Ăn vặt khi căng thẳng có thể làm hại đến sức khỏe tâm lý
Ai cũng biết ăn uống thất thường có thể làm hại đến sức khỏe, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy cách ăn uống còn có thể làm hại đến tâm lý, nhất là ăn vặt khi căng thẳng.
07:00 13/04/2019
Theo đài ABC 7, những người hay ăn uống thất thường nhất là học sinh và sinh viên. Họ phải căng thẳng vì chuyện học và cuộc sống hằng ngày nên thường ăn vặt, hay những thứ không bổ dưỡng.
Một học sinh lớp 11 có tên là Tristian Wong cho biết em hay bánh donut để giúp vượt qua những lúc căng thẳng. Em Wong còn cho hay vào những lúc căng thẳng em muốn ăn nhiều đường hoặc ăn một túi chip. Không chỉ Wong, nhiều người bạn cùng lứa của em cũng bị những vấn đề này, ai cũng bận bịu dẫn đến ăn uống thất thường.
Đại học Loma Linda University vừa đưa ra một nghiên cứu cho thấy cách ăn uống không chỉ làm hại đến thân thể, mà còn làm hại đến tâm lý, nhất là khi ăn những loại thức ăn vặt.
Tiến Sĩ Jim Banta của đại học này cho biết nghiên cứu bao gồm gần 28 triệu người lớn. Trong đó, 1 triệu người bị các vấn đề tâm lý không quá nặng và 3.6 triệu người bị nhiều bệnh tâm lý trầm trọng.
Theo tiến sĩ, người ở California, bất kể sắc dân hay độ tuổi và thu nhập ra sao, thường hay ăn thức ăn nhanh hay các loại thức ăn đã được chế biến sẵn. Vì vậy, những người này thường căng thẳng, bị trầm cảm và bị tâm thần phân liệt.
Tuy nghiên cứu của đại học Loma Linda University vẫn chưa trả lời được câu hỏi “Ăn uống thất thường gây căng thẳng hay ngược lại,” các nhà nghiên cứu cho rằng nếu cho những người bị căng thẳng ăn đủ dinh dưỡng hơn, sức khỏe tâm lý của họ sẽ tốt hơn. Ngoài ra, những người này sẽ ít nguy cơ bị bệnh tim mạch hay tiểu đường hơn.
Tiến Sĩ Banta cho rằng các nhà nghiên cứu nên chú trọng vào người trong độ tuổi 20 vì nếu họ ăn uống không đàng hoàng từ lúc này sẽ tạo ra các thói quen xấu cho cả quãng đời còn lại.
Những bệnh ng uy hiểm đ e doa đến sức khỏe thợ làm Nail
Tiến Sĩ Thu Quách: Hiện nay có rất ít tài liệu phân phối cho người làm nghề nail để cảnh cáo họ về ba độc tố Toluene, Formaldehyde và Dibutyl Phthalate (DBP). Tệ hơn thế nữa, trong số những tài liệu hiếm hoi, “không có tài liệu nào được viết bằng tiếng Việt.”