Bạn có cho rằng nên mua nhà trước khi kết hôn?
Theo những con số thống kê gần đây, có nhiều cặp vợ chồng, thay vì kết hôn trước khi mua nhà thì lại mua nhà trước khi chính thức kết hôn.
09:30 28/04/2018
(Hình minh họa: Getty Images)
Bao nhiêu người mua nhà trước hôn nhân
Theo một cuộc nghiên cứu của Coldwell Banker, cứ bốn cặp, tuổi từ 18 đến 34, lại có một cặp cùng nhau mua một căn nhà trước khi thành hôn. Một cuộc thăm dò khác do tạp chí Money thực hiện cho biết 40% những người trẻ tuổi cảm thấy họ nên sở hữu nhà trước khi kết hôn. Có thể bạn đồng ý như vậy và muốn thực hiện giấc mơ làm chủ một căn nhà trước khi kết hôn. Nhưng trước hết bạn hãy đọc những lời khuyên hữu ích sau đây để biến giấc mơ của bạn thành sự thật.
Biết điểm tín dụng của bạn
Trong khi những cặp đã thành hôn thường được coi như một đơn vị duy nhất, bạn có lợi thế với tính cách một cặp không có hôn thú để quyết định người nào thích hợp nhất để mua nhà. Dĩ nhiên điều này có nghĩa người nào có điểm tín dụng tốt nhất và có nhiều tài sản nhất. Bạn có thể chọn giải pháp cùng ký tên hoặc cùng sở hữu căn nhà của bạn nếu bạn muốn. Tuy nhiên, nên nhớ rằng nếu một trong hai người được đánh giá tín dụng không tốt lắm, điều đó có thể giảm số tiền mà họ đủ điều kiện để vay.
Căn nhà do ai đứng tên
Có ba giải pháp chính mà bạn có thể sử dụng, để đứng tên làm chủ căn nhà với tính cách một cặp không có hôn thú.
1- Chủ nhà duy nhất: Điều này có nghĩa một trong hai người sẽ là chủ nhà duy nhất, chịu trách nhiệm 100% về món nợ thế chấp. Người kia không được đả động tới trên giấy chủ quyền, do đó người đó không có quyền hoặc trách nhiệm gì đối với căn nhà.
2- Sở hữu chung (Tenants in Common): Trên pháp lý, điều này có nghĩa cả hai người đều làm chủ căn nhà, nhưng với những mức độ khác nhau. Chẳng hạn, một người có thể làm chủ 60% trong khi người kia chỉ làm chủ 40%. Nên nhớ rằng điều này sẽ cản trở việc chuyển nhượng toàn thể căn nhà của bạn cho người kia, nếu một trong hai người qua đời, thay vào đó, người còn sống sẽ giản dị nắm một tỉ lệ quyền sở hữu căn nhà. Để tránh tình trạng này, những người sống chung có thể làm di chúc chuyển nhượng phần căn nhà mà họ làm chủ cho người kia sau khi họ qua đời.
3- Đồng sở hữu (Joint Tenant): Theo giải pháp này, hai người sẽ làm chủ căn nhà một cách đồng đều. Nếu một trong hai người từ trần, căn nhà sẽ đương nhiên thuộc về người còn sống. Theo luật lệ tại một số tiểu bang, trên nguyên tắc một cặp vợ chồng đương nhiên đồng sở hữu căn nhà mà họ làm chủ.
Nên nhớ món nợ thế chấp có tính cách vĩnh viễn
Nếu bạn chọn giải pháp đồng sở hữu căn nhà và rồi mối liên hệ chấm dứt, bạn vẫn chịu trách nhiệm 100% về món nợ thế chấp nhà. Do đó điều quan trọng là bạn phải chọn một căn nhà, mà bạn đủ sức một mình trả nợ. Điều này cũng có thể xảy ra nếu người bạn đời của bạn đau ốm hoặc mất việc làm và không thể đóng góp về mặt tài chánh.
Thiết lập một thỏa thuận pháp lý
Về mặt kỹ thuật, nếu bạn đồng sở hữu một bất động sản, cả hai người đều bị ràng buộc với bất động sản về mặt pháp lý. Bạn có thể tham khảo với một luật sư để thiết lập một thỏa thuận, mô tả người nào sẽ chịu trách nhiệm về những khía cạnh nào của bất động sản. Thí dụ, người nào sẽ phải trả nợ thế chấp, tiền thuế, phí tổn sửa chữa căn nhà, v.v… Thỏa thuận này sẽ ngăn ngừa nhiều nhức đầu sau này.
Nên biết rằng các chi phí không phải chỉ gồm giá mua căn nhà
Làm chủ một căn nhà là một cuộc phiêu lưu lớn. Một cuộc phiêu lưu đi kèm với nhiều chi phí bất ngờ. Và bạn cần có khả năng tài chánh để thanh toán những chi phí đó.
Orange County: Cảnh sát bắt 7 người buôn lậu súng và ma túy
Các cơ quan công lực hôm Thứ Năm khám nhiều nơi ở Orange County, tịch thu nhiều súng và ma túy, đồng thời bắt bảy người bị tình nghi dính líu.