72 tuổi, lấy vợ mới được 2 năm, tôi ‘bật ngửa’: Đưa hết tiền cho vợ giữ, khi ốm đau nhập viện nhận ra sự thật bẽ bàng
Sau khi phát hiện sự thật này, tôi bỗng cảm thấy thất vọng với cuộc hôn nhân lần thứ hai.
22:03 30/07/2024
Bài viết về câu chuyện của ông Trương được đăng tải trên trên MXH Toutiao (Trung Quốc) thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.
***
Tôi tên là Trương Quốc Cường, năm nay tôi 72 tuổi. Bốn năm trước, sau khi người vợ đầu tiên của tôi qua đời, tôi sống một mình tại thành phố lớn. Các con đều bận rộn với cuộc sống riêng nên tôi ít khi gặp mặt con cái. Dù tôi có lương hưu nhưng việc sống một mình khiến tôi không tránh khỏi sự cô đơn. Vì vậy, tôi quyết định tìm một người bạn đời để cùng chung sống.
Hai năm trước, qua sự giới thiệu của một người bạn, tôi đi xem mắt và gặp được Lý Mai. Bà ấy kém tôi 5 tuổi, từng là giáo viên trước khi nghỉ hưu. Tại buổi gặp mặt, chúng tôi trò chuyện vui vẻ và cảm thấy rất hợp nhau. Do đó, sau một thời gian tìm hiểu và thử sống cùng nhau, chúng tôi quyết định về chung một nhà.
Để tránh những rắc rối về sau, chúng tôi đã thống nhất rằng Lý Mai sẽ giữ lương hưu của tôi hàng tháng. Đồng thời, bà ấy cũng sẽ lo chi phí sinh hoạt và các khoản chi tiêu khác của gia đình. Lý Mai nói điều này sẽ giúp chúng tôi quản lý cuộc sống tốt hơn. Tôi thấy ý kiến này của Lý Mai hợp lý nên đã đồng ý.
Ban đầu, mọi việc diễn ra rất suôn sẻ, vợ chồng tôi sống với nhau rất hòa thuận. Lý Mai sắp xếp, quản lý nhà cửa vô cùng ổn thỏa. Bà ấy thích làm việc nhà và đọc sách. Thỉnh thoảng, chúng tôi sẽ cùng nhau mua sắm ở siêu thị và đi dạo ở công viên vào cuối tuần. Lúc này, tôi cảm thấy thật trọn vẹn và bình yên.
Tuy nhiên, sau thời gian dài chung sống cùng vợ mới, tôi dần phát hiện ra một số vấn đề. Lý Mai quản lý tiền bạc rất nghiêm ngặt, thậm chí có phần cực đoan. Mỗi lần tôi muốn mua cái gì mình thích, bà ấy đều khuyên can tôi rằng những thứ đó mua về chỉ phí tiền, không thiết thực.
Niềm hạnh phúc giả dối
Cách đây không lâu, tôi đã đồng ý tham gia buổi họp lớp thông qua lời mời của một người bạn học cũ. Mọi người đã trò chuyện vui vẻ trong bữa tiệc, nhưng tôi chỉ biết im lặng và không ngừng nghĩ về lời dặn phải tiết kiệm tiền của Lý Mai.
Thậm chí, tôi còn hơi ngần ngại khi mời bạn bè đi uống một tách cà phê. Vừa về tới nhà, Lý Mai đã ngay lập tức tra hỏi tôi về chi phí của bữa tiệc. Sau khi nghe tôi trình bày mọi chi phí của bữa tiệc, bà ấy tỏ ra khó chịu, trách móc tôi vài câu nhưng cũng miễn cưỡng chấp nhận.
Chuyện này xảy ra thường xuyên khiến tôi bắt đầu cảm thấy hơi bất mãn. Tuy nhiên, vì sự hòa thuận trong gia đình, tôi nhẫn nhịn chịu đựng và không tranh cãi. Cho đến một tháng trước, tôi đột nhiên cảm thấy không khỏe nên đi khám và bác sĩ chẩn đoán cần nhập viện.
Sau khi nhập viện, Lý Mai hàng ngày đều đến chăm sóc, trò chuyện cùng tôi. Sự quan tâm của bà ấy khiến tôi cảm thấy ấm áp đôi chút. Tuy nhiên, khi thời gian nằm viện kéo dài, tôi dần phát hiện có điều gì đó không ổn. Một ngày nọ, bác sĩ đến giường thăm khám và nói rằng tôi cần phải trả thêm chi phí điều trị.
Nghe thấy vậy, Lý Mai có hơi do dự nhưng cuối cùng vẫn miễn cưỡng đồng ý. Vài ngày sau, bác sĩ lại tới và nói rằng tôi chưa thanh toán đủ viện phí. Lần này, thái độ của Lý Mai có phần lạnh lùng, thậm chí bà ấy bắt đầu phàn nàn: "Lương hưu của chúng ta không nhiều, ông phải nhập viện như thế này thì quá đắt."
Nghe những lời của bà ấy, tôi thấy buồn trong lòng. Lương hưu của tôi không phải ít. Trước khi kết hôn với Lý Mai, lương hưu của tôi không chỉ trả được hết sinh hoạt phí mà còn dư thêm một khoản tiền khá nhiều. Bên cạnh đó, Lý Mai cũng có lương hưu riêng, tháng nào bà ấy cũng quản lý chi tiêu chặt chẽ nhưng luôn than vãn không đủ chi trả các khoản phí.
Bất chợt, tôi nhận ra rằng việc Lý Mai quản lý tiền bạc không phải vì tương laichung của chúng tôi mà vì lợi ích của chính bà ấy. Tới thời khắc này, tôi mới biết sự quan tâm của bà ấy dành cho tôi chỉ là bề ngoài, vốn dĩ cuộc hôn nhân này chỉ có tôi dành ra hết tâm can.
Sau một thời gian, tình trạng bệnh của tôi dần được cải thiện, bác sĩ nói tôi có thể xuất viện. Về tới nhà, tôi cảm thấy bầu không khí có phần căng thẳng. Thái độ của Lý Mai cũng trở nên lạnh lùng, thậm chí có chút tránh né tôi.
Những ngày tháng sau đó, chúng tôi không còn nói chuyện hay tâm sự với nhau, sự im lặng trong nhà đối với tôi giống như cực hình. Một hôm, tôi tình cờ nghe được cuộc điện thoại của Lý Mai với một người bạn. Qua điện thoại, bà ấy chia sẻ như thể tôi chẳng sống được bao lâu: "Sức khỏe của chồng tôi ngày càng tệ. Tiền thuốc thang, viện phí khiến tôi đau đầu. Sống cùng một người đàn ông 'gần đất, xa trời' khiến tôi cảm thấy phát ngán".
Nghe được những lời này, tôi cảm thấy vô cùng buồn bã và thất vọng. Tôi chợt nhận thấy cuộc hôn nhân thứ hai chẳng khác nào một cuộc giao dịch. Khi lợi ích bị đe dọa, cuộc hôn nhân bỗng trở nên vô giá trị. Đêm đó, tôi quyết định nói chuyện với Lý Mai: "Chúng ta đã ở bên nhau được 2 năm. Cảm ơn bà đã quan tâm đến tôi. Nhưng tôi cảm thấy mối quan hệ giữa chúng ta đã không còn được tốt đẹp như trước. Vì vậy, chúng ta hãy ly hôn!".
Nghe vậy, Lý Mai sửng sốt một chút rồi cười khẩy: "Tôi cũng sớm muốn ly hôn từ lâu, chẳng. Giờ chúng ta coi như giải thoát cho nhau".
Tôi dần biết cách tận hưởng cuộc sống
Ngày hôm sau, Lý Mai thu dọn đồ đạc và rời khỏi nhà. Nhìn bà ấy rời đi, tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Những ngày tháng sống một mình lại bắt đầu, dù có chút cô đơn nhưng tôi lại cảm nhận được sự tự do đã mất từ lâu. Giờ đây, tôi lại được giữ lương hưu và chi tiêu sinh hoạt phí một cách hợp lý.
Tuy nhiên, sống một mình không hề đơn giản như tưởng tượng. Do tuổi tác, thể trạng không ổn định khiến tôi thường thấy mệt mỏi. Một ngày nọ, tôi đột ngột ngất xỉu ở nhà. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trên giường bệnh. Bác sĩ nói với tôi rằng chính người hàng xóm đã gọi điện thoại cấp cứu và đưa tôi đến bệnh viện.
Lần nhập viện này khiến tôi nhận ra rằng sống một mình thực sự rất khó khăn, tuy nhiên tôi cũng không còn cách nào khác. Con trai cũng khuyên tôi dọn tới nhà các con sống chung nhưng tôi nhất quyết không đồng ý. Tôi lo ngại rằng bản thân sẽ làm phiền tới các con. Cuối cùng, con trai và con dâu cũng tôn trọng quyết định của tôi, giúp tôi đóng gói hành lý để xuất viện về nhà. Đồng thời, các con cũng đề nghị thuê bảo mẫu tới chăm sóc. =
Ít hôm sau, =bảo mẫu đã tới, chúng tôi trò chuyện thân thiết và sống với nhau hòa hợp. Bảo mẫu thường chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống hạnh phúc tuổi già với chồng và các con khiến tôi không khỏi ngưỡng mộ. Dù vậy, do ám ảnh về cuộc hôn nhân thất bại với Lý Mai, tôi quyết định sẽ không kết hôn nữa.
Để bớt nhàm chán, tôi bắt đầu tham gia các hoạt động dành cho người cao tuổi và gặp gỡ một số người bạn mới. Chúng tôi trò chuyện, chơi cờ, tập thể dục. Ngoài ra, tôi bắt đầu học cách tận hưởng cuộc sống. Tôi đi học tại các lớp dạy vẽ, trồng hoa, làm bánh,...
Nhìn lại những trải nghiệm của mình, tôi cảm thấy vô cùng xúc động và hài lòng. Dù cuộc sống còn nhiều thử thách, khó khăn nhưng tôi đã dần học được cách đối mặt và vượt qua những điều tiêu cực. Bên cạnh đó, trong quá trình này, mỗi trải nghiệm đều khiến tôi cảm thấy tự tin và tràn đầy sức sống.
Theo Toutiao
Sự khác biệt giữa vạch kẻ đường vàng và vạch kẻ đường trắng là gì?
Vạch kẻ đường vàng và vạch kẻ đường trắng người lái xe thường nhìn thấy trên đường. Những đường này không được vẽ ngẫu nhiên và chúng đều có chức năng riêng mà không phải ai cũng nắm rõ.