Bayern đụng Arsenal: Đấy đã là...định mệnh rồi?

Kết quả đối đầu trực tiếp trong quá khứ chỉ có giá trị tham khảo, dĩ nhiên rồi. Nhưng kể cả khi “chỉ” tham khảo, người ta cũng đã có những cái nhìn khác nhau trước cùng một bảng số liệu. Ví dụ: việc Bayern Munich thắng 5, hòa 2, thua 3 trong 10 lần đụng độ Arsenal ở Champions League có phải là một cái hơn rõ ràng?

08:00 01/01/1970

Bayern đụng Arsenal: Đấy đã là...định mệnh rồi?

“Tỷ số 5-3” không phải là chênh lệch quá lớn, và đây chính là ví dụ tiêu biểu cho tình trạng “con số cũng biết nói dối”. Trong 3 lần gặp nhau ở thể thức knock-out, Bayern đều vượt qua Arsenal. Và đấy mới chính là điều quan trọng nhất để một đội bóng hướng đến trong thể thức thi đấu này. Vì điều quan trọng ấy, những số liệu liên quan có thể sẽ làm lệch hướng cái nhìn tổng quát, nếu chỉ nhìn mà không xét đến hoàn cảnh cụ thể. Trên lý thuyết, một đội chỉ hòa tại sân nhà là coi như “không đạt”. 


Nhưng nếu đã thắng trên sân đối phương ở trận lượt đi, bạn chỉ cần hòa tại sân nhà là hoàn thành nhiệm vụ? Và đương nhiên mọi chi tiết cụ thể như sơ đồ, chiến thuật, nhân sự, lối chơi, thái độ tiếp cận trận đấu... đều là phương tiện để hướng tới nhiệm vụ ấy? Người ta thậm chí còn có thể hài lòng khi “thua nhẹ” ở trận lượt về, nếu đã thắng đậm ở lượt đi.


VIDEO: Nhận định & Bình luận trước trận Bayern Munich - Arsenal

ĐANG TẢI VIDEO...
Vui lòng chờ trong giây lát.



Ngoài 3 lần loại nhau trực tiếp, Bayern và Arsenal còn có 2 lần nằm chung bảng ở Champions League. Hùm xám xứ Bavaria cũng đều chiếm ngôi nhất bảng trong 2 trường hợp này. Như vậy, có thể nói Bayern hơn Arsenal một cách tuyệt đối: 5-0 trong 5 mùa bóng mà họ gặp nhau!


Nếu cần tìm một chi tiết so sánh để giới hâm mộ Arsenal khả dĩ cho rằng Pháo thủ cũng có chỗ hơn, thì đấy chính là sự so sánh gián tiếp trong mùa bóng này. Trên nguyên tắc, Arsenal là đội hạt giống ở vòng 1/8, do tiến vào vòng này với tư cách đầu bảng. Bayern chỉ là đội nhì bảng (với chút thiệt thòi là phải làm khách tại London ở trận lượt về). 


Cụ thể là như vậy. Tổng quát hơn, có thể chỉ ra khối chỗ “chuệch choạc” của một Bayern trong tay Carlo Ancelotti. Nào là so sánh để thấy đội này không bằng Bayern của Pep Guardiola trong 3 mùa trước. Nào là Bayern thua cả cái đội FC Rostov nào đấy và phải đứng dưới Atletico Madrid ở vòng bảng (trong khi Arsenal đứng trên gã nhà giàu cậy tiền PSG)...



Nhưng tóm lại, tất cả vẫn chỉ là chuyện tham khảo. Bayern ở Champions League từ nay đến cuối mùa bóng là như thế nào? Không ai biết, đơn giản chỉ vì họ chưa ra sân. Đây là giai đoạn knock-out. Khi đúc kết Champions League mùa trước, tiểu ban kỹ thuật của UEFA nhấn mạnh 5 điều quan trọng rút ra từ thực tiễn chuyên môn. 


Một trong 5 kết luận ấy: tuyệt đại đa số các đội đều thay đổi hẳn về cách chơi giữa vòng bảng và giai đoạn knock-out. Nhìn vào Bundesliga để nhận định hình ảnh Bayern ở Champions League là đã khập khiễng. Nhìn vào vòng bảng Champions League để tiên đoán vòng 1/8 lại càng sai lầm - chính vì cái khác biệt vừa nêu.


Đấy là một lẽ. Thật ra, ưu điểm lớn nhất làm nên truyền thống hào hùng trong cả lịch sử Bayern nằm ở yếu tố tinh thần hơn là cách chơi hoặc hình ảnh. Arsenal thì ngược lại. Người ta thường xét đến hình ảnh để khen ngợi Arsenal hơn là giá trị tinh thần. Khi Bayern và Arsenal gặp nhau, đấy sẽ là một cuộc đụng độ đặc trưng giữa hai đội bóng thật sự tương phản. Một Arsenal xưa nay “dù thua vẫn ngẩng cao đầu” rất trái ngược với một Bayern “kể cả khi không thuyết phục vẫn thắng”.


Trong trận đầu tiên đôi bên gặp nhau ở Champions League (mùa bóng 2000/01), Arsenal dẫn đến 2-0. Nhưng Bayern vẫn gỡ hòa. Ở bàn gỡ 2-2, Mehmet Scholl trượt chân khi sút phạt trực tiếp. Vậy mà anh vẫn ghi bàn. Cả một định mệnh đã được mở ra từ đấy: kể cả khi đã ngã, Bayern vẫn không bao giờ thua Arsenal?

[

[

[

[

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất