Bạn đã biết cách thể hiện cảm xúc sành điệu như người bản ngữ?
Nếu bạn thắc mắc tại sao đã học tiếng Anh ít nhất 5 năm rồi nhưng vẫn không thể nói tự nhiên như người bản ngữ? Vậy thì hãy xem bí kíp thể hiện cảm xúc giống người bản ngữ sau đây nhé.
01:49 12/12/2017
1. “Not fussed”, “not bothered”
Khi bạn muốn đi ăn tối và bạn của bạn hỏi bạn sẽ đi ăn đồ Thái hay Ý. Bạn nói rằng bạn thích tất cả và không biết nên ưu tiên chọn cái nào cả. Khi đó bạn sẽ nói: “not fussed” hoặc “not bothered”
Not fussed = not bothered = I have no preference = I’m happy with any suggestion: Tôi không có sự ưu tiên nào cả, không thực sự thích cái nào hơn, gì cũng được.
2. “Fair enough”
Fair enough = That’s acceptable = That’s reasonable
Đó có thể là vào ngày sinh nhật của bạn và bạn thân của bạn nói rằng anh ấy không thể đến vì anh ấy phải làm việc. Điều này thật là tồi tệ nhưng bạn sẽ không thể nổi giận anh ta bởi công việc mà anh ta bắt buộc phải làm.
Vì thế phản ứng của bạn sẽ là: That’s fair enough. You have to work. I understand. Hay ngắn gọn hơn chỉ cần “Fair enough” là đủ.
“Fair enough” còn được sử dụng khi bạn không muốn tiếp tục cuộc tranh luận với người khác. Bạn và người khác không cùng quan điểm và bất cứ khi nào muốn kết thúc cuộc tranh luận, đơn giản thôi hãy nói: Fair enough. Điều đó có ý nghĩa đại khái như: Đó là ý kiến của bạn. Đây là ý kiến của tôi. Ý kiến của bạn không thể thay đổi suy nghĩ của tôi và tôi cũng không cố thay đổi suy nghĩ của bạn. Hãy dừng cuộc tranh luận lại thôi!
3. “I suppose so”
Trong một cuộc nói chuyện, khi bạn đồng ý làm một điều gì đó và bạn không tìm được lý do nào để nói không cả.
Ví dụ:
Một cậu bé đòi mẹ cho ăn kem.
Boy: “Can we get ice cream?” (Mẹ ơi chúng ta có thể ăn kem chứ?)
Mom: “Yeah! suppose so!”(Yeah! Mẹ nghĩ là có thể được)
“Suppose so” có nghĩa là cô ấy không hoàn toàn muốn nhưng vẫn nói không có lý do nào để nói không cả.
4. I’m afraid = I’m sorry but…: Tôi e sợ…, Tôi xin lỗi nhưng...
Nó được sử dụng khi bạn muốn nói một tin không tốt hay từ chối một điều gì đó.Khi một ai đó mời bạn tới bữa tiệc của họ và bạn không thể tới được. Khi đó bạn nói: I’m afraid i can’t hoặc I’m afraid not. (Tôi sợ rằng tôi không thể).
5. May as well, Might as well
Khi bạn đến một bữa tiệc thật tồi tệ vì nó có mấy tay bạn không thích và nhạc nhẽo ở đó được bạn xếp vào hàng thảm họa, bạn nghĩ rằng ở nhà còn tốt hơn đến đây. Bạn nói: I might as well have stayed at home. (Tôi nghĩ đáng lẽ tôi nên ở nhà). Hoặc nói: I may as well go home. (Tôi nghĩ có lẽ tôi nên về nhà còn hơn).
Trên đây là 5 cụm từ nhỏ nhưng chắc chắn chưa bao giờ bạn được học trường lớp nào cả, tuy nhiên nó sẽ rất hữu ích giúp cải thiện việc học của bạn. Hãy luyện tập sử dụng 5 cụm từ này mỗi ngày nhé!
Tiếng Anh cho người lười thời đại smartphone
Thời đại công nghệ số đã mang đến cho bạn những tiện ích tốt nhất giúp thoát khỏi sự nhàm chán của việc học tiếng Anh kiểu truyền thống, kể cả khi bạn là kẻ lười biếng nhất.