9 bộ phim về cá mập đáng xem nhất trong hơn 30 năm qua
Năm 1975 khi “Jaws” ra đời mở đầu cho thể loại bom tấn hè, tạo nên nỗi sợ hãi mới với khán giả. Trong 30 năm sau đó, đề tài cá mập đã được khai thác triệt để.
14:00 13/08/2018
Jaws (1975): Khái niệm “bom tấn hè” của điện ảnh Hollywood chính thức được khai sinh từ năm 1975 với bộ phim về đề tài cá mập ăn thịt người của đạo diễn kỳ tài Steven Spielberg. Jaws kể về hàng loạt vụ tấn công du khách của con cá mập trắng khổng lồ ở bãi biển New England, Mỹ. Tác phẩm có kinh phí 9 triệu USD là phim đầu tiên đạt doanh thu trên 100 triệu USD và cũng lần đầu đem đến cho công chúng nỗi sợ hãi mang tên cá mập. Jaws được viện lưu trữ phim quốc gia Mỹ đưa vào danh sách bảo tồn nhờ những ảnh hưởng lớn lao tới điện ảnh và văn hóa đương đại.
Deep Blue Sea (1999): Tiếp nối trào lưu làm phim về cá mập thịnh hành trong thập niên 1990-2000, Deep Blue Sea xoay quanh cuộc thí nghiệm của nhóm nhà khoa học nghiên cứu chất lỏng từ mô não loài cá mập Mako nhằm chữa chứng giảm trí nhớ ở người. Trong quá trình ấy, hai người bí mật gây biến đổi gen cá mập hòng lấy được nhiều chất lỏng hơn nhưng đã phải trả giá cho hành động đó. Họ vừa phải chạy đua với thời gian để không bị chìm dưới đáy biển, vừa phải né tránh những con cá mập có thể trồi lên bất cứ lúc nào. Bộ phim không được đánh giá cao ở phần nội dung nhưng lại ghi điểm nhờ những màn cắn xé đẫm máu, kịch tính.
Open Water (2003): Phim lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật xảy ra năm 1988, kể về chuyến du lịch định mệnh của cặp vợ chồng đang cố hàn gắn tình cảm. Do mải mê lặn, họ bị đoàn du lịch bỏ lại với một con cá mập hung tợn mà không hay biết. Không giống các phim về đề tài cá mập khác, Open Water được làm theo hướng giả tài liệu, khai thác yếu tố tâm lý hoảng sợ của hai nhân vật chính. Nhờ những thước phim quay riêng về hành vi của cá mập thật, khán giả được trải nghiệm nhiều trường đoạn kịch tính, nghẹt thở. Bộ phim gặt hái thành công vang dội và thu về doanh thu gấp 10 lần kinh phí.
The Reef (2010): Bộ phim kinh dị của Australia là câu chuyện của nhóm bạn trẻ ngao du trên chiếc du thuyền đến nghỉ mát ở biển Indonesia. Khi thuyền lật, họ không còn cách nào khác ngoài việc cố bơi vào một hòn đảo cách đó 12 dặm. Đồng hành với họ là con cá mập trắng to lớn và hung dữ. Đạo diễn Andrew Traucki tạo nên các tình huống kịch tính, buộc nhân vật phải đấu tranh giành giật sự sống. Bộ phim có kinh phí hạn hẹp cùng cốt truyện đơn giản nhưng vẫn được đánh giá cao về mặt giải trí. Thậm chí phim còn được chọn trình chiếu tại liên hoan phim Cannes và liên hoan phim Busan năm 2010.
Shark Night (2011): Phim xoay quanh chuyến du lịch của nhóm bạn trẻ ở ngôi biệt thự bên hồ. Cả nhóm bất ngờ bị tấn công bởi hàng chục con cá mập đủ loại, đủ kích cỡ. Từ đây, một âm mưu đen tối và tàn bạo dần được hé lộ. Một người trong số họ đã lợi dụng con cá mập nhốt trong hồ để tạo ra các cảnh tấn công giật gân hòng quay video kiếm lợi nhuận. Đây là bộ phim cá mập đầu tiên làm ở định dạng 3D, được đạo diễn bởi David R. Ellis – người đứng sau thành công của hai phim kinh dị Final Destination và Snakes On A Plane. Phim có nhiều cảnh bạo lực, máu me và nhạy cảm, khai thác các màn tấn công bất ngờ của cá mập gây thót tim khán giả.
Bait (2012): Dù cùng thể loại phim về cá mập như Jaws hay Deep Blue Sea nhưng Bait lại được đạo diễn Kimle Rendall khai thác theo hướng mới khi kết hợp với đề tài thảm họa, đặt câu chuyện phim trong bối cảnh hậu thảm họa sóng thần. Điều này khiến phim trở nên mới lạ hơn. Bait có nội dung khác quen thuộc của dòng phim kinh dị khi nói về một nhóm người bị mắc kẹt trong không gian kín, lần lượt từng người bị giết hại, chỉ còn lại vài người chiến đấu dũng cảm sống sót. Dù không được đánh giá cao về câu chuyện nhưng Bait lại hấp dẫn khán giả ưa cảm giác mạnh bằng nhiều cảnh máu me rùng rợn được quay bằng kỹ thuật 3D.
The Shallows (2016): Ngay khi dòng phim cá mập bắt đầu thoái trào thì The Shallows xuất hiện và đưa nó trở về thời kỳ hoàng kim. Hãng Sony tự tin gọi The Shallows là “Hàm cá mập dành cho thế hệ mới”. Bộ phim có nội dung và bối cảnh khá đơn giản khi Nancy (Blake Lively) bị mắc cạn cách bờ 200 mét trong khi một “soái” mập trắng lượn lờ xung quanh. Vợ của Ryan Reynolds gần như là diễn viên duy nhất trongThời gian ngày một cạn dần khi thủy triều lên cao trong khi vết thương của cô thì chẳng hề thuyên giảm. Với kinh phí chỉ 25 triệu USD, tác phẩm hội đủ các yếu tố kinh dị, kịch tính và nghẹt thở kết hợp cùng nỗi sợ đến hung thần đại dương.
47 Meters Down (2017): Đây là tác phẩm kinh dị gây bất ngờ mang đề tài cá mập và khuynh đảo mùa phim hè 2017. Cùng mang đề tài sinh tồn giữa biển khơi như The Shallows nhưng 47 Meters Down vẫn sở hữu nét hấp dẫn riêng. Hai nhân vật của 47 Meters Down phải tìm cách sinh tồn dưới đáy biển sâu 47 m. Thử thách tăng lên gấp bội bởi bên cạnh loài cá mập hung tợn đang đợi sẵn, hai cô gái còn phải tính toán đến giới hạn cơ thể bản thân. Bối cảnh phim chủ yếu diễn ra dưới mặt nước sâu thẳm. Đạo diễn Johannes Roberts đã mang đến những thước phim chân thực, nhưng vẫn đậm tính điện ảnh.
The Meg (2018): The Meg là tác phẩm khoa học viễn tưởng mang màu sắc kinh dị do Jon Turteltaub làm đạo diễn. Nội dung phim dựa trên cuốn tiểu thuyết Meg: A Novel of Deep Terror của Steve Alten, lần đầu xuất bản vào năm 1997. Đây là bom tấn cuối cùng của mùa phim hè 2018 được đầu tư 150 triệu USD. Phim có sự góp mặt của ngôi sao hành động Jason Statham và mỹ nhân Hoa ngữ Lý Băng Băng. Phản ứng từ buổi chiếu sớm của The Meg khá tích cực, và nhiều cây bút cho rằng số đông khán giả sẽ tìm thấy điều mình muốn từ bộ phim là tính giải trí. Chính vì vậy, đây được xem là lựa chọn thích hợp cho khán giả muốn đắm mình trong nỗi sợ hãi với những con cá mập cổ đại Megalodon trong mùa phim hè năm nay. Phim dự kiến khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 10/8.
Trailer The Meg – Cá Mập Siêu Bạo Chúa Mới đây, hãng Warner Bros vừa tung ra trailer đầu tiên của bom tấn mùa hè The Meg. Dự kiến khởi chiếu ngày 10/08/2018.
Nữ du khách thản nhiên cạo lông chân ở vòi nước công cộng
Bất chấp nhiều người qua lại, người phụ nữ nhấc cao chân, đặt lên trên vòi nước trong công viên ở Tây Ban Nha.