Bác sĩ 'kỳ cục' khi điều trị trẻ mắc Covid-19
Sarah Ash Combs, bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Quốc gia ở thủ đô Washington, thường bắt đầu ngày làm việc bằng việc hỏi các bệnh nhi Covid-19 trong phòng cấp cứu: "Hôm nay con đi tất gì vậy?"
09:00 04/10/2021
Sau đó, Combs kéo ống quần lên, để lộ cho bệnh nhân thấy đôi tất của cô khi thì cọc cạch, khi thì đầy họa tiết động vật. Nếu đứa trẻ thích đôi tất đó, hai người sẽ ăn sushi.
"Công việc của tôi là điều trị cho trẻ em, giúp chúng cảm thấy an tâm hơn. Dù phải đi tất lấp lánh hoặc nói thật to bằng giọng kỳ cục, tôi cũng sẵn lòng", cô chia sẻ.
Combs trở lại phòng cấp cứu sau thời gian nghỉ sinh con đầu lòng hồi đầu tháng 5/2020. Vào buổi đầu đại dịch, cô thấu hiểu nỗi lo lắng của các phụ huynh có con mắc Covid-19.
Cùng ngày Combs tạm biệt chồng và đứa con hai tháng tuổi để đi làm, cô gặp một bệnh nhân Covid-19 cũng mới hai tháng tuổi. Ngồi bên mẹ của em bé, Combs cảm thấy lo lắng. Thông thường, cô trấn an cha mẹ bằng cách nói cho họ biết chính xác những gì có thể xảy ra nhờ kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, Covid-19 là căn bệnh mới và cộng đồng y khoa chưa hiểu hết về nó. May mắn thay, em bé đó đã bình phục.
Việc tương tác với gia đình bệnh nhân giúp cô được kết nối, nhưng cũng mang nhiều căng thẳng. Do yêu cầu hạn chế tiếp xúc, mỗi trẻ chỉ được một bố hoặc mẹ túc trực bên cạnh. Điều này khiến phụ huynh lo sợ, buồn bã và bực bội khi thấy con nằm trên giường bệnh.
Combs phải trả lời phụ huynh với lý do hợp lý, nêu chi tiết các quy định và tầm quan trọng của việc kiểm soát lây nhiễm. "Tuy nhiên, trong lòng tôi rất buồn. Tôi hiểu những gì họ đang trải qua. Chúa ơi, tôi không thể tưởng tượng được nếu con mình rơi vào cảnh đó", Combs nói.
Báo cáo của Viện Nhi khoa Mỹ (AAP), công bố ngày 20/9, cho thấy số trẻ mắc Covid-19 chiếm 26% tổng số ca nhiễm toàn quốc. Khoảng 290 trẻ em phải nhập viện mỗi ngày vì nCoV, theo số liệu ngày 26/9 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Bác sĩ tâm lý Sanchita Sharma tại Children National thường vào cuộc khi Covid-19 tác động tiêu cực đến tinh thần của trẻ. Sharma cho biết khi đại dịch bùng phát, các gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế đặc biệt dễ tổn thương.
"Rất nhiều bệnh nhân mà tôi gặp hiện nay đều có người nhà qua đời vì Covid-19", Sharma nói. Vì vậy, ngoài điều trị các vấn đề của trẻ, cô còn giúp bệnh nhi đối phó với nỗi đau khi người thân tử vong vì Covid-19.
Đại dịch đã đẩy những lo lắng về tài chính đi kèm với bệnh tật của một số gia đình lên cao, bao gồm những phụ huynh phải tận dụng thời gian trẻ đi học để đi làm.
"Khi một đứa trẻ nhiễm virus, chúng không được đến nhà trẻ, buộc cha mẹ phải ở nhà chăm sóc và điều này ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình", Sharma nói.
Theo Sharman, việc trò chuyện và giải thích cho phụ huynh hiểu về dịch bệnh cũng như giải pháp cho con họ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bác sĩ thậm chí giúp cha mẹ giải quyết vấn đề tâm lý vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần các con.
Mai Dung (Theo CNN)
Triệu phú đô la Vương Phạm tiết lộ danh tính "trùm cuối" đứng tên mọi tài sản triệu đô của mình tại Mỹ và bài học bố dạy để dù có tiền cũng quyết chọn sự giản dị
Vương Phạm - Triệu phú đô la từng xuất hiện trong các video của Khoa Pug cùng "ông trùm" kim cương Johnny Đặng tại Mỹ.