Bị kết án oan và ngồi tù gần ba thập kỷ, người đàn ông được đền bù 15 triệu đô

Frank O'Connell đã được trả tự do và nhận số tiền bồi thường 15 triệu đô la sau gần ba thập kỷ ngồi tù vì bị kết án oan.

08:08 25/11/2017

Những cái ôm từ gia đình trong ngày Frank được quay trở lại cuộc sống thường nhật.

Sau gần ba thập kỷ tranh đấu với pháp luật, Frank O'Connell cuối cùng cũng có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Ông đã trải qua 27 năm tù giam vì tội giết người mà ông khẳng định mình không hề có bất kỳ dính líu nào. Ông đã bỏ lỡ những khoảnh khắc quý giá suốt 27 năm mà không tài nào có thể lấy lại được, đặc biệt là sự trưởng thành của đứa con trai mà lúc ông đi mới chỉ có 4 tuổi.

Vào thứ Ba, phiên tòa cuối cùng trong cuộc “phiêu lưu” pháp lý của O'Connell cũng đã kết thúc khi Hội Đồng Giám Sát Quận Los Angeles thông qua kế hoạch giải quyết bồi thường 15 triệu đô la trong vụ kiện dân sự chống lại Cục Cảnh sát.

Bao quanh bởi gia đình và đội ngũ luật sư, O'Connell đứng bên ngoài tòa án Pasadena, giống như trước đây, nơi một thẩm phán đã kết án ông 32 năm tù giam vì tội danh bắn chết một người đàn ông tại một căn hộ phía Nam Pasadena.

"Đây là khoảnh khắc tuyệt diệu nhất đối với tôi”, O'Connell nói khi đứng bên cạnh con trai, Nick. "Bây giờ tôi có thể cố gắng bỏ qua quá khứ, nhưng tôi không bao giờ có thể quên những gì đã xảy ra với tôi trong suốt những năm tôi ở trong tù”.

Người mẹ 80 tuổi của ông, RoseMarie O'Connell, đã khóc ròng trong niềm xúc động.

"Đây là giây phút hạnh phúc nhất của cuộc đời tôi. Mỗi khi tôi đi qua tòa án này, nó đều mang lại những kỷ niệm xấu", bà nói.

Theo luật sư của O'Connell, đây này là một trong những vụ kiện lớn nhất lịch sử quận L.A. trong những năm gần đây.

Một thẩm phán đã trả tự do cho O'Connell vào năm 2012 sau khi phát hiện rằng các thám tử của cảnh sát đã không thể đưa ra bằng chứng bào chữa trong thời gian xét xử ban đầu.

Kể từ năm 1989, có ít nhất 180 người đã bị kết án sai trái ở California, trong đó có 63 người ở Los Angeles, theo số liệu của Cục Đăng ký quốc gia của Đại học Michigan. Phần lớn các trường hợp tại Los Angeles bao gồm việc nhận diện sai của nhân chứng.

Sự kết án của O'Connell phần lớn dựa vào lời khai của một người lạ mặt đã chứng kiến ​​vụ giết người và xác định ông tại tòa là tay súng.

Riêng trong năm nay, tòa án quận Los Angeles đã tuyên bố kết án sai bốn trường hợp. Trong số những bị cáo là Raymond Lee Jennings, Marco Contreras và Michelle Poulos - cả ba người đều bị tuyên bố là vô tội trước toà.

Vào ngày 5 tháng 1 năm 1984, O'Connell bị bắt trong vụ bắn chết của Jay French, một nhân viên bảo trì, người đã từng tham gia một phiên tòa với vợ cũ trước con trai của họ.

O'Connell là một thợ làm đồ gỗ 27 tuổi, Cục Cảnh sát đã nghi ngờ ông ta ngay sau đó.

Người vợ cũ của French, Jeanne Lyon, nói với các thám tử rằng O'Connell đã chuyển đến với cô và họ có một mối tình ngắn.

O'Connell phù hợp với mô tả từ các nhân chứng của một tay súng cao to, mảnh mai với mái tóc màu vàng. Nhân chứng Daniel Druecker, người thuê nhà trong khu phức hợp căn hộ State Street, nơi xảy ra vụ nổ súng, xác định chắc chắn rằng O'Connell là thủ phạm.

Một năm sau vụ bắn súng, O'Connell, cựu ngôi sao bóng đá ở trường trung học Glendora, bị buộc tội giết người và bị kết án 25 năm tù.

Trong 27 năm tiếp theo ở tù, ông vẫn giữ sự trong trắng của mình. Ông đã viết thư cho Centurion Ministries, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động thay mặt cho các tù nhân tuyên bố họ bị kết tội sai, và nhờ giúp đỡ.

"Tôi nhanh chóng nhận ra đây là một người vô tội", Kate Germond, giám đốc điều hành của Centurion, người đã làm việc trong vụ án của O'Connell.

Germond biết được rằng Druecker đã có một cái nhìn không thực về việc bắn súng và không đeo kính vào thời điểm đó. Druecker cũng nói với Germond rằng ông cảm thấy bị áp lực bởi các thám tử để xác định O'Connell có phải là tay súng hay không.

Tại phiên điều trần mới vào năm 2012, một thẩm phán xác định O'Connell phải được thả. Các nhà điều tra có thể đã làm ảnh hưởng đến các nhân chứng và không đưa ra bằng chứng bảo vệ chỉ ra một nghi can khác, một sự vi phạm cái gọi là luật Brady, đòi hỏi chính phủ phải chuyển qua các bằng chứng thuận lợi để bào chữa.

Trong phán quyết của mình, Thẩm phán Tòa án tối cao Quận L.A. Suzette Clover đã buộc tội các thám tử vì đã không chuyển các ghi chép từ cuộc điều tra của họ cho thấy một người bạn trai khác của Lyon bị nghi là cố giết chồng vào vài năm trước. Người đàn ông đó được mô tả là cao với mái tóc màu cát hoặc vàng.

Sau khi O'Connell được trả tự do, các thám tử của cảnh sát đã yêu cầu văn phòng luật sư của quận tố cáo cáo buộc tội giết người, nhưng các công tố viên đã từ chối.

Vào năm 2013, O'Connell đã đệ trình một vụ kiện dân sự liên bang chống lại Cục Cảnh sát cáo buộc rằng các thám tử giữ lại bằng chứng và cung cấp thông tin gây hiểu lầm trong quá trình xét xử của ông ta.

O'Connell, hiện 59 tuổi, làm việc tại một cửa hàng sửa chữa ô tô ở Colorado. Ông đã trải qua năm năm xây dựng lại mối quan hệ với con trai.

Ông nói rằng ông thích học hỏi những điều đơn giản kể từ khi được thả ra từ nhà tù, chẳng hạn như lái xe và sử dụng công nghệ mới.

Ông nói ông hy vọng cuộc giải quyết sẽ là một chất xúc tác cho sự thay đổi để ngăn chặn sự kết án sai trái trong tương lai.

Ông nói, duy trì một thái độ tích cực là cách duy nhất để ông có thể tiến lên trong cuộc đời.

"Tôi hơi thất vọng khi không nhận được lời xin lỗi, và tôi nhận ra điều đó không bao giờ có thể xảy ra, nhưng tôi sẽ không để điều đó làm ảnh hưởng cuộc sống mới của tôi”, O'Connell chia sẻ.

Hải Vân/ Theo LA Times
Tags:
Ông già đánh người, định hiếp dâm, bị kết án tù ở 7 năm

Ông già đánh người, định hiếp dâm, bị kết án tù ở 7 năm

Một người đàn ông 59 tuổi ở Anaheim bị kết án tù bảy năm hôm Thứ Sáu vì tội tấn công một phụ nữ chạy bộ ở Anaheim Hills và có ý định hiếp dâm cô, theo nhật báo Orang County Register (OCR).

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất