Bí quyết để trở thành một người thợ nail giỏi
Trước hết cần hiểu đúng thế nào là một người thợ nail giỏi ? Có thể có nhiều định nghĩa hay khái niệm khác nhau nhưng nói chung một người thợ nail giỏi phải là người thợ có chuyên môn ( tay nghề) vững vàng chuyên nghiệp, có hạnh kiểm đạo đức chuẩn mực, có lương tâm nghề nghiệp và đặc biệt phải là người luôn có sự cuốn hút khách hàng đến với mình trong mọi điều kiện.
20:30 10/12/2018
Để đạt được những điều này, cần có những bí quyết gì ?
Về chuyên môn:
- Cần được đào tạo huấn luyện một cách có căn bản và bài bản ( thông qua trường lớp chuyên môn chất lượng cao ).
- Dù đã hành nghề vẫn luôn có tinh thần học hỏi, trau dồi thêm ( biết học hỏi kinh nghiệm người đi trước, thợ lành nghề lâu năm, biết lắng nghe lời phê bình của đồng nghiệp và khách hàng )
Về hạnh kiểm đạo đức:
- Thể hiện qua phong cách chuyên nghiệp của bạn trong việc giao tiếp, cư xử với khách hàng, chủ tiệm và các đồng nghiệp.
Đối với khách: tạo không khí thoải mái, ân cần, quan tâm đến khách hàng, thông qua tác phong: lịch lãm và nhã nhặn, làm việc đúng giờ, đúng hẹn, biết sắp xếp và thực hiện công việc một cách khoa học có hiệu quả, biết đối thoại với khách theo hướng xây dựng được niềm tin của khách hàng với mình , cho họ thấy họ luôn được cung cấp những dịch vụ cao cấp có chất lượng.
Tránh những biểu hiện không tốt như phàn nàn, cải vả với khách, tránh những động tác gây mất thiện cảm, kể cả việc tránh hút thuốc hay ăn uống hoặc nhai kẹo cao su ở nơi không phù hợp mà khách có thể nhìn thấy.
Đối với chủ tiệm : luôn thể hiện tinh thần học hỏi, biết lắng nghe những góp ý hay gợi ý từ chủ với một thái độ vui vẻ, hoà đồng và cởi mở.
Tuy nhiên, cũng nên biết có ý kiến hay góp ý với những việc chưa phải chưa đúng trong tiệm, nhất là khi chủ tiệm có những việc làm máng tính áp đặt thái quá với thợ. Tối kỵ việc lạm dụng danh nghĩa của tiệm vào mục đích tư lợi hay vay mượn tiền bạc của chủ tiệm. Biết giới thiệu với khách về những dịch vụ và sản phẩm mang tính đặc thù của tiệm, về thương hiệu của tiệm.
Khi có những vướng mắc về công việc nên tráo đổi trực tiếp với chủ tiệm chứ không phải với khách hàng hay đồng nghiệp. Luôn thể hiện tác phòng làm việc tập trung và cẩn thận, tránh những việc kể lễ chuyện riêng tư không cần thiết với chủ tiệm ( và ngay cả với đồng nghiệp hay khách hàng ).
Đối với đồng nghiệp : luôn cởi mở, biết hoà đồng và tương trợ nhau. Làm việc thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm cao , tôn trọng kiến thức và tay nghề của đồng nghiệp , tránh việc kích động khách hàng đánh giá bài bác một đồng nghiệp nào đó, không nên có thái độ tranh công với người khác,
Về lương tâm nghề nghiệp:
- Luôn thể hiện tính trung thực, sự công bình, tinh thần tôn trọng quyền lợi của người khác ( khách hàng, chủ tiệm, đồng nghiệp ) . Nếu bạn làm tốt điều này, tức đạt tới chuẩn mực cao về lương tâm nghề nghiệp, bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ vững chắc với khách hàng thông qua sự tin tưởng vào khả năng chuyên môn, phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp nơi bạn – người thợ nail.
Về khả năng cuốn hút với khách hàng:
- Để đạt được điều này, đòi hỏi bạn phải : có tay nghề vững vàng với sự tự tin cao; có khả năng giao tiếp tốt trong mọi tình huống ( bao gồm khả năng ngôn ngữ , biết lắng nghe, nhanh nhạy trong mọi phản ứng ... ), có tác phong lịch sự – văn minh và luôn vui tươi, luôn biết cách làm khách hàng hàng an tâm rằng mình được cung cấp những dịch vụ cao cấp , biết lắng nghe tìm hiểu việc khách hàng có hài lòng với sản phẩm mình làm ra hay không .
Tuyệt đối biết tránh mọi khả năng có thể dẫn đến sự chấm dứt hợp tác của khách hàng như : thiếu quan tâm, không nhiệt tình phục vụ, thiếu sự giúp đỡ giải đáp những thắc mắc của khách hàng, không giữ lời hứa, thiếu vốn kiến thức chuyên nghiệp, coi thường khách ( dù vô tình hay cố ý ) , không trung thực...
- Và hơn thế nữa bạn nên tập có khả năng giải đáp tốt những câu hỏi thắc mắc của khách hàng. Chẳng hạn khi khách hỏi :” Tại sao tôi phải trả đắt hơn cho dịch vụ này ?” Câu trả lời tốt nhất vẫn là : " giá trị đi kèm của nó là hoàn hảo nhất” Một người thợ nail vẽ trang điểm trên móng cho khách, vẽ rất đẹp, không đâu có thể vẽ đặc sắc hơn, vì thế cũng đừng ngại khi nói giá cả phục vụ với khách.
Phải cho khách hàng thấy tuy phải trả đắt hơn nhưng chỉ có ở đây – chỗ của bạn – khách mới nhận được những dịch vụ về nail tuyệt hảo nhất. Tuy vậy, bạn cũng nên lưu ý, giá cả luôn là chiến lược cạnh tranh khá hữu hiệu trong kinh doanh – cả trong kinh doanh ngành nail.
Thế kỷ hiện nay, là thế kỷ của dịch vụ. Nếu ta có sản phẩm ( về nail ) tốt mà không có những dịch vụ phù hợp kèm theo vô tình nó sẽ làm giảm bớt giá trị đích thực của sản phẩm. Ngược lại, có sản phẩm kém mà dịch vụ tốt, bạn chỉ lấy được lòng khách hàng một lần.
Để là người thợ nail giỏi, thành công trong công việc, bạn phải biết kết hợp tốt hai thành tố sản phẩm và dịch vụ ( chăm sóc khách hàng trước và cả sau khi hoàn tất sản phẩm ngành nail ), qua đó đáp ứng được cái khách hàng khao khát hay nguyện vọng làm đẹp chính đáng của họ. Bạn hãy luôn nhớ khách hàng là cơ hội giúp bạn tồn tại và khẳng định mình.
Họ luôn biết đền ơn và mong được sự trả nghĩa xứng đáng thông qua chất lượng phục vụ của bạn. Đừng bao giờ để các thượng đế khó tính phật lòng ( chính là khách hàng ) , bởi lẽ một khi họ ra đí thì sẽ không bao giờ quay lại nữa ...
HỒNG TRẦN/Viet Beauty Magazine
Ngành nail ngày càng ‘khó ăn,’ nhưng còn nhiều cơ hội
Kinh tế khó khăn, cạnh tranh khốc liệt, luật lệ khe khắt, các cơ quan California Board of Barbering, Cosmetology và IRS thường xuyên đến thanh tra kiểm toán và thẳng tay phạt vạ, là một số lý do khiến ngành nail, nghề kiếm tiền dễ dàng của nhiều người Việt, ngày càng trở nên “khó ăn.”