Bác sĩ cấp cứu Mỹ chết vì nCoV

Là bác sĩ, Frank Gabrin hiểu mặc lại đồ bảo hộ đã qua sử dụng khiến anh có thể phải trả giá bằng mạng sống của mình. Và chuyện đó đã xảy ra.

21:30 11/04/2020

5 giờ sáng ngày 19/3, Frank Gabrin công tác tại phòng cấp cứu (ER - Emergency Room) ở New York nhắn tin cho những người bạn, bày tỏ nỗi lo lắng về sự thiếu vật tư y tế tại các bệnh viện.

"Quá bận rộn. Mọi người đều muốn được test Covid-19 nhưng tôi không thể nào đáp ứng. Họ rất tức giận", anh viết trong tin nhắn gửi đến bạn mình Eddy Soffer.

Bác sĩ Frank Gabrin. Ảnh: The Guardian.
Bác sĩ Frank Gabrin. Ảnh: The Guardian.

Tuy nhiên, điều tồi tệ hơn cả là sự thiếu thốn thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), bao gồm khẩu trang, găng tay, những dụng cụ giúp các nhân viên chăm sóc y tế ngăn ngừa lây nhiễm. Gabrin nói anh không có lựa chọn nào khác ngoài việc dùng lại khẩu trang của những ca trực trước, dù điều này đi ngược lại với hướng dẫn của FDA (Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ). "Chẳng có bất cứ PPE nào chưa qua sử dụng. Không khẩu trang N95, không có kính bảo hộ cá nhân", Gabrin nói. Chưa đầy hai tuần sau, Gabrin trở thành bác sĩ cấp cứu đầu tiên ở Mỹ tử vong vì Covid-19.

Hiện tại, các bệnh viện khu vực thành phố New York đang đặc biệt khó khăn. Hơn một phần ba các trường hợp nhiễm nCoV tại Mỹ thuộc tiểu bang New York. Tại một bệnh viện ở quận Queens, nhiều bệnh nhân đã chết trong khi chờ nhập viện. Một nhà xác xe kéo lưu động đã tạm thời được lập bên ngoài.

Gabrin hiểu những rủi ro trong công việc của mình. Trong cuốn sách viết năm 2013, anh từng viết: "Trong phòng cấp cứu, Thần Chết thường trực ở đó. Áp lực vô cùng lớn, tuy nhiên cũng có sự tĩnh lặng, yên tĩnh, giống như trong tâm bão". Khả năng phục hồi của chính Gabrin từng giúp anh chiến thắng chật vật sau nhiều lần đối mặt với Thần Chết. Nhưng đại dịch lần này làm anh bối rối. "Tôi phải thừa nhận, tôi đang có một chút lo lắng", anh đăng trên Facebook.

Luôn tươi cười, đầy năng lượng, bác sĩ Gabrin 60 tuổi luôn được các cộng sự tại các bệnh viện tại Ohio, New York và các nơi yêu mến. Gabrin sôi nổi, thường mang đồ ăn tới chia sẻ với mọi người. "Anh ấy là một tia nắng mặt trời, một người có EQ của người Hồi giáo, điều giúp phân biệt sự khác nhau giữa một bác sĩ giỏi và một bác sĩ tuyệt vời", trợ lý bác sĩ Lois-Ann Welsh chia sẻ.

"Tôi không mơ tưởng một chức vụ to tát nào, tôi cũng không phải là giảm đốc của bất cứ đơn vị nào. Nhưng tôi có thể nói rằng mình đã trải qua một phần tư thế kỷ qua bên giường bệnh của những người Mỹ bệnh tật, bị thương, say xỉn, suy yếu", Gabrin mô tả trong cuốn sách của mình.

New York là một trong những ổ dịch trầm trọng nhất của  nhưng các bệnh viện ở New York cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn thiết bị bảo hộ trầm trọng. Ảnh: MSN.
New York là một trong những ổ dịch trầm trọng nhất của nhưng các bệnh viện ở New York cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn thiết bị bảo hộ trầm trọng. Ảnh: MSN.

Sinh ra ở Pennsylvania , Gabrin khi nhỏ đã được gọi là "bác sĩ nhí". Mẹ anh còn giữ những bức ảnh anh chăm sóc những chú chó. Cam kết của Gabrin với nghề nghiệp được củng cố bởi bệnh tật của chính anh. Trong năm đầu làm bác sĩ, Gabrin mắc ung thư tinh hoàn. Anh sống sót, nhưng bệnh tái phát năm anh 38 tuổi. Cả hai tinh hoàn đều bị cắt bỏ sau đó. Thế nên, Gabrin luôn quyết tâm mang đến cho người khác cơ hội sống thứ hai, điều mà anh được nhận trong cuộc đời.

Khi tình trạng lây nhiễm nCoV ở New York tăng mạnh vào tháng 3, Gabrin đã đăng một bức ảnh xe cứu thương đỗ tại sảnh bệnh viện trên Facebook và chia sẻ: "Tình hình vẫn kiểm soát được. Nhưng tình hình sẽ không phải như vậy mãi".

Trên thực tế, St John’s Episcopal ở Queens, một trong hai bệnh viện nơi Gabrin làm việc, là một trong những cơ sở phải đối phó với tình trạng thiếu thốn PPE trầm trọng.

Một bệnh viện khác mà Gabrin làm việc, East Orange General ở New Jersey, nơi phục vụ phần lớn cộng đồng người Mỹ gốc Phi, cũng có một đội ngũ nhân viên tận tụy, đã phải vật lộn để duy trì các tiêu chuẩn chăm sóc y tế.

Trong các cuộc trò chuyện với bạn đời và bạn bè vào giữa và cuối tháng 3, Gabrin cho biết anh đã phải tái sử dụng PPE của mình vì anh ta không nhận được đồ bảo hộ thay thế. Anh thậm chí cố giặt lại chiếc khẩu trang N95 để duy trì sử dụng trong vài ca, và đôi găng tay duy nhất có thể sử dụng được lại quá nhỏ so với đôi tay của anh ta, rồi cuối cùng đã bị rách. Trên Facebook, Gabrin còn chia sẻ cách tự pha chế nước rửa tay từ vodka và cây lô hội.

Ngày 25/3, khi Gabrin về nhà, anh nói với bạn đời: "Baby, điều tồi tệ đã xảy ra tối nay". Một bệnh nhân nhiễm nCoV mà Gabrin thân thiết đã qua đời. Gabrin đi tắm và khóc.

Sáng hôm sau, cả hai đều bắt đầu có triệu chứng ốm và phải tự cách ly. Gabrin nhắn cho bạn anh: "Tôi đã sử dụng một chiếc khẩu trang trong 4 ngày liên tiếp, và tôi đã nhiễm bệnh". Qua cuối tuần, bệnh tình có vẻ nhẹ hơn. Gabrin ho và đau khớp, nhưng không có vấn đề trầm trọng về hô hấp. Tuy nhiên, tới thứ hai sau đó, anh đau đớn hơn và nằm cả ngày trên giường.

10 giờ sáng thứ ba, anh đánh thức bạn đời dậy: "Anh không thở được, hãy giúp anh". Gabrin thở hổn hển, hơi thở khàn đặc vì không có đủ oxy. Vargas gọi 911. Tuy nhiên, khi nhân viên y tế đến, Gabrin đã chết. Mặt anh chuyển sang sắc tím. Vargas đau đớn: "Anh ấy qua đời trong vòng tay tôi".

Hôm thứ ba, hai tuần sau khi Gabrin qua đời, vị bác sĩ được chôn cất tại nghĩa trang Maple Grove, Queens. Do yêu cầu cách ly vật lý, Vargas cho biết chỉ 10 người dự tang lễ. Trên bia mộ của bạn đời, Vargas sẽ khắc tên đệm của Gabrin, "Pinchas" - một cụm từ tiếng Do Thái. Trong Kinh Thánh, đây là tên của một nhân vật đã ngăn chặn dịch bệnh.

Thùy Linh (Theo The Guardian)

Link nguồn: https://vnexpress.net/bac-si-cap-cuu-my-chet-vi-ncov-4082990.html

Tags:
Bị cảnh sát bắt giữ vì liếm đồ trang sức trị giá gần 2.000 USD trong siêu thị

Bị cảnh sát bắt giữ vì liếm đồ trang sức trị giá gần 2.000 USD trong siêu thị

Jennifer Walker (California, Mỹ) bị cảnh sát bắt giữ và buộc tội phá hoại sau khi liếm đồ trang sức tại một siêu thị giữa mùa dịch bệnh.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất