Bảo tàng Lịch sử Los Angeles chuẩn bị mở cửa sau 16 năm trì hoãn
Các nhà hoạt động vì cộng đồng đã chiến thắng vào năm 2001 khi một sân ga trung tâm bị bỏ hoang được dự kiến sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp, thay vào đó đã được bán để sử dụng làm một công viên ngay giữa trung tâm lịch sử của Los Angeles.
03:30 21/04/2017
Các nhà hoạt động vì cộng đồng đã chiến thắng vào năm 2001 khi một sân ga trung tâm bị bỏ hoang được dự kiến sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp, thay vào đó đã được bán để sử dụng làm một công viên ngay giữa trung tâm lịch sử của Los Angeles.
Họ đã chờ đợi bây lâu cho một ốc đảo giữa thành thị nở hoa giữa vùng đất rộng 32 héc-ta kẹp giữa Chinatown và Sông Los Angeles, xung quanh là các khu dân cư, cửa ngõ gia nhập của những người di cư tại L.A trong suốt gần 200 năm qua.
Được đưa vào giai đoạn lên ngân sách và xây dựng trong suốt 16 năm, Công viên Lịch sử của Los Angeles sẽ chính thức mở cửa vào thứ Bảy tới đây.
Vào ngày thứ Hai, Sean Woods, người quản lý công trình của công viên, đã đồng ý cho các nhân viên xén tỉa cây cối và quét dọn lối đi để chuẩn bị cho sự kiện này.
“Tuyệt đẹp phải không?” Ông nói. “Các bạn đang chứng kiến một địa điểm mới toanh ở trung tâm phục vụ tụ tập đông người, thả diều, đá bóng, hoặc chỉ đơn giản là thoát khỏi cuộc sống bận rộn. Đây cũng là nơi tôn vinh các giá trị văn hóa lịch sử của thành phố .”
Địa điểm này chính là nơi một đội quân viên chinh Tây Ban Nha được dẫn dắt bởi Đại úy Gaspar de Portola đã chiến lĩnh dòng sống vào năm 1759 và dựng nên một doanh trại gần ngôi làng của người Mỹ bản xứ Yang-Na.
Các bạn đang chứng kiến một địa điểm mới toanh ở trung tâm phục vụ tụ tập đông người, thả diều, đá bóng, hoặc chỉ đơn giản là thoát khỏi cuộc sống bận rộn.
- Sean Woods, chủ dự án Công viên Lịch sử Los Angeles
Dọc theo vùng đất là Zanja Madre - một mạng lưới ống dẫn cho các công trình xây dựng dùng để vận chuyển nước tưới cho thành phố trẻ bởi một bánh xe nước khổng lồ.
In đậm dấu ấn thời gian và cát bụi là những tàn tích của một sân ga được xây dựng từ 1876 để phục vụ những chuyến tàu đến từ hãng Đường sắt Southern Pacific.
Chỉ cách đó vài tòa nhà, phân biệt chủng tộc dâng lên đến đỉnh điểm vào ngày 24 tháng 10 năm 1871, 500 người da trắng đã sát hại 19 người Trung Quốc, 15 người trong số đó bị treo cổ. Nổi tiếng với cái tên “Vụ thảm sát người Trung quốc”, chiến dịch tàn ác này đã làm náo loạn báo chí cả nước thời bấy giờ, khi coi Los Angeles giống như một cõi địa đàng nhuốm máu.
Những người già trong khu vực còn nhớ khi các nhà phát triển và chính quyền thành phố ép hơn một nghìn gia đình phải ra khỏi Chavez Ravine vào những năm 1950, chỉ ngay phía Bắc của công viên, để xây dựng một sân vận động mà hiện tại đội Dodgers đang sử dụng.
Vào những năm 1990, khu vực này trở thành một chiến trường về kiện tụng, gây nên phẫn nộ trên khắp thành phố vì kế hoạch biến nó thành một trung tâm công nghiệp. Chịu thua trước áp lực gia tăng từ một nhóm các nhà môi trường và các nhà hoạt động vì cộng đồng có tên là “Hội đồng minh Chinatown”, Thống đốc Gray Davis vào năm 2001 đã cấp quyền cho Công viên Bang California được sử dụng khu đất này.
Hiện tại, nơi này đã mở rộng 1,500 cây, đồi cỏ, khu vực cắm trại và khu dành cho các sinh vật hoang dã với 20 triệu USD gây dựng từ quỹ Proposition 40 bỏ phiếu tán thành như một điểm nhấn cho trung tâm thành phố.
Một số chính trị gia và các nhà lập kế hoạch coi công viên này, chỉ 10 phút đi bộ từ Tòa Thị chính, như một hình mẫu cho cuộc chiến sử dụng đất ở các khu vực trung tâm trên toàn bang.
“Đây không phải là Công viên Trung tâm New York”, George Yu, giám đốc điều hành Quận Phát triển Kinh doanh Chinatown cho biết trong chuyến đi thực địa, “nhưng đối với người dân Angelesnos chúng tôi thì nó là trung tâm.”
Elva Yanez, ủy viên hội đồng các công viên của bang, nói thêm: “Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của công viên này. Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, đó sẽ là tia hi vọng gia tăng các nguồn đầu tư cho các dự án tương tự ở khắp bang.”
Một hệ thống các nhà hỗ trợ địa phương được đào tạo đã tuyên truyền đến các trường học, các trung tâm cộng đồng và nhà thờ, và tạo nên những nghi vấn rằng công viên mới này sẽ thu hút thêm nhiều dân cư ở quanh khu vực.
Một tác phẩm của nghệ nhân LA Anna Sew Hoy phác họa đường chân trời của trung tâm thành phố tại Công viên Lịch sử Bang Los Angeles.
Trong số những người sáng lập có Deborah Miller, 40 tuổi, mẹ của năm đứa con đang sống ở gần Dự án Mái ấm William Meade.
“Tôi đã liên tục phát tờ rơi và tuyên truyền tới nhiều người nhất có thể, “Hãy đến xem chúng tôi nhé,” Miller nói. “Công viên thật sự rất đẹp, tôi nói với họ như vậy, rằng nó được xây dựng lên là để dành cho chúng tôi.”
Công viên đã trở thành cảm hứng cho một làn sóng phát triển xung quanh địa bàn – phòng tập thể hình, nhà máy bia, vô số nhà hàng và nhà ở.
Chính quyền quản lý các công viên của bang đang cố gắng bảo vệ nguồn quỹ cho giai đoạn hai phát triển công viên, bao gồm việc xây dựng các cầu đi bộ kết nối công viên với Trạm Gold Line gần đó.
“Dù bạn nhìn theo hướng nào, ở đó luôn có các biển hiệu của việc chỉnh trang đô thị với chữ G viết hoa (Gentrification),” Connie Vuong, một người sáng lập hiện sống ở Chinatown, trước đó từng làm việc cho một tập đoàn đầu tư nước ngoài cho biết.
Lauren Bon, nghệ sĩ, giám đốc Tổ chức Annenberg, một trong những tổ chức nhân đạo gia đình lớn nhất thế giới, đang chờ để nhận được giấy phép xây dựng một bánh xe nước lớn 70 foot để đưa nước từ sông vào tưới các khu vực xanh trong thành phố, bao gồm cả công viên.
“Việc khai trương công viên mới chỉ là khởi đầu,” Woods nói. “Mục tiêu của chúng tôi là phải phản ánh quá trình thay đổi trong thiên nhiên và văn hóa một cách sống động, ngay giữa nhịp đập mạnh mẽ ở trung tâm của một trong những thành phố tuyệt vời nhất trên Trái Đất.”
Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Phải xét giải pháp quân sự với Triều Tiên
Hoa Kỳ phải sẵn sàng một giải pháp quân sự đối với Triều Tiên nhưng sẽ không sử dụng trừ khi cần đến, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan tuyên bố trong chuyến viếng thăm Anh Quốc hôm 19 tháng 4, VOA đưa tin.