Bakersfield của California đứng đầu danh sách ‘cực kỳ nghèo khổ’
Tuy nền kinh tế Mỹ liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, dân chúng ở một số nơi không có được hưởng lợi nhờ sự tăng trưởng này, theo kết quả ghi nhận từ các dữ liệu thống kê.
04:30 26/04/2018
Các chuyên gia cho hay nền kinh tế Mỹ có thể sắp đạt được mức phát triển liên tục lâu nhất từ trước tới nay, tuy nhiên một số thành phố ở Mỹ đã bị bỏ quên, với nhiều người dân ở những nơi này sống tập trung vào những khu vực có mức lợi tức vô cùng thấp.
Tại 20 khu vực thị tứ Mỹ, mức độ người dân sống trong các khu phố được coi là vô vùng nghèo khổ đã tăng hơn 3.5% trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2016.
Theo một bản báo cáo của 24/7 Wall Street, dựa trên các con số có từ cuộc Thống Kê Dân Số, thành phố Bakersfield, tiểu bang California, là nơi có sự gia tăng nhiều nhất về tình trạng nghèo khổ cho cả một khu vực.
Các con số này cho thấy số dân ở Bakersfield sống trong hoàn cảnh cực kỳ nghèo khổ tăng từ 16% năm 2010 lên 32.5% trong năm 2016.
Thành phố Fresno, tiểu bang California, được sắp hạng thứ nhì về mức gia tăng nghèo khổ của một khu vực, tiếp theo đó là Springfield, Massachusetts, Albuquerque, New Mexico và Detroit, Michigan.
Các thành phố khác trong ‘top ten’ gồm cả Youngstown, Ohio; Toledo, Ohio; Sacramento, California, Oklahoma City và Phoenix.
Các khu phố với mức nghèo khổ cao cũng thường thấy có tình trạng thất nghiệp cao, trình độ học thức thấp và mức độ tội phạm cao.
Bộ Y Tế và Xã Hội Mỹ định nghĩa khu vực đông đảo người nghèo khổ là những nơi có ít nhất 40% cư dân trong giới nghèo. Mức nghèo được định nghĩa là có lợi tức hàng năm là $25,100 mỗi năm cho một gia đình bốn người và $12,140 cho một người.
Biến đổi khí hậu sẽ khiến California ít bị hạn hán hơn
Theo một nghiên cứu mới, California sẽ hứng chịu ít đợt hạn hán khắc nghiệt hơn sau khi xảy ra sự biến đổi khí hậu.