72 tuổi tôi có vài trăm triệu tiền gửi nhưng vẫn sống một tuổi già buồn phiền vì đã làm 3 điều sai lầm này khi còn trẻ
Làm sao người ta có thể hạnh phúc khi về già?
15:10 18/06/2023
Khi nói đến chủ đề này, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ thế này: khi về già nếu có tiền chắc chắn muốn gì sẽ được nấy.
Sự dư dả về vật chất và sự tự do về kinh tế thực sự sẽ tạo điều kiện để chúng ta có một cuộc sống hoàn toàn tốt đẹp hơn. Con người cho rằng hạnh phúc dựa hoàn toàn vào vật chất, không nhất thiết phải dựa vào tinh thần. Vì vậy, khi về già, càng giàu thì càng sung sướng, nhưng để đạt được hạnh phúc về già, đòi hỏi mỗi chúng ta phải lên kế hoạch và xoay xở từng bước ngay từ lúc còn trẻ thì sau này mới được hưởng.
Có một câu chuyện của bác Hạnh 72 tuổi vừa chia sẻ lên, đang được quan tâm gần đây. Bác cũng là người già, khi trong tay nắm giữ khoản tài sản lên đến 1 tỷ đồng và hơn 5 triệu lương hưu mỗi tháng. Bác ấy sống trong một căn nhà rộng, có người giúp việc, nuôi cả thú cưng, trồng rất nhiều loại cây giá trị, đồ dùng, nội thất cũng thuộc hạng đắt tiền. Quả thực có rất nhiều người ghen tị, họ ghen tị với cuộc sống giàu sang thế này chứ không phải ghen tị với một ông già như bác.
Bởi vì mặc dù bác giàu có nhưng lại cô đơn, không người thân bên cạnh, chỉ duy nhất người giúp việc. Trong những dịp Lễ, khi các gia đình khác đang sum vầy, hạnh phúc thì căn nhà của bác vắng lặng bóng người.
Tại sao bác có nhiều tiền và cuộc sống chất lượng cao như vậy, lại có một cuộc sống khốn khó? Thực tế, bác đã nhận thức được rằng tất cả là do bác ấy đã làm sai ba điều dưới đây lúc còn trẻ:
1. Không quản lý tốt gia đình dẫn đến tan vỡ
Bác là người thành phố và rất nổi tiếng vì độ giàu có của mình. Ngay từ những ngày tháng còn trẻ, bác ấy đã gác việc hôn nhân để chăm chỉ kiếm tiền. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủ, bác đã trở thành người có cuộc sống giàu sang.
Và một người đàn ông như vậy được rất nhiều người phụ nữ yêu thích. Nếu người nào lấy được người đàn ông có điều kiện như vậy quả thực là điều may mắn.
Rồi đến một ngày bác gặp vợ của mình tên là Hoa. Lúc đó cho dù vợ bác chỉ mới 22 tuổi nhưng không ngại việc kết hôn với một người đã ngoài 30 như bác. Thời gian đầu, cuộc sống của hai vợ chồng bác rất hạnh phúc. Hàng ngày bác Hạnh đi làm, còn bác Hoa ở nhà chăm con cái và lo việc nhà.
Tuy nhiên, chính vì kết hôn với người hoàn hảo như vậy mà vợ bác đã phải chịu đựng rất nhiều hờn tủi. Mặc dù nhiều người bảo rằng kết hôn với bác sẽ không còn phải lo cơm ăn, áo mặc, cuộc sống lúc nào cũng vui vẻ và đầy đủ. Nhưng đối với vợ bác thì không thế. Hàng ngày vợ bác chỉ quẩn quanh con cái, chăm lo nhà cửa và chăm sóc chồng. Còn bác Hạnh thì luôn bận rộn với công việc bên ngoài, ít quan tâm đến vợ hơn. Sau khi vợ bác sinh được một trai và một gái, hai vợ chồng bác cũng từ đó ngủ phòng riêng.
Một số người nói rằng phụ nữ không thể nào tham lam, vừa bắt chồng phải kiếm tiền, lại bắt chồng phải quan tâm được. Chỉ được chọn một trong hai, một là kết hôn với người nghèo khó nhưng có tình yêu, hai là kết hôn với người giàu có nhưng không có tình yêu.
Vợ của bác nghĩ rằng cô ấy kết hôn vì tiền, nhưng cô ấy không có được cuộc sống tốt đẹp.
Bởi khi còn trẻ, bác Hạnh là người chỉ có tiền trong mắt, không hề có chút tình cảm nào. Đối xử với vợ cũng lạnh lùng, băng giá. Một mình vợ bác đã quán xuyến gia đình cực khổ. Khi bố mẹ chồng ốm đau, một mình gánh vác, một mình lo toan mọi việc. Nhưng bác Hạnh làm ngơ, có một người vợ tốt như vậy đáng lẽ phải được trân trọng và yêu thương mới phải. Bác ngày nào cũng bận đi làm kiếm tiền, vừa về đến nhà là bắt vợ phục vụ từ A đến Z.
Vợ bác ốm, bác cũng không quan tâm. Đến năm thứ mười hai kết hôn, vợ bác mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng bác chỉ đưa tiền để vợ tự đi khám bệnh. Cũng không quan tâm đến việc bệnh gì, có nghiêm trọng hay không, không hề hỏi thăm lấy một câu.
Khi ốm, vợ bác muốn bác về sớm phụ giúp việc nhà, nhưng bác Hạnh lại cảm thấy là vợ mình đang giả dối. Bác không đồng ý mà còn mắng chửi vợ. Khi đó, bác chỉ nghĩ rằng mình kiếm ra tiền thì vợ phải phục vụ, hầu hạ vô điều kiện.
Không những thế, khi bác có được tiền và quyền lực, bác bắt đầu ăn chơi, đàn đúm ở khắp nơi. Thường xuyên không về nhà. Tất cả mọi việc trong gia đình đều để một mình vợ gánh vác. Cuối cùng, vì không chịu được nữa, vợ bác đã quyết định ly hôn sau 8 năm chung sống. Bà nhận nuôi đứa con gái lớn, còn để lại đứa con trai cho chồng.
Bác Hạnh vẫn không biết đúng sai, còn nghĩ rằng “cái cũ không đi, cái mới không tới”, với điều kiện tốt như vậy, chắc chắn có rất nhiều người muốn làm vợ còn chẳng được. Có khi vợ đi rồi, người khác tốt hơn sẽ tới.
2. Không chú ý đến sức khỏe thể chất và mắc bệnh hiểm nghèo
Sau ly hôn, bác Hạnh không tái hôn, bác cảm thấy ở một mình vẫn rất tốt, đi đâu, làm gì chẳng ai quan tâm.
Không có vợ cằn nhằn, bác sống một cuộc sống chìm đắm trong chơi bời mỗi ngày. Ngoài bữa ăn ở cơ quan, hầu như những bữa khác đều rủ bạn uống rượu, ca hát, nhảy múa,…
Con trai thấy thế liền can ngăn, người thân bạn bè cũng khuyên bác nên giữ sức khỏe. Nhưng lúc đó, bác không hề để vào tai. Bác nghĩ rằng đã làm chăm chỉ để kiếm tiền, giờ có tiền rồi chẳng nhẽ lại không được sử dụng theo ý thích. Dù ốm đau cũng có tiền đi khám, chẳng lo lắng chuyện gì.
Vì con trái nói nhiều, bác đã bỏ tiền ra mua cho con một dãy phòng trọ, đồng thời gián tiếp đuổi con trai ra ngoài đó sống. Để hàng ngày không gây ảnh hưởng đến bác.
Không ngờ, năm 48 tuổi, bác mắc phải bệnh tiểu đường, lúc đầu còn nhẹ uống thuốc còn thuyên giảm. Nhưng do không để ý đến cơ thể, không nghỉ ngơi và không kiêng khem. Thành ra trong vòng 5 năm, hết uống thuốc chuyển sang tiêm, vẫn không thể khỏi. Vì lý do sức khỏe, bác không còn cách khác là phải nghỉ hưu ở tuổi 55, nghỉ ngơi tại nhà để hồi phục sức khỏe.
3. Không giúp đỡ con cái tốt thì tình cảm cũng tiêu tan
Sau khi nghỉ hưu, con của bác cũng lập gia đình và tự lập nghiệp. Tuy rằng, bác không quan tâm đến con cái nhưng các con vẫn rất hiếu thảo với bác. Nhất là khi thấy bác bị bệnh, con bác rất quan tâm và lo lắng.
Con trai sống ở gần, hầu như tuần nào cũng đưa vợ con đến thăm bác. Mỗi lần đến là sẽ ở lại hai ba ngày để chăm sóc. Còn dọn dẹp nhà cửa cho bác, nấu cơm ngon ba bữa một ngày.
Khi con gái lớn của bác đi làm ở thành phố xa, thỉnh thoảng hay gửi một số đặc sản cho bác. Những dịp Lễ, cô con gái cũng đến thăm.
Tuy nhiên, bác Hạnh có tính tình rất lạ. Bác luôn có một thái độ ích kỷ với những đứa con của mình.
Đó là lần con trai của bác muốn chuyển nhà để con trai anh ấy có thể học ổn định, ngỏ ý mượn bác khoản tiền 200 triệu. Nhưng bác Hạnh, tuy rằng có đủ tiền nhưng lại từ chối còn nói:
“Tiền này là tiết tiết kiệm của bố lo cho sau này, làm sao bố có thể cho con mượn như vậy được. Hơn nữa, con còn trẻ, còn sức khỏe, con có thể làm nhiều việc để kiếm thêm tiền. Nếu không có tiền, đừng đổi nhà, học ở đâu chẳng là học”.
Khi nghe những lời này, cậu con trai rất tức giận, con trai cảm thấy bác không xứng đáng làm bố mình. Những người bố người mẹ khác sẽ hi sinh cho con cháu, nhưng nhìn lại bố cậu, thậm chí còn không cho vay tiền. Sau đó, nảy sinh thêm một số mâu thuẫn, nên người con trai dần cắt đứt liên lạc với bác.
Con gái cũng vậy, vì mẹ chồng ốm, cần tiền gấp nên cũng đã mượn bác để lo trước. Nhưng bác lại cảm thấy con gái của mình không còn là ruột thịt nữa, vì con gái đã ở với vợ cũ. Vì vậy bác một mực từ chối và bảo đi tìm vợ cũ. Khi nhìn ra con người bác ích kỷ, con gái cũng không còn hiếu thảo nữa.
Thấy các con rời xa mình như vậy, bác chẳng những không thấy buồn mà còn mặc kệ. Bác nghĩ rằng có tiền thôi là được, không cần con cái. Trong mắt bác, luôn nghĩ rằng con cái hiếu thảo cũng chỉ vì muốn có tiền của bác mà thôi. Bác cho rằng nếu có tiền tiêu sau khi về hưu, còn hữu ích hơn việc có con cái.
Tuy nhiên, năm ngoái, căn bệnh tiểu đường của bác ngày càng nặng, chân bác sưng dần lên. Bác không thể đi lại, đòi hỏi bác cần người chăm sóc. Khi đó, bác không nhờ con trai giúp đỡ mà lấy tiền để thuê một người giúp việc. Bác nghĩ rằng cuộc sống như vậy vô cùng tốt, nhưng lại không biết được rằng chẳng có người giúp việc nào chăm sóc bác như ruột thịt được. Bác đã thay đổi rất nhiều người giúp việc, tất cả đều như vậy. Lúc đầu mới đến thì nghe lời, nhưng ở lâu dài người nào cũng lộ bản chất xấu xa của mình.
Lúc này, bác thực sự đã hạ cái tôi của mình xuống để nhờ con trai, nhưng con trai lại nói với bác rằng: “Không phải bố có rất nhiều tiền để lo cho sau này về già sao, còn tìm con trai nghèo này làm gì?
Cứ thế, cuộc sống, sức khỏe của bác trong những năm gần đây liên tục giảm sút. Dù giàu có đến đâu, về già mới thấy bản thân đã quá sai lầm, thấy hối hận và muốn sửa lỗi. Những sai lầm của tuổi trẻ thì về già chẳng có cách nào khắc phục được.
Vì vậy, nhiều khi tiền có thể thỏa mãn nhu cầu vật chất của chúng ta, nhưng nó không thể mang lại hạnh phúc cho mỗi người. Hạnh phúc đòi hỏi nhiều hơn sự thoải mái về vật chất. Một người chỉ có tiền mà không có chỗ dựa tình cảm, chỗ dựa tinh thần thì không thể có được hạnh phúc thực sự.
Chán ngán vì trẻ Tây 11 tuổi vẫn mặc bỉm
Các giáo viên ở Thụy Sĩ phàn nàn về việc nhiều học sinh không biết sử dụng nhà vệ sinh, thậm chí không thể tự đi vệ sinh và phải mặc bỉm đến trường.