Bác sĩ khuyến cáo: 4 dấu hiệu cần đi khám ngay kẻo suy thận

Trên toàn thế giới có khoảng 500 triệu người bị suy thận mạn tính phải chạy thận và tại Việt Nam có khoảng 800 nghìn người đang phải nhờ máy thay thận của mình.

13:30 18/03/2019

Anh T.V.H (27 tuổi quê Nam Định) đang chuẩn bị thi cao học và cuối năm là anh lấy vợ. Bỗng dưng, anh H thấy người mệt mỏi, hai ngày không đi tiểu.

Anh đến bệnh viện khám bác sĩ cho biết anh bị suy thận vì thận hai bên đã teo lại. Lúc này, bác sĩ hỗ trợ để phục hồi thận nhưng chỉ kéo dài được một thời gian ngắn và thận mất chức năng. Hai năm nay, anh H. phải gắn cuộc sống của mình với bệnh viện để duy trì sự sống.

Bác sĩ cho biết bệnh của anh đến giờ chỉ có biện pháp duy nhất thay thận. Bố anh sẵn sàng cho thận con trai. Tuy nhiên, cứ nghĩ đến những khó khăn phía trước, anh H vẫn chưa dám nghĩ đến một ngày kia mình ghép thận.

Từ khi bị suy thận, anh H suy nghĩ nhiều nên tinh thần rơi vào trạng thái trầm cảm. Mất 6 tháng đầu đến giờ anh mới quen cảnh chạy thận. Ban ngày đi làm đến ca muộn anh vội vàng vào viện chạy thận.

 Bác sĩ khuyến cáo: 4 dấu hiệu cần đi khám ngay kẻo suy thận - Ảnh 1.

Suy thận diễn ra âm thầm.

Hay như trường hợp bệnh nhân N.T.V (ở Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ, do mắc bệnh thận mãn tính từ nhiều năm nay, cứ 3 lần/1 tuần, bệnh nhân phải vào khoa Thận tiết niệu và lọc máu Bệnh viện E trung ương để chạy thận nhân tạo chu kỳ để duy trì sự sống.

Trung bình bệnh nhân chạy thận nhân tạo một năm tiêu tốn hết từ 100 - 150 triệu đồng. Suy thận đã trở thành gánh nặng cho người bệnh, cho gia đình mà còn trở thành gánh nặng cho toàn xã hội.

Trường hợp ông Khổng V. T (53 tuổi, Tiên Lãng, Hải Phòng) bị đái tháo đường 5 năm nhưng ông T chủ quan và đến khi có dấu hiệu phù chân, đi tiểu thất thường anh mới đến viện khám. Bác sĩ chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối biến chứng của đái tháo đường. Từ đó 3 năm  nay, ông T khăn gói lên Hà Nội đêm đi làm bảo vệ, ngày vào viện chạy thận nhân tạo.

Theo TS.BS Nguyễn Vĩnh Hưng, Trưởng khoa Thận tiết niệu và lọc máu, Bệnh viện E số liệu thống kê của Hội Thận học Thế giới, trên thế giới ước tính khoảng 500 triệu người đang có vấn đề về bệnh lý mãn tính ở thận. Khoảng 3 triệu người bệnh trên thế giới đang sống nhờ các biện pháp thay thế.

Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức song ước tính có khoảng 5 triệu người bị và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Chỉ tính riêng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người, chiếm 0,1% dân số. Nguyên nhân chủ yếu do các bệnh lý tại thận, tăng huyết áp và đái tháo đường.

Dấu hiệu nào cảnh báo suy thận

Theo bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu Nguyễn Quang Cừ - Bệnh viện Đa khoa An Việt thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể, các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim.

Loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.

 Bác sĩ khuyến cáo: 4 dấu hiệu cần đi khám ngay kẻo suy thận - Ảnh 2.

Nguyễn Quang Cừ - Bệnh viện Đa khoa An Việt.

Nguyên nhân gây suy thận mãn tính đó là đái tháo đường và tăng huyết áp. Đây là hai thủ phạm chính gây suy thận mãn, phá hủy thận.

Bởi vì, khi đường trong máu làm tổn thương các mạch máu nhỏ có chức năng dẫn các chất độc và dịch dư thừa tới thận. Tương tự tăng huyết áp cũng gây tổn thương những mạch máu nhỏ một cách từ từ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng thứ 2 gây suy thận mãn tính.

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên.

Dấu hiệu bệnh thận, theo bác sĩ Cừ khi thấy các dấu hiệu dưới đây người bệnh cần tới các cơ sở y tế kiểm tra: Khi thận có vấn đề thì nước tiểu, thói quen đi tiểu sẽ có một số thay đổi như sau:Nước tiểu nổi bọt, ban đầu ít sau nhiều dần, đi tiểu vào ban đêm trong khi trước đó không bị như vậy, đi tiểu nhiều lần hoặc vô niệu (hai ba ngày không đi tiểu).

Thứ hai: sưng phù một số bộ phận cơ thể Các vị trí dễ bị sưng phù gồm mắt cá chân, tay, mặt và da. Vấn đề này xảy ra khi thận không thể lọc bỏ được các chất thải tích tụ trong cơ thể. Triệu chứng này cũng đi kèm theo một số dấu hiệu như rụng tóc, giảm cân.

Thứ ba: Hơi thở có mùi là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu, khi có rất nhiều chất độc trong cơ thể không được thải ra, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hơi thở có mùi hôi.

Thứ tư: người bệnh ăn không ngon và không còn hứng thú trong chuyện ăn uống, nhất là các món thịt.

Ngoài ra còn các dấu hiệu khó ngủ, chuột rút. Đặc biệt các bệnh nhân suy thận cũng thường xuyên gặp phải triệu chứng chuột rút, nhất là vào ban đêm. Điều này xảy ra do cơ thể mất đi sự cân bằng điện giải (lượng canxi hoặc photpho quá thấp).

Tags:
'Cuộc chiến' chân gà giữa Mỹ và Trung Quốc

'Cuộc chiến' chân gà giữa Mỹ và Trung Quốc

Mỹ quá dư thừa trong khi Trung Quốc lại có nhu cầu lớn chân gà khiến nó trở thành một sản phẩm thương mại nặng ký khi đàm phán.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất