Bán thực phẩm cận date: Mô hình kinh doanh mới lạ ở Mỹ làm thay đổi quan niệm về hạn sử dụng

Tại Daily Table, không có thứ gọi là rác thải thực phẩm. Bằng cách biến thức ăn thừa thành cơ hội kinh doanh, Doug Rauch – sáng lập viên kiêm chủ tịch cửa hàng phi lợi nhuận Daily Table – muốn giải quyết hai vấn đề lớn ở nước Mỹ: Lãng phí thức ăn và tiếp cận với nguồn dinh dưỡng hợp lý.

08:38 25/06/2017

photo1498276611261-1498276611422-7-53-339-588-crop-1498276663527

Khách hàng mua thực phẩm ở Daily Table thường được chiết khấu cao bởi chúng thường là hàng dự trữ thừa hoặc hàng gần đến ngày “best by” hoặc “sell by”.

Có một số người lầm tưởng khi hàng hóa đến ngày “best by” hoặc “sell by” tức là không thể dùng được nữa và vứt bỏ. Trong khi những thông số này hoàn toàn không liên quan đến rủi ro thực phẩm bị nhiễm độc hay các loại bệnh truyền qua thực phẩm.

Cụ thể như ngày “best by” để chỉ ngày cuối cùng mà sản phẩm (thường là đồ khô, đồ đóng hộp) vẫn đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất. Còn sau đó, giá trị của sản phẩm sẽ giảm dần. Nếu bán đồ quá hạn sử dụng này thì vẫn không bị tính là phạm luật.

Ngày “sell by” được dùng để khuyến cáo các nhà bán lẻ chứ không phải là thông tin dành cho khách hàng.

Nó là một công cụ marketing do các nhà sản xuất thực phẩm đưa ra để đảm bảo doanh thu của sản phẩm trong cửa hàng, vì thế chúng vẫn có thể dùng được rất lâu sau khi người dùng mua chúng. Tuy vậy, người tiêu dùng lại nhầm lẫn rằng đó là ngày mang ý nghĩa tư vấn về việc mua sản phẩm.

Chính vì lý tâm lý đó của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng tạp phẩm thường không nhận hàng từ nhà sản xuất trừ khi nó còn hạn hơn 30 ngày. Thay vì nhà sản xuất vứt chúng vào thùng rác, Daily Table đã thu gom và bán với giá chiết khấu.

Khoảng 20-25% lượng hàng hóa bán tại đây là được tặng từ các nhà sản xuất. Cho đến nay, nhóm của Rauch đã bán được 1,3 triệu cân thực phẩm kiểu này.

Mô hình này giúp Daily Table bán thực phẩm ở mức giá cực thấp. Ví dụ như 1 lít sữa Organic Valley trong cửa hàng của ông chỉ có giá 99 cent. Một nhà sản xuất đã tặng lô sữa này cho Daily Table vì nó chỉ còn cách ngày “sell by” 2 ngày. Mức giá được thiết lập để làm sao toàn bộ số sữa này sẽ được bán hết trong 2 ngày đó.

Ngoài ra, những mặt hàng thường xuyên xuất hiện ở Daily Table là cá ngừ với giá 50 cent/hộp, chuối 29 cent/kg. Tuy nhiên Rauch nói điểm bất lợi của Daily Table là khách hàng không thể tìm thấy tất cả loại hàng hóa thực phẩm tại cửa hàng. Ví dụ như bạn không thể tìm thấy dầu ăn và gia vị.

Daily Table còn có dịch vụ chế biến thực phẩm, tức tận dụng phần thực phẩm không bị hỏng để chế biến. “Tôi có thể nhận một hộp bơ mềm vì chúng tôi có những nhân viên ở đây. Họ có thể tách những phần tốt khỏi những phần xấu”, Rauch nói.

Tuy nhiên, tất cả những thứ được bày bán trong cửa hàng đều được kiểm định bởi chuyên gia dinh dưỡng, Rauch nói. Và với mức giá thấp đủ để những người nhận viện trợ thực phẩm có thể mua.

Ban đầu, Rauch dự định sẽ nhận cả những thực phẩm đã qua ngày “sell by” chứ không phải gần đến ngày đó mà chất lượng vẫn ổn. “Việc chúng ta đang ném tất cả những đồ ăn đó vào t

thùng rác là một tội ác”, Rauch nói. “Thực phẩm là một nguồn tài nguyên quý giá”.

Nhưng trong các cuộc nói chuyện với cộng đồng, ông nhận ra rằng rất nhiều người đã hiểu lầm về ngày tháng được in trên thực phẩm. Mọi người vẫn nghi ngại liệu những đồ ăn đó có an toàn hay không.

Hiện nay, nước Mỹ không hề có quy định nào về việc sử dụng các ngày ghi trên thực phẩm, mặc dù Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) có quyền quản lý việc ghi nhãn hàng gây nhầm lẫn.

Quy định ghi ngày duy nhất hiện chỉ liên quan đến các sản phẩm sữa bột trẻ em, vì các chất dinh dưỡng trong loại sữa công thức sẽ mất dần chất theo thời gian.

Dù sao đi chăng nữa, quan niệm sai lầm phổ biến khiến Rauch quyết định không bán bất cứ thứ gì đã qua ngày “best by” hoặc “sell by”. Vì vậy, ông đã thay đổi nguồn cung cấp hàng hóa từ các cửa hàng tạp hóa đến các nhà sản xuất.

Tại sao không bán miễn phí? Rauch nói Daily Table bán mặc dù với giá chẳng đáng là bao nhưng bởi vì hầu hết người Mỹ không muốn được bố thí. Khách hàng của ông là những người lao động nhưng gặp khó khăn về kinh tế.

Rauch cũng muốn bản thân Daily Table phải hoạt động độc lập. Kể từ ngày mở cửa hồi tháng 6/2015, Rauch muốn Daily Table trở thành một doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh cộng đồng thông qua nhận tài trợ. Ngày nay, cửa hàng đang được tự cấp vốn 75%, còn lại đến từ các quỹ tài trợ.

Lợi nhuận của Daily Table hiện nay thấp hơn so với suy nghĩ ban đầu của Rauch bởi công ty đã chuyển sang mua thức ăn nhiều hơn là nhận quyên góp. “Chúng tôi nhận ra mô hình kinh doanh của chúng tôi là dựa trên khối lượng…

Chiến lược của chúng tôi là đa đơn vị”, ông nói. Mặc dù hoạt động chế biến thực phẩm hiện vẫn chưa đem về lợi nhuận nhưng đó là một trong số những trọng tâm của mô hình.

Nó phù hợp cho những người bận rộn không có nhiều tiền nhưng vẫn có được loại thực phẩm dinh dưỡng. Rauch dự định sẽ mở một cửa hàng mới ở thành phố Boston trong tương lai gần

soha.vn

Tags:
Luật sư Mỹ nặng lòng với trẻ em Việt Nam

Luật sư Mỹ nặng lòng với trẻ em Việt Nam

Trở về Mỹ sau khi thăm một trung tâm bảo trợ xã hội tại Đà Nẵng năm 2011, Larry Borten không thôi trăn trở về những gì ông nhìn thấy.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất