Bố mẹ so sánh con mình với "con nhà người ta" không khác gì "đem chim nhốt lồng", kìm hãm sự sáng tạo của con trẻ

Tiến sĩ tâm lý trị liệu Phan Thị Huyền Trân (Dr Pepper) cho rằng so sánh con mình với con nhà người ta chỉ làm hại con mà thôi.

07:00 02/05/2018

Điều quan trọng nhất khi bạn so sánh con bạn với người khác đó nghĩa là bạn đang bốc con bạn vào một chiếc hộp và đậy nó lại. Bạn những tưởng việc mình đem tấm gương của người này, người kia để con mình tỉnh táo noi theo, đó là một việc có ích.

Nhưng không, bố mẹ đã sai lầm, việc này khiến cho con bạn luôn luôn bị nhốt trong chiếc hộp đấy. Đồng thời, việc làm này luôn thể hiện một cái gì đấy được gọi là sự sắp đặt sẵn. Nó khiến cho các con không thể hiện được sự sáng tạo của mình.

Bởi vì mỗi một con người, mỗi một bộ gen trên thế giới này là duy nhất.

Pepper chia sẻ khi đi học cô cũng thuộc top cuối của lớp, nhưng không thua kém những người khác, cô cũng tốt nghiệp được tiến sĩ trước 30 tuổi, và cảm thấy bản thân mình vẫn có thể mang lại nhiều giá trị cho chính bản thân mình và xã hội.

Hãy ngừng so sánh con bạn với thành tích học tập của những đứa trẻ khác, ngừng so sánh con bạn với chính bản thân bạn là "Mẹ ngày xưa ở tuổi này mẹ đã như thế này, mẹ đã như thế kia", "Bố ở tầm tuổi con khổ hơn con rất nhiều nhưng vẫn làm được việc nọ việc kia"...

Tất cả những điều đó chẳng thể giúp cho đứa trẻ có kết quả tốt hơn về mặt cảm xúc với bố mẹ hay là về mặt học tập sau này.

Nó chỉ khiến cho đứa trẻ cảm thấy tự ti và dần dần như thế, do những câu chuyện so sánh trong những bữa ăn cơm, trong những buổi tụ họp gia đình, sự tự tin của con trẻ sẽ bị lấn chiếm bởi sự tự ti hay nói đúng hơn là mảnh đất bạn đang gieo trồng, là con bạn, nó chỉ có cỏ mọc chứ hoa không mọc.

Bạn muốn con bạn trở thành một người vĩ đại, điều đầu tiên bạn phải tin con bạn khác biệt và vĩ đại.

Chuyên gia tâm lý: Bố mẹ so sánh con mình với con nhà người ta không khác gì đem chim nhốt lồng, kìm hãm sự sáng tạo của con trẻ - Ảnh 1.

Pepper cũng đã từng rơi vào chính trường hợp này nên cô hiểu rõ những đứa trẻ muốn gì. Năm cô học lớp 9, cô đã từng rất căng thẳng đến mức suýt chút nữa đã không cứu được bản thân mình. May mắn thay, cô uống nhầm thuốc tiêu của ông nội chứ không phải thuốc ngủ.

Bởi cô bị nhiều người lớn đem ra so sánh với một vài anh chị họ học giỏi hơn. Tuy nhiên, họ không biết là cô cũng là một người thông minh, chẳng qua không chịu học nên thành tích mãi cứ lẹt đẹt như thế. Cô đã căng thẳng đến nỗi bỏ học, cô giáo phải tìm đến nhà hỏi lí do tại sao.

Tối đó, ông nội có nói với cô rằng: "Con có hai lựa chọn, con chết ở đây hoặc là con sống vinh quang ở một nơi nào khác?".

Bởi cô thấy mình thử chết một lần nhưng không thành công nên cô quyết định phải sống vinh quang ở một nơi khác. Câu nói đó của ông nội khiến cô bừng tỉnh. Mình không chết thì mình phải vùng dậy chiến đấu, không thể sống như một đứa chết rồi như vậy.

Con trẻ ở tầm tuổi đó luôn tin mình là duy nhất, mình là thông minh, mình là khác người. Những niềm tin đó chẳng có gì là sai và các em nên giữ những niềm tin ấy cho bản thân mình.

Chuyên gia tâm lý: Bố mẹ so sánh con mình với con nhà người ta không khác gì đem chim nhốt lồng, kìm hãm sự sáng tạo của con trẻ - Ảnh 2.

Nhưng nếu bố mẹ cứ mãi than phiền và so sánh con mình với bản thân mình ngày xưa hay so sánh con mình với con nhà người ta thì tức là bố mẹ đang tước bỏ đi niềm tin của con: trẻ phải tin nó khác người thì sau này nó mới tạo ra những sản phẩm khác người, trẻ phải tin nó đặc biệt thì nó mới tìm thấy những thứ đặc biệt.

Để nó trong một môi trường như thế thì sự sáng tạo sẽ có điều kiện phát huy.

Con cái gặp áp lực sẽ không biết cách xử lí, và bởi mặc cảm nên sẽ càng không dám chia sẻ với bố mẹ.

Áp lực, căng thẳng có thể sẽ khiến con trẻ nghĩ đến những chuyện tiêu cực hoặc trở nên trầm cảm. "Lợn lành" có thể thành "lợn què", tốt hơn hết bố mẹ nên tin tưởng con và trò chuyện với con nhiều hơn.

Nhân loại đã từng có Thomas Edison, một người mà thầy cô giáo đã phải trao trả tận nhà vì nghĩ rằng học sinh này không thể theo học được.

Nhưng vì tình yêu lớn, niềm tin lớn đặt ở con nên mẹ của Edison đã dành nhiều gian để bên con, dạy dỗ con. Và cuối cùng, một Thomas Edison vĩ đại được người đời truyền danh qua bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu thế kỉ,

Một lần cuối cô muốn nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh khác là: "Thế hệ bố mẹ khác với thế hệ con cái. Bởi vì con bạn là bộ gen duy nhất và nó rất đặc biệt nên hãy tôn trọng con cái và ngừng so sánh con mình với bất kì ai, thậm chí là với bản thân bố mẹ."

Tags:
Khi y tá đưa đứa con 1 ngày tuổi trở lại phòng và báo cáo những điều bác sĩ đã làm, bố mẹ như chết đứng

Khi y tá đưa đứa con 1 ngày tuổi trở lại phòng và báo cáo những điều bác sĩ đã làm, bố mẹ như chết đứng

Sau đó, người mẹ đã tích cực chia sẻ câu chuyện của mình để những người bố mẹ khác sẽ ý thức hơn về tình trạng nhầm lẫn trong phẫu thuật là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất