Bạn biết gì về hạn sử dụng ghi trên bao bì thực phẩm
Bạn đã từng vất hàng chục cái trứng vào thùng rác chỉ vì ở ngoài bao bì có ghi ngày hết hạn sử dụng đã quá một tuần lễ? Bạn cũng đã có hành động như thế vì một lý do tương tự khi nhìn thấy một hộp súp hành chưa được mở nắp?
11:39 19/04/2017
Tính ra có đến 90% người Mỹ vất đi những loại thực phẩm một cách không cần thiết, rõ ràng là vô tình lãng phí tiền bạc của mình.
Theo một nghiên cứu của Hội Đồng Bảo Vệ Nguồn Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Viện Chính Sách – Luật Thực Phẩm của trường đại học Luật Khoa Harvard, hầu hết ngày hết hạn sử dụng được ghi ở ngoài vỏ bao bì các loại thực phẩm là vô nghĩa và chỉ làm người tiêu thụ bối rối. Tồi tệ hơn, nó còn là nguyên nhân khiến chúng ta huỷ hoại các món ăn lẽ ra có thể được chấp nhận, vì chúng ta không bị hề hấn gì khi ăn vào.
Nhà khoa học Dana Gunders, Thành Viên Của Hội Đồng Bảo Vệ Nguồn Tài Nguyên Thiên Nhiên, viết tắt là NRDC nói rằng có nhiều sự ngộ nhận chung quanh quy định hạn sử dụng của một loại thực phẩm và đó là sự lãng phí rất lớn. Bà ước lượng rằng mỗi bà nội trợ đã vất đi một khối lượng thực phẩm trị giá từ 275 đến 400 Mỹ kim mỗi năm và đây không chỉ là một vấn đề đáng quan tâm riêng tại Hoa Kỳ.
Một cuộc nghiên cứu ở Anh cho thấy khoảng 20% số lượng thực phẩm trên thị trường đã bị các bà nội trợ ném thẳng vào thùng rác vì sự nhầm lẫn hoặc vì sự giải thích sai lạc về ngày hết hạn sử dụng. Phúc trình của cuộc nghiên cứu này thúc giục các ngành kỹ nghệ thực phẩm và chính phủ lập ra một hệ thống có ghi ngày hết hạn sử dụng của các loại thực phẩm giúp người tiêu thụ dễ nhìn, dễ nhận biết hơn, rõ ràng hơn.
Trong khi chờ đợi chính phủ ban hành một quy định rõ ràng, bạn làm thế nào để bảo vệ sức khoẻ của gia đình mình, đồng thời để khỏi phải vất đi những món ăn tốt? Chúng tôi xin đề nghị một số điểm như sau.
Nhiễm độc khác với hư thối
Có sự khác nhau giữa hai trạng thái này. Một số thực phẩm sẽ bị hư nếu để quá lâu mà không xài tới. Nhưng một quả trứng được giữ trong tủ lạnh quá 5 tuần lễ so với hạn sử dụng ghi trên nhãn không có dấu hiệu cho thấy chúng sẽ trở thành món ăn độc hại.
Theo nhà khoa học Dana Gunders, trước khi quyết định vất một món thực phẩm nào thì bạn ít ra cũng nên mở hộp ra, hít ngửi cái mùi và nếm thử. Nếu bạn nhận thấy mọi thứ có vẻ bình thường, không có gì lạ thì món thực phẩm đó có thể ăn được. Tuy nhiên, bạn nên loại trừ món thịt, thịt gà và các thực phẩm đóng gói như bánh mì sandwiches và món rau trộn rất dễ bị hư và đe doạ sức khoẻ của bạn.
Bạn nên biết rằng hầu hết các loại thực phẩm được giữ trên kệ quá lâu sẽ không làm bạn bị bệnh. Gunders thêm rằng, khi bạn nghe tin bùng phát dịch E. Coli hoặc salmonella, thì nguyên nhân gây ra thường là vì mầm bệnh đã bị nhiễm trong thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tình huống đó hoàn toàn khác với món sữa, thường phải qua một quá trình tự nhiên trước khi phân huỷ. Mùi vị của sữa sẽ trở nên khác thường để bạn nhận biết ngay trước khi dùng.
Nhiệt độ quan trọng hơn hạn sử dụng
Sau mỗi lần đi chợ, bạn mang về nhà đủ loại thực phẩm, hãy cất vào tủ lạnh ngay. Nhiệt độ của thực phẩm quan trọng hơn độ tuổi của nó. Gunders nói rằng nếu bạn để món ăn nào đó trong chiếc xe ngộp nóng vài tiếng đồng hồ thì coi như tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, khiến món ăn không còn an toàn để sử dụng.
Bạn nên chú ý đến định nghĩa của các nhãn ghi:
– Sell by: ngày mà món thực phẩm cần phải được đưa xuống khỏi kệ. Ngày này giúp nhà sản xuất đo lường được tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Sự chỉ định này chỉ có ý nghĩa đối với tiệm bán thực phẩm và hoàn toàn không có nghĩa liên quan đến sự an toàn. Có đến 9/10 người tiêu thụ nhầm lẫn về điều này, vô tình vất đi những món ăn vẫn còn tốt, không đe doạ gì đến sức khoẻ của bạn.
– Used by và Best by: là ngày sản xuất, không hề là lời cảnh cáo rằng thực phẩm sẽ bị hư sau ngày đó, mà chính là ngày tốt nhất để sử dụng. Theo Gunders thì 80% ngày ghi trên sản phẩm có ý nghĩa như một lời đề nghị. Không có sự hướng dẫn nào về mặt pháp luật liên quan đến ngày này. Theo bà thì mọi người phải hiểu rằng ngày được ghi như thế để mọi người đoán rằng thực phẩm đó cần được sử dụng với một số lượng muối nhiều hơn, bởi nó đã bị nhạt đi rồi.
Gunders cho rằng bạn nên thận trọng đối với ngày ghi hạn sử dụng được ghi trên bao bì những loại thực phẩm sẵn sàng để ăn, chẳng hạn như sandwich hoặc món rau trộn với thịt. Những loại thực phẩm này nếu được treo trên kệ quá lâu, nó có thể bị nhiễm khuẩn, được gọi là listeria kể cả khi được cất trong tủ lạnh lâu ngày.
Người Việt ở Mỹ chuộng nước mắm đã pha chế thành ‘nước chấm’?
Ba lần đến Mỹ vào những năm khác nhau: 2014, 2016 và 2017 với thời gian ở lại mỗi lần ít nhất một tháng và thường xuyên vào bếp nấu ăn cho các con – bọn trẻ sinh sống tại tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ – tôi thấy thứ “nước mắm” mà người Việt ở Mỹ đang dùng thực chất chỉ là nước chấm hay còn gọi là nước mắm “công nghiệp”.