Bí mật nợ nần của các tiến sĩ Mỹ

Người ta đã quá quen với những khái niệm như ‘nợ trường luật’, ‘nợ trường y’, nhưng ít người nghe nói đến khái niệm ‘nợ học tiến sĩ’, trừ khi bạn là một học giả.

11:30 27/11/2017

Các chương trình đào tạo tiến sĩ vẫn nổi tiếng với việc cung cấp cho sinh viên hầu hết các khoản trợ cấp sinh hoạt, cơ hội giảng dạy và khả năng giảm học phí. Điều đó đúng, nhưng không phải lúc nào cũng đúng.

Trong một số trường hợp, các tiến sĩ rời trường với những khoản nợ khổng lồ.

Theo khảo sát hàng năm của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ, khoảng 63% tiến sĩ hoàn thành bằng cấp của mình vào năm 2012 không có khoản nợ nào liên quan đến học hành. Tuy nhiên, khoảng 18% gánh số nợ lên tới hơn 30.000 USD vì chuyện học hành.

đào tạo tiến sĩ,tiến sĩ,giáo dục Mỹ

Biểu đồ khoản nợ của các tiến sĩ tốt nghiệp năm 2012 ở Mỹ

Số tiền nợ cũng có sự khác biệt lớn giữa các ngành học. Hơn 3/4 tiến sĩ ngành kỹ thuật tốt nghiệp mà không nợ nần, và chỉ có 7,7% đạt mốc nợ lên tới 30.000 USD. Trong khi đó, chỉ có gần một nửa số tiến sĩ ngành nhân văn hoàn thành khóa học mà không cần đến khoản vay sinh viên. 28% cần nhiều hơn 30.000 USD để ăn học. Năm 2012, có 312 tiến sĩ ngành nhân văn tốt nghiệp với khoản nợ 90.000 USD.

Như vậy, so với ngành kỹ thuật hàng không chẳng hạn, thì một tấm bằng tiến sĩ ngành Tiếng Anh không chỉ khiến bạn kiếm việc làm khó hơn mà còn khiến bạn nợ nần nhiều hơn.

Báo cáo của Quỹ Khoa học quốc gia cũng cho biết tình trạng vay nợ để học tiến sĩ vẫn ở mức ổn định kể từ năm 2002, kể cả với các ngành khoa học xã hội nhân văn hay khoa học vật lý và kỹ thuật.

Câu hỏi đặt ra là tại sao một số ngành đào tạo tiến sĩ lại có khoản vay lớn đến vậy? Một phần của câu trả lời là: một số chương trình không thực sự cung cấp trợ cấp đầy đủ cho tất cả sinh viên, hoặc có thể họ cắt giảm một số khoản hỗ trợ theo thời gian. Và thường thì các khoản trợ cấp không bao gồm chi phí sinh hoạt, đặc biệt là với những sinh viên có gia đình.

đào tạo tiến sĩ,tiến sĩ,giáo dục Mỹ

Biểu đồ khoản nợ của các tiến sĩ tốt nghiệp năm 2012 theo ngành học

Theo tìm hiểu của Karen Kelsky, cựu giáo sư nhân loại học và hiện giờ là tư vấn viên kiêm “blogger”, một tiến sĩ ngành Tiếng Anh đã phải gánh khoản nợ 102.000 USD theo cách này:

“Tôi không nhận được khoản trợ cấp nào từ chương trình thạc sĩ hay tiến sĩ của mình – không chi phí ăn ở, không chi phí sinh hoạt, không được tạo điều kiện trợ giảng, không có công việc xã hội nào được trả lương, mà chỉ có một khoản chi phí nhỏ hỗ trợ đi hội thảo (chưa đến 300 USD/ năm). Tôi phải bổ sung 1-2 khóa học mỗi kỳ trong khi viết luận án, ngoài ra tôi còn làm việc như một phụ tá ở một hiệu sách.

Tôi thường cảm thấy thất vọng khi thấy các sinh viên mới vào nhận được các gói phụ cấp dư giả, trong khi người ta nói rằng điểm GRE của tôi không đủ tốt để được nhận gói tài trợ”.

đào tạo tiến sĩ,tiến sĩ,giáo dục Mỹ

Biểu đồ khoản nợ trên 30.000 USD của các tiến sĩ tốt nghiệp năm 2012 theo ngành học

Còn đây lại là hồi ức của một tiến sĩ nhân học không nợ một đồng nào trong khi bạn bè cùng lớp của ông gánh khoản nợ lên tới  6 chữ số:

“Tôi đi làm gia sư, làm 5 công việc cùng lúc, chưa bao giờ dám mua đồ ăn thức uống trong căng-tin. Tôi cũng đăng tìm việc gia sư trên trang Craigslist. Tôi làm trợ lý nghiên cứu trong 6 năm cho một quản trị viên mà ở đó tôi được đăng nhiều bài viết khoa học. Tôi nhận được học bổng nghiên cứu sinh trong 3 năm. Tôi không hối tiếc nhưng cũng không khuyên bất cứ ai nên làm như vậy trừ khi bạn giàu và muốn nhận tấm bằng tiến sĩ giấy.

Tôi có một vài người bạn nợ lên tới hơn 100.000 USD. Tôi muốn nói rằng tôi đã may mắn nhưng tôi cũng đã làm việc kiệt sức.

Chúng tôi có tới hơn 14 người lúc bắt đầu, nhưng chỉ có 4 người đã tốt nghiệp. 3 người đang nợ hơn 100.000 USD mà vẫn chưa tốt nghiệp. Họ để cho một số người “tự thòng dây treo cổ mình” bằng cách không cho trợ cấp và những người này rồi cũng tự chết rũ. Tôi cũng nhìn thấy những quyết định tốn kém được đưa ra, ví dụ như một số sinh viên chọn sống một mình thay vì sống chung, cứ 2 năm lại thay một chiếc Macbook mới, tham gia mọi hội thảo bằng tiền từ thẻ tín dụng”.

Như vậy, một số sinh viên vẫn học tập và sống tốt khi làm nghiên cứu sinh, còn một số thì “chết rũ” trước khi kịp “hái quả”.

Tags:
Cụ bà U.90 'bắn tiếng Anh' bán vé số cho anh Tây: Phía sau phận người

Cụ bà U.90 'bắn tiếng Anh' bán vé số cho anh Tây: Phía sau phận người

Ngày đi bán vé số, đêm về nằm tạm trên một căn gác ọp ẹp đầu hẻm 254 ở đường Bùi Viện, cứ vậy mà giờ bà Lê Thị Hai (còn có tên là Kim Anh) đã hơn 80 tuổi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất