Bà bầu làm việc nhà ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chính mình và thai nhi
Em mang bầu được 3 tháng tuổi. Vẫn rửa bát, nấu cơm, làm việc nhà bình thường. Có lần bạn bè đến nhà chơi thấy em đang lọ mọ trong bếp thì cảnh báo
20:00 13/03/2018
Em mang bầu được 3 tháng tuổi. Vẫn rửa bát, nấu cơm, làm việc nhà bình thường. Có lần bạn bè đến nhà chơi thấy em đang lọ mọ trong bếp thì cảnh báo: "Bà bầu làm việc nhà thì hại thai nhi lắm đó nha!"
Mấy cô bạn nói rằng trong bếp có nhiều khí độc, lại nhiều vi khuẩn nên có bầu mà vào bếp nhiều thì vừa hại mình, vừa hại con. Em nghe xong rất hoang mang, việc nhà chất đống không thể đẩy cho ai làm thay được, nhưng cũng không dám chủ quan vì sợ hại con. Càng tìm hiểu càng thấy hoang mang các mẹ à.
1. Những loại khí độc trong bếp có thể tấn công mẹ bầu và thai nhi
Hazz.. Nhà ai chẳng đun bếp gas các mẹ ha, nhưng các mẹ biết không, khí ra sau khi cháy sẽ sinh ra chất khí độc như CO2, SO2, CO...
Ngoài ra, khi nấu nướng, khói dầu mỡ bốc lên sẽ chứa những chất như benzopyrene, là một chất có khả năng gây ung thư. Những khí độc và khói dầu mỡ này có thể thông qua hô hấp mà xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và tấn công hệ thần kinh thai nhi.
Nghiên cứu còn cho thấy, ô nhiễm không khí trong nhà bếp có thể nguy hiểm gấp 3 lần so với những con phố chật ních xe cộ.
2. Bếp chứa đầy vi khuẩn gây bệnh
Mẹ có biết trong nhà đâu là nơi bẩn nhất không? Chẳng phải nhà vệ sinh hay thùng giác, câu trả lời là phòng bếp đó ạ.
Chẳng hạn như khăn lau bát, giẻ rửa bát và bồn rửa, mẹ có thể nghĩ ba vật dụng này đều sạch sẽ vì công việc của chúng là dùng để làm sạch các đồ vật khác mà. Nhưng sự thật thì những vật dụng này lại nằm trong số những thứ bẩn nhất của gian bếp. Khăn lau bát và giẻ rửa bát là nơi cư ngụ của những mẫu nhiễm khuẩn nặng nhất. Ở trong bồn rửa bát, vi khuẩn E.coli còn nhiều hơn trong bồn cầu sau khi đã xả nước.
Những vi khuẩn trong nhà bếp gồm có:
E.coli: gây tiêu chảy, viêm phổi, viêm đường tiết niệu
Salmonella: nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm
Campylobacter: gây đau bụng, tiêu chảy
Yersinia: gây viêm ruột hoại tử
Cryptosporidium: gây bệnh tiêu chảy, mất nước
Listeria, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus: gây ra các triệu chứng ngộ độc thức ăn
Đáng sợ thật sự. Hic. Mẹ bầu làm việc nhà cũng nên hạn chế thôi kẻo làm tổn hại thai nhi nha.
Mẹ bầu ở lâu trong bếp có thể gây hại cho thai nhi (hình minh họa)
3. Những lưu ý khi mẹ bầu vào bếp
Dù biết mang bầu làm việc nhà không tốt. Nhưng nếu bắt buộc phải làm, các mẹ nhớ 1 số lưu ý sau:
- Trong bếp của gia đình nhất định phải lắp đặt quạt thông gió, máy hút mùi để dễ dàng loại trừ khỏi bụi mùi dầu mỡ, giữ gìn vệ sinh, như vậy sẽ giảm bớt sự ô nhiễm trong bếp.
- Chỉ nên làm những việc nhẹ trong bếp, không nên dồn quá nhiều sức.
- Khi nấu nướng, mẹ bầu cũng chú ý đừng để nhiệt độ dầu chiên quá nóng. Hãy chuyển sang ăn những món như nấu canh, luộc, hấp.
- Khi nấu bếp, mẹ cũng nên đứng cách xa bếp, tránh để bụng bầu phải chịu nhiệt độ cao từ bếp.
- Tốt nhất là phụ nữ mang thai nên cố gắng hạn chế thời gian nấu nướng trong bếp. Trong giai đoạn này, các bố nên chịu khó vào bếp nấu cơm, làm những món ăn ngon cho vợ vừa thể hiện sự ân cần, chăm sóc đối với vợ, đồng thời lại giúp người vợ tránh những nhân tố có hại, giữ gìn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi nhé.
Mỹ bắt người gốc Việt sát hại và đốt nhà bạn gái cũ
Bill Son Nguyen bị cáo buộc sát hại bạn gái cũ và đốt nhà của bà này trước khi tấn công một phụ nữ khác ở gần đó.