Bài học nhớ đời cho người trốn thuế bằng cách gửi tiền về VN
Dưới đây là chia sẻ của một người Việt Nam đang sống và làm việc tại Pháp (nguyên văn bình dân):
21:21 14/07/2024
Như các bạn đang sống và làm việc ở Pháp cũng biết là năm nào chúng ta cũng được nhắc về chuyện khai thuế thu nhập, nhiều bạn Việt Nam mình biết và nhiều bạn bè xung quanh mình vẫn bảo nhau cách giảm thuế bằng cách gửi tiền về Việt Nam danh nghĩa giúp đỡ gia đình để phải đóng chỉ vài trăm Eur thay vì 2 -3,000 eur.
Anh bạn mình cũng không phải ngoại lệ. Anh ấy đã ra trường đi làm 4-5 năm rồi, mấy năm nay anh ấy cũng gửi tiền về VN để giảm thuế mỗi năm đóng 300-400 eur thôi). Anh làm rất yên tâm và tự tin chắc chắn vào cách này, và anh ấy cũng khuyên mình làm vậy (may mà mình chưa làm !!!).
Vâng, sông Seine vẫn cứ lặng lẽ trôi và mọi thứ trên đời vẫn cứ yên ả tốt đẹp như vậy cho đến 1 ngày đẹp trời mùa thu nắng vàng năm ngoái thì anh ấy nhận được 1 cái trát của sở thuế gửi về nhà thông báo việc anh ấy đã trốn thuế 3 năm nay, yêu cầu lên trình diện và nộp toàn bộ số tiền đã trốn và tiền phạt bổ sung !!!
Tất nhiên nhận được cái thư này không khác gì cảm giác đau như bị sở thuế cầm chai cắm vào… Anh ấy điên tiết sục sôi khí thế như Kinh Kha qua sông đi ám sát Tần Thuỷ Hoàng, phi lên thẳng sở thuế cãi tay đôi theo kiểu tôi gửi tiền về quê nghèo phụ giúp thầy u mà các người ky bo sồn sồn quy cho người ta trốn thuế là thế nào !!!
Lúc đấy sở thuế họ mới chìa giấy tờ hồ sơ chỉ ra rằng, trong 3 năm trước anh ấy gửi tiền về VN rất nhiều để giảm thuế, lẽ ra phải đóng tổng cộng gần 10,000 eur thuế (3 năm) thì bằng cách đó chỉ phải đóng chưa đến 1,500 eur.
Việc này xảy ra liên tiếp 3 năm nên họ quy rằng đây là trốn thuế có chủ đích và thực hiện nhiều lần. Tất nhiên anh ấy cãi là tôi gửi về nhà nuôi bố mẹ quê nghèo abc cái lọ cái chai, nhưng khốn nỗi là không ngờ được sở thuế làm tinh vi quá. Họ chìa ra cho anh ấy xem list mức sống và thu nhập ở Việt nam, thậm chí còn chi tiết cả các vùng như thành phố lớn như Hà Nội, Hải phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, và các tỉnh loại 1,2,3….,
Và tất nhiên bố mẹ anh ấy có lương hưu ở VN dư dả sống chứ không phải dạng nghèo kiết xác gì cả. Vấn đề ở đây là hồi trước anh bạn mình đi du học rồi sau này đi làm đã đón bố mẹ sang du lịch, nên các giấy tờ hồ sơ từ xưa về du học chứng minh tài chính nghề nghiệp thu nhập tài sản… của bố mẹ anh ấy đã được lưu trữ giờ làm bằng chứng không chối cãi được.
Đến nước đó thì anh bạn mình mặt ngắn tũn mắt chữ O mồm chữ A chỉ còn cách khóc bằng tiếng mán nước mắt nước mũi tùm lum xin xỏ họ nương tay nhưng chả ăn thua gì cả.
Chốt hạ là cuối cùng anh bạn chí cốt đáng thương của mình phải đóng đủ thuế 3 năm trước (gần 10,000 eur) và nộp phạt thêm gần 8,000 eur nữa, thời hạn là 6 tháng để tự giác thực hiện. Buồn cười là anh ấy còn khai nhà không có tivi để trốn thuế tivi (hơi nhảm), nhân viên thuế cũng bảo luôn là bọn tôi biết thừa ông kí hợp đồng với SFR từ lâu rồi đừng tưởng bọn tôi là trẻ trâu mà chơi trò đấy !!!! .
Khốn khổ thêm cái nữa là anh ấy cũng đang xin quốc tịch, giờ dính phốt to thế này nên giờ suốt ngày than thở lo lắng chán đời sợ bị từ chối. Nói chung là vật vờ lắm, tiền nộp đã đành mà giờ bị từ chối quốc tịch vì vụ này nữa thì chắc phát rồ !!!
Chuyện mới xảy ra với anh bạn mình thôi, mình kể ra đây để các bạn cẩn thận coi đấy mà tránh bị trường hợp tương tự. Nếu gia đình khó khăn cần gửi tiền về thì cứ gửi, nhưng nếu gửi chỉ để giảm thuế trốn thuế thì bình tĩnh suy nghĩ kĩ.
Cá nhân mình thấy chúng ta sống trong xã hội này đã là quá tốt rồi, hưởng đủ mọi thứ, chúng ta sang du học thì học phí quá rẻ, thuê nhà được CAF, giảm giá tàu xe du lịch bét nhè quá nhiều ưu đãi, năm đầu đi thực tập không phải đóng thuế lại còn đươc cho tiền 600,700 eur, sau lấy vợ lấy chồng có con thì được cho tiền, hàng tháng cho CAF trẻ con, ốm đau đi viện thì có bảo hiểm gần như miễn phí….
Lúc còn sinh viên còn nghèo thì ta được giúp đỡ, vậy nên khi đi làm có tiền, sống sướng hơn xưa rất nhiều thì chẳng có lí do gì để chúng ta trở thành kẻ tráo trở được. Bản thân mình thì cũng may chưa làm theo lời anh bạn, hàng năm vẫn đóng đầy đủ thuế, mặc dù cũng cảm giác đau xót tiếc tiền lắm chứ nhưng vẫn phải chấp hành thôi.
pv / viethome
Vì sao bố mẹ sinh trong thời khó vẫn nhà xe đủ cả, giới trẻ đi làm quanh năm có người chẳng đủ ăn, nợ nần chồng chất
Cuộc sống của mỗi người là do chính người đó làm chủ. Nếu như có thể quản lý tốt chi tiêu của bản thân, tích cực kiếm tiền, tiết kiệm, bạn sẽ có cuộc sống đủ đầy hơn về vật chất. Ngược lại, nhiều người lại có thói quen kiếm 10 đồng nhưng tiêu hết 10 đồng, thậm chí còn phải vay nợ để sống… qua ngày.