Ai cũng mải miết theo đuổi hạnh phúc mà quên mất rằng trên đời còn có những thứ quan trọng hơn

Cuộc sống là kịch bản tốt nhất bạn có thể viết cho chính mình, bao nhiêu trang, dài hay ngắn, vui hay buồn là do bạn quyết định mà thôi.

07:04 29/06/2017

Khi còn là một đứa trẻ, bất cứ khi nào được hỏi muốn làm gì khi lớn lên, tôi luôn trả lời: “Cháu muốn trở thành người hạnh phúc nhất thế giới. Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta đều theo đuổi hạnh phúc, theo cách này hay cách khác.

Có người cảm thấy hạnh phúc khi họ kiếm được thật nhiều tiền và giàu có.

Có người cảm thấy hạnh phúc khi họ leo lên vị trí cao hơn trong nấc thang nghề nghiệp và được xã hội trọng vọng.

Có người cảm thấy hạnh phúc khi họ được sống với đam mê và thoả mãn niềm đam mê của mình.

Có người cảm thấy hạnh phúc khi được sống trong tình yêu và sự lãng mạn của tình yêu.

Thế nhưng, tôi cũng gặp nhiều người thuộc nhóm giàu có nhất thế giới luôn cảm thấy trầm cảm, cô đơn và lo lắng.

Tôi cũng đã đi đến những quốc gia nghèo nhất thế giới và gặp những người có cuộc sống khốn khổ nhất. Tuy nhiên, họ luôn nở nụ cười trên môi và hưởng thụ cuộc sống, dù cơm chẳng có mà ăn.

Tôi đã phát hiện ra rằng hạnh phúc thực sự là không bao giờ theo đuổi hạnh phúc. Hạnh phúc luôn tồn tại quanh ta, bất chấp mọi hoàn cảnh. Do đó, thay vì tìm kiếm hạnh phúc, tôi cho rằng chúng ta nên tập trung vào thể hiện bản thân (self-actualization).

Nhu cầu thể hiện bản thân là gì?

Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow, về cơ bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó các nhu cầu cơ bản phải được đáp ứng trước rồi mới đến các nhu cầu cao hơn.

5 tầng trong tháp nhu cầu này bao gồm:

Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) – Nhu cầu về thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.

Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) – Mong muốn được an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.

Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) – Mong muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) – Mong muốn được tôn trọng, yêu mến, và tin tưởng.

Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) – Mong muốn được sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, và được công nhận trong lĩnh vực nào đó.

Chúng ta đang sống trong một xã hội bị chi phối bởi áp lực và sự cạnh tranh thông qua rất nhiều phương tiện như tivi, báo chí, phim ảnh, biển quảng cáo, Internet, bạn bè và gia đình... Do đó, chỉ khi tự nhận thức được bản thân, bạn mới có thể kiểm soát cuộc sống, hạnh phúc và những ước mơ của mình. Những lo lắng, căng thẳng và sợ hãi sẽ chỉ biến bạn thành kẻ thất bại mà thôi.

Hãy ngừng so sánh bản thân với những người khác

Đừng bao giờ đánh giá chính bản thân mình dựa trên những gì mà người khác đang làm. Chẳng hạn, một trong những người bạn của bạn trở thành một luật sư danh tiếng và một người khác có được cuộc hôn nhân hoàn hảo bên cạnh những đứa trẻ đáng yêu. Còn bạn thì đang hoang mang không biết đi về đâu, công việc bế tắc, tình yêu dang dở.

Tuy nhiên, có thể đó là thời điểm tuyệt vời để bạn tự do đi du lịch đến những vùng đất mà mình mơ ước. Đây là điều mà anh bạn luật sư hay cô bạn đang có cuộc hôn nhân hạnh phúc của bạn không bao giờ làm được. Hãy nhớ rằng, mỗi người có một con đường đi khác nhau và đừng đặt ước mơ của người khác lên vai mình.

Ngừng sử dụng mạng xã hội

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ có 25% người tham gia sử dụng mạng xã hội trung bình 1 giờ mỗi ngày. Mạng xã hội làm tăng nguy cơ trầm cảm và sự đố kỵ. Nó tạo ra áp lực gián tiếp giữa những người đồng trang lứa. Mọi người sẽ cảm thấy tự kỷ khi bạn bè thể hiện sự thành công, hay hạnh phúc; trong khi mình vẫn thất bại và không có gì trong tay.

Hãy là chính mình

Dù bạn có gặp bao nhiêu áp lực hay lo lắng đi chăng nữa, hãy nhớ rằng tất cả chỉ là nhất thời và không có gì kéo dài mãi mãi cả. Vì thế, hãy sống để theo đuổi mục đích riêng của bạn và yêu lấy chính bản thân mình.

Đôi khi bạn có thể rơi vào vùng lầy tăm tối và không nhìn thấy một chút ánh sáng hay con đường ra nào, bạn cũng đừng tuyệt vọng. Hãy chào đón và coi bóng tối như một phần tất yếu của cuộc sống, bạn sẽ thấy mình đang trưởng thành và tiến về phía trước.

Nhiều người cho rằng họ sẽ chỉ có thể hạnh phúc khi trở nên giàu có, có được một người bạn đời hoàn hảo hay thành công trong nấc thang sự nghiệp. Tuy nhiên, khi kiếm được hàng triệu USD rồi họ vẫn cảm thấy lo lắng và cô đơn; bởi họ không biết cách làm cho chính bản thân mình hạnh phúc.

Sau tất cả, hãy sống hết mình cho hôm nay, biết nói cảm ơn và sẵn sàng tha thứ cho người khác. Ai cũng phải vấp ngã mới có thể trưởng thành, hãy lựa chọn điều đúng từ những cái sai và không ngừng học hỏi, phát triển bản thân mỗi ngày. Cuộc sống là kịch bản tốt nhất bạn có thể viết cho chính mình, bao nhiêu trang, dài hay ngắn, vui hay buồn là do bạn quyết định mà thôi.

Tags:
Hơn 80% bậc phụ huynh mắc lỗi khi cho trẻ uống thuốc

Hơn 80% bậc phụ huynh mắc lỗi khi cho trẻ uống thuốc

Theo một nghiên cứu được công bố hôm nay của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, hơn 80% phụ huynh đã mắc phải ít nhất một sai sót về liều lượng khi dùng thuốc cho con nhỏ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất