Blog: Liệu Hoa Kỳ có xảy ra chiến tranh?

Hai phe trong chiến dịch bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 đã đi đến bước không thể hòa giải, thậm chí là không đội trời chung. Đây là điều xưa nay chưa từng có trong lịch sử Hoa Kỳ.

08:30 30/12/2020

Bài viết của Đồng Đại Hoán thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

(Ảnh: Shutterstock)

Một phe là Tổng thống Donald Trump, người tuyên bố trao lại quyền lực cho người dân ngay từ khi ông bắt đầu nhậm chức vào năm 2017. Tổng thống Trump cũng nhiều lần tuyên bố rằng, ông sẽ rút cạn “Đầm lầy Washington” (những kẻ săn mồi và sâu bọ trong chính phủ ngầm) trong nhiệm kỳ tổng thống sau này của mình. Bản thân TT. Trump cũng đã nhìn thấy tiền bạc và tình sắc. Là tổng thống giàu nhất trong lịch sử với mức lương chỉ 1 USD / năm, ông chỉ chiến đấu cho các quy tắc, sự chính trực, cho nhiệm vụ của tổng thống và các giá trị của Hoa Kỳ. Vậy nên ông không thể bị mua chuộc. Dẫu bị điều tra kỹ lưỡng, cũng không tìm thấy vấn đề nào nghiêm trọng về TT. Trump.

Phe còn lại là chính phủ ngầm và các nhân vật chủ chốt trong hệ thống của nó (bao gồm những kẻ săn mồi tài chính, công ty công nghệ, truyền thông và các nền tảng mạng xã hội, v.v.) đứng về phía đối lập với TT. Trump. Họ đều hiểu rõ rằng: Nếu thất bại, họ sẽ phải đối mặt với lệnh hành pháp về việc các thế lực nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ do TT. Trump ban bố năm 2018. Bất cứ lúc nào họ cũng có thể phải đối mặt với hậu quả bị tịch thu tài sản, bị truy nã toàn cầu, bị xét xử, bị phạt tù, hoặc thậm chí là những hậu quả nghiêm trọng hơn. Năm 2018, TT. Trump đã chỉ thị Bộ Tư pháp khôi phục án tử hình, tội phản quốc sẽ bị trừng phạt bằng án tử hình. Do vậy, trước và sau cuộc tổng tuyển cử, họ đều đã chuẩn bị sẵn sàng cướp đoạt quyền lực quốc gia và lật đổ TT. Trump bằng mọi giá.

Chính vì điều này, nên những gì chúng ta thấy là, TT. Trump đang phải đối mặt với sự phản đối áp đảo. Từng ‘vùng đầm lầy lớn’ đang lao về phía ông ấy, và TT. Trump gần như bị nhấn chìm trong đó.

Lưu Bành, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã tiết lộ trong một bài giảng “Trận chiến bầu cử sắp đến, ai sẽ cười đến phút cuối cùng” (Câu lạc bộ đọc sách bảo thủ 24/12/2020) rằng: Đến nay, có tổng cộng 50 hoặc 60 vụ kiện đã được gửi từ các bang khác nhau lên Tòa án Liên bang tối cao (trong đó có một vài người trong đội của TT. Trump) về cơ bản đều bị từ chối. Nguyên nhân nằm một trong 3 lý do sau:

  1. Ông không đủ điều kiện;
  2. Ông không có bằng chứng (Trên thực tế, bằng chứng được kiểm tra chéo sau khi vụ án được đệ trình);
  3. Ông đủ điều kiện, có bằng chứng nhưng đã nộp muộn.

Hai phe đã không còn đường lui, thỏa hiệp cũng là điều không thể tồn tại, chỉ có bước tuốt kiếm tương đấu. Ai sẽ là người chiến thắng? Quyền lực sẽ thuộc về ai? Chưa đến phút cuối chẳng thể luận thắng bại.

***

Nhà hiền triết Trung Quốc Lão Tử đã nói trong Chương 76 của “Đạo Đức Kinh” rằng: “Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng đơ. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết thì khô cứng. Cho nên cứng mạnh là cùng loài với chết, mềm yếu là cùng loài với sống. Vì vậy, binh cường chẳng thể thắng, cây khỏe ắt sẽ gãy, kẻ mạnh sẽ đi xuống, người yếu lại đi lên.”

Do đó, việc TT. Trump “từng bước thất bại” trong lĩnh vực tư pháp và truyền thông hiện nay không hẳn đã là một điều xấu. Việc này ít nhất có hai ưu điểm:

  1. Thức tỉnh người dân, thức tỉnh Hoa Kỳ và thế giới, để mọi người biết rằng Hoa Kỳ ngày nay đã tha hóa đến mức nào, trong tất cả các lĩnh vực như pháp luật, tư pháp, hành pháp, truyền thông, công nghệ, những ‘gã khổng lồ’ tài chính, cho tới giới trí thức. Hoa Kỳ đang gặp nguy hiểm như thế nào .
  1. Khiến những sinh vật hắc ám trong đầm lầy dần dần nổi lên mặt nước. Tất nhiên, những “kẻ phản bội” Trump mà chúng ta nhìn thấy từ thế giới bên ngoài không hẳn tất cả đều là các sinh vật đầm lầy, mà có thể là mồi nhử kẻ thù. Điều này chỉ được tiết lộ khi sự thực hoàn toàn được phơi bày trong thời gian tới.

Hiện tại, không chỉ người dân Mỹ, lực lượng dân quân và các tổ chức khác cũng đang tổ chức các cuộc mít tinh ủng hộ TT. Trump. Bên ngoài Hoa Kỳ, các nước Nigeria, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Israel, v.v. đều tổ chức mít tinh và tuần hành ủng hộ TT. Trump. Đây là lần đầu tiên suốt hơn hai thế kỷ, kể từ khi thành lập Hoa Kỳ năm 1776, người dân nước ngoài lại ủng hộ một ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ mạnh mẽ đến vậy.

Một người dù mạnh đến đâu thì sức mạnh cũng có giới hạn, chỉ có sức dân mới là sức mạnh của xu thế. Chỉ khi người dân thức tỉnh, thế giới mới thức tỉnh; chỉ khi con người được tái sinh, thế giới mới có thể tái sinh.

Dẫu đó là sự sắp đặt có chủ ý hay vận may, có thể nói, chính “điểm yếu” của TT. Trump đã đánh thức cả thế giới; chính “điểm yếu” của TT. Trump đã khiến sức mạnh công lý trên thế giới phải “trỗi dậy”.

***

TT. Trump đã phủ quyết liên tiếp hai dự luật quan trọng trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, một là Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng và hai là dự luật cứu trợ. Sau đó ông đi nghỉ cùng gia đình trong 10 ngày.

Hai dự luật này đủ để có cái nhìn sơ lược về toàn bộ sự việc, đồng thời để mọi người hiểu được những sinh vật hắc ám của “chính phủ ngầm” trong đầm lầy đáng sợ đến mức nào.

“Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng” do Hạ viện soạn thảo và xây dựng, bao gồm ngân sách quốc phòng năm tới của Hoa Kỳ, tiền lương quân đội, mua sắm trang thiết bị và các hoạt động đối ngoại. TT. Trump đã phủ quyết vì hai lý do:

  1. Thứ nhất, TT. Trump phản đối sự thiếu tôn trọng lịch sử và đổi tên các cơ sở quân sự.
  2. Thứ hai, đạo luật này không bao gồm việc bãi bỏ Mục 230, một điều khoản pháp lý cho phép các nền tảng truyền thông trực tuyến như Facebook, YouTube và Twitter kiểm duyệt nội dung một cách hợp pháp. Ngay cả khi nội dung kiểm duyệt nếu không đúng hoặc xâm phạm quyền lợi của người dùng thì những nền tảng này vẫn được miễn trách nhiệm.

Dự luật cứu trợ còn vô lý hơn. Dự luật này do Hạ viện soạn thảo trong vòng 9 tháng, được gọi là dự luật cứu trợ, nhưng thực tế lại là phản quốc. Dự luật dài gần 6.000 trang, gấp đôi dự luật dài nhất trong lịch sử, nhưng lại yêu cầu các nghị sĩ bỏ phiếu trong vòng vài giờ. Điều kỳ lạ hơn là Thượng viện Mỹ có 6/92 phiếu và Hạ viện có 53/359 phiếu bầu đã thông qua dự luật vô lý này!

Hãy nhìn xem dự luật cứu trợ trị giá 900 tỷ đô la Mỹ này đã được phân bổ như thế nào:

  • 1,34 tỷ USD gửi cho Ai Cập để mua vũ khí từ Nga
  • 3,3 tỷ cho Israel
  • 700 triệu cho Sudan
  • 453 triệu cho Ukraine
  • 130 triệu cho Nepal
  • 85,5 triệu cho Campuchia
  • 85,5 triệu cho Zimbabwe
  • 135 triệu cho Myanmar
  • 33 triệu cho Venezuela
  • 25 triệu USD cho tiến trình dân chủ ở Pakistan
  • 10 triệu cho “dự án giới tính” của Pakistan
  • 50,5 triệu cho các nước Costa Rica, El Salvador, Honduras, Guatemala, Nicaragua và Panama
  • 2,5 triệu cho quỹ tính số cá Amberjack ở Vịnh Mexico
  • 1,4 tỷ cho “Đạo luật Chương trình Bảo lãnh Châu Á”
  • 25 triệu cho việc kiểm soát cá chép châu Á
  • 7 triệu cho việc quản lý cá rạn san hô
  • 3 triệu cho công nghệ sản xuất gia cầm
  • 1 tỷ cho Bảo tàng Smithsonian
  • 566 triệu cho việc xây dựng FBI
  • 154 triệu cho Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia
  • 40 triệu cho Trung tâm Kennedy
  • 4,4 triệu cho 5 cựu tổng thống còn sống
  • 3,36 tỷ cho tỷ phú Bill Gates

……

Dưới khẩu hiệu hỗ trợ người dân Mỹ, dự luật cứu trợ này đã phân bổ phần lớn số tiền cho 41 quốc gia và cho các trung tâm nghệ thuật, các cựu tổng thống và tỷ phú không thiếu tiền.

Dự luật đã cấp cho những người nhập cư bất hợp pháp 1.800 đô la Mỹ cho mỗi người. Đồng thời cho phép những người nhập cư bất hợp pháp được nhận bù khoản trợ cấp dịch bệnh 1.200 đô la mà họ chưa nhận được trước đó. Nhưng số tiền thực sự được trao cho những người Mỹ đóng thuế chỉ là 600 đô la Mỹ cho một người! Tổng số tiền người Mỹ được hưởng là dưới 200 tỷ đô la Mỹ, chỉ chiếm 20% trong số 900 tỷ ngân sách. Không một xu nào được trao cho các nhà hàng và doanh nghiệp nhỏ của Mỹ đã bị xóa sổ do lệnh phong tỏa trong nạn dịch.

Dự luật đã thực sự tăng lương của mỗi nghị sĩ thêm 57.471 đô la Mỹ, tăng lương của Hạ viện lên 1/3 và lương của các thành viên Thượng viện lên 1/4!

Một số người nói rằng, dự luật cứu trợ là một tập hợp toàn diện các phương pháp rửa tiền của các chính trị gia Mỹ. Số tiền phân phát cho 41 quốc gia đó, người dân địa phương thực sự có thể nhận được rất ít ỏi. Mọi khoản tiền chỉ được chuyển qua tay dưới danh nghĩa của đối phương. Các nghị sĩ nhận được khoản khấu trừ. Quan chức của các quốc gia đó cũng được hưởng lợi và mọi người đều vui vẻ.

Nhưng bản thân những người Mỹ đóng thuế chỉ nhận được vẻn vẹn 600 đô la, nhưng họ lại phải gánh khoản nợ gần 3.000 đô la cho mỗi người!

Dự luật cứu trợ cũng ám chỉ việc kinh doanh tư nhân ngày càng xảo quyệt hơn. Ví dụ, dự luật có các điều khoản hạn chế quyền tự do ngôn luận, điều khoản kiểm soát súng. Thậm chí gần cuối còn ẩn một điều khoản hủy bỏ quyền sử dụng sức mạnh “Đạo luật chống bạo loạn” của Tổng thống Hoa Kỳ!

Sau khi nhận được dự luật cứu trợ, TT. Trump đã quay video nói về lý do ông từ chối ký vào dự luật và yêu cầu Quốc hội sửa đổi dự luật, tăng trợ cấp cho người Mỹ từ 600 USD lên ít nhất 2.000 USD, đồng thời loại bỏ tất cả các khoản tài trợ vô lý. Video này của TT. Trump đã đạt hơn 26 triệu lượt xem trên Twitter trong một ngày và hơn 21 triệu lượt xem trên Facebook!

Nghe nói ban lãnh đạo Đảng Cộng hòa muốn thỏa thuận với TT. Trump, nhưng TT. Trump nói không có gì phải bàn.

[Ghi chú biên tập viên: Đến thời điểm đăng bài viết, Tổng thống Donald Trump đã ký dự luật chi tiêu và cứu trợ đại dịch COVID-19 trị giá 2,3 nghìn tỷ USD sau khi đạt được thỏa thuận với Quốc hội về các gói kích thích, Điều 230 và gian lận cử tri vào tối Chủ nhật (27/12 giờ Mỹ). Ngày 28/12, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua khoản cứu trợ 2.000 USD cho người dân trong đại dịch virus corona, theo như yêu cầu của Tổng thống Trump.]

***

Cuộc tổng tuyển cử ngày càng đến gần thời hạn Cử tri đoàn công bố kết quả bầu cử ngày 6/1/2021. Khi đó, dù Phó Tổng thống Pence có động thái ủng hộ TT. Trump thì ông cũng phải chấp nhận thách thức của Thượng viện và Hạ viện về kết quả bầu cử có thể xảy ra. Nhưng theo “bài học kinh nghiệm” bỏ phiếu của hai viện là “Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng”“Đạo luật Cứu trợ”, triển vọng chiến thắng của TT. Trump không mấy lạc quan.

Tuy nhiên, bản thân TT. Trump có thể thua. Điều mà ông không chấp nhận là hành động và kết quả của cuộc bỏ phiếu gian lận. Ông cũng nhiều lần biểu đạt rõ thái độ của mình.

Điều thực sự không thể thua là hai thế lực:

Một là Đảng Dân chủ và chính phủ ngầm phía sau. Hai là 75 triệu cử tri ủng hộ TT. Trump và những cử tri phát hiện ra mình đã bị lừa khi bỏ phiếu cho Biden qua cuộc tranh chấp này. Một khi TT. Trump thua sau khi đã dùng hết mọi cách, họ sẽ không thừa nhận ông Biden và chính phủ ngầm phía sau, không chấp nhận một tổng thống lừa đảo và phạm tội, bất kể ông ta là ai. Họ có thể vùng lên và Hoa Kỳ sẽ rơi vào một cuộc nội chiến kéo dài, không biết quy mô sẽ lớn tới mức nào.

***

Một kiểu chiến tranh khác với chi phí thấp hơn đòi hỏi TT. Trump phải thực thi quyền lực chứ không phải chính người dân. Đó là trận chiến hợp pháp dưới sự hộ tống của quân đội, chứ không phải cuộc chiến giáp lá cà bằng súng ống.

Nếu TT. Trump đã có đủ bằng chứng về tội phản quốc của chính phủ ngầm trong đầm lầy, chẳng hạn như sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử, thì ông ấy có thể sử dụng Lệnh hành pháp và Đạo luật phản loạn năm 2018. Trước hết phải tiết lộ thông tin về gian lận và hủ bại, khiến các thế lực hắc ám phải run rẩy dưới ánh sáng mặt trời.

Nếu có bằng chứng áp đảo, ắt sẽ có dư luận áp đảo và công lý áp đảo.

Ngay sau đó, TT. Trump sẽ sử dụng quyền hạn mà Hiến pháp và pháp luật trao cho mình, trực tiếp bắt giữ những kẻ gian lận, đánh cắp cuộc bầu cử và những kẻ phản quốc.

Nếu vậy, “ngọn lửa chiến tranh” sẽ lan ra cả nước ngoài.

Một khả năng khác là, hành động ngăn chặn chính phủ ngầm phát động một cuộc đảo chính quân sự khi vào bước đường cùng. Tất nhiên, đây là hạ sách cuối cùng. Nhưng không thể loại trừ hoàn toàn việc các thế lực nào đó sẽ có hành vi liều mạng khi bị dồn tới chân tường.

***

Cả hai phe đều đã chuẩn bị sẵn sàng và không bên nào chịu lùi bước. Khi giao tranh giáp lá cà, kẻ dũng thắng; trong một xã hội minh bạch, sinh mệnh của ánh sáng sẽ chiến thắng. Tôi tin rằng kết quả cuối cùng là: Chiến đấu vì công lý sẽ bất khả chiến bại!

Đồng Đại Hoán,  Vision Times Tiếng Trung

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến ​​cá nhân của tác giả.)

Link nguồn: https://trithucvn.org/blog/blog-lieu-hoa-ky-co-xay-ra-chien-tranh.html

Tags:
Sự hỗn loạn đằng sau gói cứu trợ 900 tỷ USD ông Trump vừa ký

Sự hỗn loạn đằng sau gói cứu trợ 900 tỷ USD ông Trump vừa ký

Sau một tuần trì hoãn và một buổi lễ ký hụt vào đêm Giáng sinh, tổng thống Mỹ vào đêm 27/12 đã ký duyệt gói 2.300 tỷ USD gồm cứu trợ Covid-19 cùng ngân sách chính phủ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất