Ăn theo "kiểu Tây" người Việt đang khổ vì bệnh tật
Năm 2002, Báo cáo sức khỏe toàn cầu đã chỉ ra những bằng chứng khoa học và nhấn mạnh rằng chế độ ăn không lành mạnh, lười hoạt động và việc sử dụng thuốc lá là những yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm.
13:00 27/11/2017
TS Trương Hồng Sơn – Tổng Thư ký Tổng Hội y học Việt Nam cho biết bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia ở Châu Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong những bệnh không lây nhiễm thì bệnh tim mạch gây tử vong nhiều nhất. Sau đó đến bệnh ung thư, bệnh hô hấp và đái tháo đường.
Xu hướng tăng nhanh này là kết quả của những thay đổi về nhân khẩu học, chế độ ăn và quá trình chuyển đổi kinh tế và xã hội trên toàn cầu.
Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng chung trong sự thay đổi khẩu phần ăn trên toàn cầu có hậu quả làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm. Năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày từ các loại thực phẩm như thịt, đường, dầu mỡ và các chất béo đã và đang có xu hướng tăng lên.
Đặc biệt là chất béo bão hòa, chất béo dạng trans. Trong khi đó, xu hướng sử dụng các loại thực phẩm giày chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu độ và các loại củ đang có xu hướng giảm dần.
Việc tiêu thụ các thực phẩm chế biến có sẵn có chứa chất bảo quản, tiêu thụ đường và đồ uống có cồn tiếp tục tăng nhanh ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Song song với đó là tình trạng giảm hoạt động thể chất điều này dẫn đến thừa cần và phát sinh các bệnh liên quan đến béo phì.
Mức tiêu thụ muối cao cũng được nhận thấy ở nhiều cộng đồng dân cư. Sự thay đổi về hàm lượng dinh dưỡng ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần và cũng là những yếu tố nguy cơ chính cho sự phát triển bệnh không lây nhiễm và tử vong do các bệnh này trên toàn thế giới.
Tại cuộc điều tra của Bộ Y tế về nguyên nhân, yếu tố gây ra bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam từ năm 2015 đã cho rằng người Việt Nam quá lười ăn rau.
Nếu một người ăn hơn 5 suất rau, tương đương 400 gam rau xanh và quả chín mỗi ngày có thể giúp giảm 2 lần nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu và tăng khả năng dự phòng với các bệnh không lây nhiễm khác.
Tuy nhiên, điều tra cho thấy hơn 57% người trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị của WHO. Tỉ lệ này ở nam cao hơn nữ.
Trong một nghiên cứu khác của Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng chỉ rõ, người Việt ăn rất ít rau với mức 170-200g/ngày nhưng ăn nhiều thịt với lượng trên 80g/ngày, gấp 3-4 lần so với những năm trước. Trong khi lượng cá chỉ đạt 60g/ngày, bằng 1/5 khuyến cáo của WHO.
TS Sơn cho biết rau củ và trái cây đã được các nhà học nghiên cứu và đánh giá về tác dụng chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư, tim mạch.
Báo cáo tổng quan trên các nghiên cứu thuần tập cho thấy nguy cơ mắc mỡ máu giảm khi tiêu thụ trái cây mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc hạ huyết áp nhưng các bằng chứng vẫn chưa đủ mạnh để khẳng định kết quả này.
Cụ bà U.90 'bắn tiếng Anh' bán vé số cho anh Tây: Phía sau phận người
Ngày đi bán vé số, đêm về nằm tạm trên một căn gác ọp ẹp đầu hẻm 254 ở đường Bùi Viện, cứ vậy mà giờ bà Lê Thị Hai (còn có tên là Kim Anh) đã hơn 80 tuổi.