Ai sẽ thay Mỹ 'nuôi' 1,4 tỷ dân Trung Quốc?

Mỹ đang bị loại khỏi công cuộc nuôi 1,4 tỷ miệng ăn tại Trung Quốc.

06:00 10/09/2019

Ai sẽ thay Mỹ 'nuôi' 1,4 tá»· dân Trung Quốc?

Trong khi cuộc chiến thương mại ngày càng nóng bỏng, nhiều nước lại đang mừng thầm vì hàng nông sản của họ đắt khách hơn ở Trung Quốc. Việc phải nuôi 1,4 tỷ người khiến chính quyền Bắc Kinh tìm đến những nguồn cung ứng thực phẩm khác ngoài Mỹ.

Đầu mùa hè 2019, một nhóm quan chức từ bang Maine-Mỹ đã viết thư cho Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị tăng thêm trợ cấp tài chính cho ngành tôm hùm của họ. Trung Quốc là nhà nhập khẩu tôm hùm lớn thứ 2 của Maine với tổng giá trị 128,5 triệu USD nửa cuối năm 2017, sau đó tăng thêm 169% vào nửa đầu năm 2018.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại đã khiến kim ngạch xuất khẩu tôm hùm của Maine sang thị trường này giảm 80% trong năm 2018. Thay vào đó, người Trung Quốc tăng cường mua tôm hùm từ những thị trường khác.

Trong nửa đầu năm 2019, doanh số tôm hùm của Canada tại Trung Quốc đã bằng cả năm 2018. Tình hình càng tồi tệ hơn cho ngư dân xứ Maine khi Trung Quốc áp thêm thuế trả đũa với các mặt hàng nông sản của Mỹ nhằm trả đũa các đòn thuế quan. Hiện tôm hùm từ Maine phải chịu mức thuế 45% khi muốn tiếp cận thị trường 1,4 tỷ dân của Trung Quốc.

Không chỉ tôm hùm, nhiều mặt hàng nông sản khác của Mỹ cũng chịu chung số phận như đậu nành, lúa mỳ, thịt lợn… Với 1,4 tỷ dân phải nuôi, chính quyền Bắc Kinh đang hướng đến những nguồn cung lương thực rẻ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Ai sẽ thay Mỹ nuôi 1,4 tỷ dân Trung Quốc? - Ảnh 1.

Ví dụ như đậu nành, mặt hàng này từ Mỹ đã bị đánh thuế 33% vào Trung Quốc, cao hơn rất nhiều mức 3% thuế nhập khẩu từ Brazil hay Argentina. Số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy thị phần đậu nành của nước này tại Trung Quốc đã giảm xuống còn 10% trong khi sản phẩm của Brazil tại tăng lên đến 77% trong 9 tháng đầu năm 2019.

Một cuộc khảo sát của trường đại học Purdue-Mỹ cho thấy 71% nông dân Mỹ thừa nhận những khoản trợ cấp tài chính từ chính phủ làm giảm áp lực chiến tranh thương mại nhưng có đến 58% số người được hỏi kỳ vọng họ vẫn sẽ được trợ cấp vào năm 2020 do xung đột này có thể còn kéo dài.

Những người nông dân trồng lúa mỳ tại Mỹ hiện cũng đứng ngồi không yên khi mất thị phần Trung Quốc vào tay đối thủ Canada. Tỷ lệ lúa mỳ nhập khẩu từ Canada trong năm tài khóa 2018-2019 đã tăng từ 32% lên đến hơn 60%.

Hiện tại, hàng loạt những mặt hàng nông sản khác của Mỹ như ngũ cốc, tinh bột, lúa mỳ… đang vào tầm ngắm bị Trung Quốc nâng thuế lên 90%. Thậm chí dù đang thiếu thịt lợn trầm trọng do dịch bệnh nhưng thịt heo nhập khẩu từ Mỹ vẫn phải chịu mức thuế lên đến 72%. Số liệu của USDA cho thấy xuất khẩu thịt lợn từ Mỹ vào Trung Quốc đã giảm tính đến giữa tháng 8/2019.

Trong tuần cuối cùng tính đến ngày 15/8/2019, Mỹ xuất khẩu 6.900 tấn thịt lợn vào Trung Quốc, ít hơn rất nhiều mức 19.484 tấn so với cùng kỳ năm 2018. Thay vào đó, chính quyền Bắc Kinh gia tăng nhập khẩu thịt heo từ Đức, Tây Ban Nha và Brazil.

Điều thú vị là trong khi nâng thuế lên những mặt hàng nông sản Mỹ, Trung Quốc lại giảm thuế với mặt hàng của nhiều nước. Nghiên cứu của Viện kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) cho thấy từ năm 2018, Trung Quốc đã năng bình quân mức thế lên đến 20,7% với các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong khi lại giảm trung bình xuống chỉ còn 6,7% thuế quan cho các đối thủ. Trước đó, mức thuế của các mặt hàng nông sản của cả Mỹ lẫn các đối thủ tại Trung Quốc chỉ bình quân vào khoảng 8%.

Theo: Cafebiz

Tags:
Vì sao Ông Trump tự tin sẽ đòi được Trung quốc món nợ hơn 1000 Tỷ Dollar của 108 năm về trước ?

Vì sao Ông Trump tự tin sẽ đòi được Trung quốc món nợ hơn 1000 Tỷ Dollar của 108 năm về trước ?

Nhiều người nghĩ là Tổng Thống Trump chỉ đùa cho vui. Bởi vì nước Mỹ giàu mạnh, đâu cần phải moi nợ xưa để có tiền xài. Nhưng trước một Bắc Kinh chưa hùng mạnh mà đã hung hăng, chưa thực giàu mà đã gian tham. Nên ông Trump quyết định cho Tập Chủ Tịch thấm đòn bài học nợ nần .

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất