngoài và các công ty chứng khoán có thể kiếm được hơn 32 tỷ đô la mỗi năm tại Trung Quốc trước năm 2030, bất kể suy thoái kinh tế hay biến động kinh tế lớn.

Khuê Tâm

Tags:
Loài cây bị Mỹ xem là “sát thủ sinh thái” nhưng lại quý như nhân sâm ở TQ

Loài cây bị Mỹ xem là “sát thủ sinh thái” nhưng lại quý như nhân sâm ở TQ

Cây trồng xâm lấn là vấn đề thường gặp trên toàn thế giới, hiện nay có rất nhiều quốc gia cấm mang theo hạt giống hoặc cây non từ nước ngoài về trồng, điều này nhằm ngăn chặn xảy ra việc cây trồng xâm lấn gây phá hoại môi trường sinh thái.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất