Bí mật phố đèn đỏ (Kỳ 1): Phận đời éo le của gái bán hoa, qua đêm với hàng trăm ngàn đàn ông
Đằng sau sự huyên náo của khu phố đèn đỏ là những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng và những bí mật khó nói của người mua bán dâm.
01:30 13/02/2018
Phố đèn đỏ là điểm đến của những khách du lịch muốn tìm kiếm những chuyến "tàu nhanh", qua đêm hoặc đơn giản là ngồi nhấm nháp chút rượu bên những cô gái ăn mặc hở hang, sexy và luôn sẵn sàng chiều khách.
Khách đánh như món đồ
Trên thế giới có rất nhiều khu phố đèn đỏ nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là phố đèn đỏ ở Thái Lan và Hà Lan.
Tại Thái Lan, Pattaya là nơi có các quán bar, những địa điểm trình diễn sex hay được biết tới là sex show cùng những hoạt động mua bán dâm nhộn nhịp và công khai.
Tới đây, người ta dễ nhận thấy những cặp đôi trai Tây - gái Thái sánh bước bên nhau một cách tình tứ. Có thể họ chỉ cặp kè vô điều kiện cho vui hoặc đơn giản là cuộc trao đổi thuận mua vừa bán: bên cần tình và bên cần tiền.
Một nhà báo có mặt ở đây đã có buổi trò chuyện với một nam du khách từ Australia. Anh cho hay phụ nữ Thái Lan là gu của anh; nhưng anh không có ý định tìm kiếm một mối quan hệ lâu dài tại đây. Khi được hỏi về mục đích anh có mặt ở khu phố đèn đỏ nổi tiếng của Thái, người đàn ông này đã từ chối trả lời; nhưng hẳn ai cũng đoán ra vị khách người Úc này tới đây để đổi tiền lấy những giờ phút vui vẻ.
Thế nhưng, ít ai biết rằng trong những cuộc chơi tình - tiền ấy có không ít câu chuyện éo le giữa người mua và bán dâm.
Michael Kaplan, một phóng viên của tờ New York Post đã từng đến Thái Lan và ghé qua khu phố đèn đỏ sầm uất ở đây vài lần. Anh cho hay khi anh quay trở lại, nơi đây không có gì thay đổi.
Lin, một gái bán hoa hoạt động ở Pattaya kể rằng cô từng bị khách đánh đập. Dù đã thỏa thuận trước đó là phải dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, nhưng vị khách thô lỗ này vẫn nhất quyết không dùng; mà còn hành hung cô.
Một gái bán dâm khác thì chia sẻ: "Tôi biết việc bán dâm chẳng có gì là tốt đẹp. Tôi chỉ hy vọng gặp được một người đàn ông ngoại quốc tử tế để kết hôn". Hóa ra, với ý định săn trai Tây, cô gái Thái này đã dấn thân vào con đường mại dâm với ước mơ đổi đời.
Từng qua đêm với 350.000 người đàn ông
Còn các hoạt động ở khu phố đèn đỏ Amsterdam bị quản lý chặt chẽ bởi chính quyền nên không có sự lộn xộn như ở Thái. Gái bán hoa ở phố đèn đỏ nơi đây phải kê khai thu nhập và đóng thuế. Mức thuế phải đóng hằng năm vào khoảng 19% trên tổng thu nhập. Sở dĩ có điều luật này vì mại dâm được coi như một nghề ở Amsterdam từ năm 1980. Và chỉ những ai đủ 18 tuổi trở lên mới được hành nghề.
Bước tới phố đèn đỏ ở Amsterdam, ấn tượng đầu tiên là hình ảnh những cô gái mặc đồ lót đứng trong các ô cửa kính trước mỗi cửa hàng. Nếu ô kính nào được kéo rèm, thì nơi đó đang phục vụ khách hàng bên trong.
Tuy nhiên, để có một chỗ đứng quảng cáo thân thể như vậy, gái mại dâm ở Amsterdam phải trả phí thuê mặt bằng, khoảng 120 USD/ngày.
Việc chụp ảnh ở khu đèn đỏ này là điều phạm luật. Bảo vệ hay các cô gái đứng trong tủ kính có thể thu hoặc ném chiếc máy ảnh xuống nước nếu phát hiện bị chụp hình.
Tại đây có những gái bán hoa gắn bó với nghề hàng chục năm trời. Câu chuyện của hai chị em Louise and Martine Fokkens nghỉ làm gái mại dâm ở tuổi 70 đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Họ cho hay suốt quãng thời gian hành nghề, họ đã phục vụ 3000, họ đã qua đêm với hơn 300.000 đàn ông - một con số khủng.
Theo lời Martine, bà đến với nghề một cách tình cờ. Lấy chồng sớm nhưng cuộc hôn nhân không hạnh phúc, lại thêm gia cảnh nghèo khó nên bà đã quyết định làm gái mại dâm vì cuộc sống mưu sinh và chăm con nhỏ. Bà đã có được một lượng khách hàng quen thuộc thường xuyên ghé thăm bà đều đặn vào mỗi tuần. "Có những người đến hàng tuần suốt mấy chục năm. Khách như thế, tôi không thể từ chối được", bà nói.
Còn chị gái của bà là Louise cũng vào nghề để kiếm kế sinh nhai. Trước đó, bà từng làm công việc dọn dẹp cho các nhà thổ nhưng số tiền kiếm được quá bèo bọt. Thấy nghề mại dâm dễ kiếm tiền nên bà đã dẫn thân vào.
Từ 2 đô la trong túi, đến doanh nhân tỉ USD khiến cả nước Mỹ nể phục
Câu chuyện thành công của doanh nhân gốc Việt Trung Dung được đề cập đến trong nhiều tờ báo tên tuổi của Mỹ bao gồm cả Wall Steet Journal, Forbes, FT và thậm chí xuất hiện trong cuốn sách The American Dream của Dan Rather.