Bộ Nông nghiệp Mỹ ca ngợi quả thanh long: Người Việt ăn suốt nhưng chưa chắc đã biết

Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đăng tải một thông tin bất ngờ về thanh long, một loại quả phổ biến cũng là loại quả xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang nhiều thị trường quốc tế.

14:00 26/09/2021

Ngày 18/3 vừa qua, trang fanpage chính thức trên facebook của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã đăng tải một bài viết giới thiệu về quả thanh long, loại quả xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Đó là: “Dragon fruit, also called a pitaya, is a tropical fruit that is high in fiber and provides a good amount of vitamins & minerals”, có nghĩa là “Thanh long còn có tên gọi khác là pitaya, là một loại trái cây nhiệt đới giàu chất xơ và cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất tốt”.

Ngay lập tức, bài viết đã nhận được nhiều lời bình luận, chia sẻ và yêu thích từ chính người Mỹ.

Bài viết giới thiệu quả thanh long trên fanpage chính thức của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 5 loại trái cây tươi, bao gồm thanh long, chôm chôm, nhãn, vải thiều và vú sữa. Trong đó, ấn tượng nhất là thanh long.

Theo Tổng cục Hải quan, nếu như trong năm 2008, mới chỉ có 100 tấn thanh long Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ, thì đến năm 2012, con số này đã tăng lên là 1.200 tấn. Trong những năm qua, lượng thanh long xuất khẩu sang thị trường khó tính này luôn theo xu hướng tăng lên.

Không chỉ người Mỹ mà người dân nhiều quốc gia trên thế giới rất thích ăn quả thanh long vì hương vị thơm ngọt, thanh mát. Không những thế, loại trái cây giá rẻ phổ biến này còn tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ chữa nhiều căn bệnh.

Lợi ích dinh dưỡng của quả thanh long

Thanh long có nguồn gốc từ các nước Trung – Nam Mỹ, Mexico. Hiện nay, thanh long cũng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia…

Cây thanh long được coi như là một loại cây xương rồng màu xanh lá. Quả có màu hồng nhạt, thịt bên trong màu trắng hoặc đỏ, chứa nhiều hạt đen nhỏ.

Hãy cùng tìm hiểu tại sao thanh long được xem là một trong những “siêu trái cây” tốt nhất.

Theo Cơ sở dữ liệu thành phần thực phẩm Mỹ – USDA, 100 gram thanh long bao gồm: 60 calo, 1,2gr protein, 13gr carbs, 3gr chất xơ, cung cấp 10% hàm lượng magie nhu cầu hằng ngày (recommended daily intake, RDI) của người bình thường.

Ngoài ra, quả thanh long còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như hỗn hợp vitamin B, vitamin A và C cũng như canxi và sắt, theo USDA.

1. Chống oxy hóa

Thanh long cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào vì chứa rất nhiều vitamin C.

2. Ngăn ngừa ung thư

Ngoài vitamin C, quả thanh long còn chứa nhiều carotene, một chất có khả năng chống lại tế bào sản sinh ung thư bao gồm cả việc giảm khối u ung thư. Hơn nữa, lycopene – chất tạo màu đỏ cho loại quả này được chứng minh có tác dụng làm chậm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt .

3. Tốt cho tim mạch

Một nghiên cứu đăng trên tờ Pharmacognosy Research năm 2010 cho thấy ăn nhiều thanh long sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Không những thế, thanh long còn là nguồn giàu chất béo bão hòa đơn tốt cho sức khỏe của tim mạch.

4. Bổ máu

Bởi vì thanh long chứa nhiều sắt, nguyên liệu cần thiết để cơ thể sản xuất hemoglobin (huyết sắc tố). Loại protein này có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi.

5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Nhờ có lượng chất xơ cao, thanh long được đánh giá là loại quả dành cho cho những người mắc bệnh tiểu đường vì chất xơ có thể giúp ổn định lượng đường huyết trong máu thể bằng cách triệt tiêu lượng đường dư thừa.

6. Cải thiện hệ tiêu hóa

Thanh long chứa nhiều chất xơ nên giúp cải thiện hoạt động của đường ruột vì chất xơ có thể dễ dàng hấp thụ qua đường tiêu hóa. Ăn nhiều thực phẩm này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các triệu chứng như táo bón và hội chứng ruột kích thích (IBS).

* Tổng hợp

Tags:
Mục sư lừa người Việt ở Mỹ hơn 33 triệu USD

Mục sư lừa người Việt ở Mỹ hơn 33 triệu USD

Kent R.E. Whitney, cựu mục sư ở California, lĩnh án 14 năm tù vì tội lừa gạt cộng đồng người Việt tiền đầu tư hơn 33 triệu USD.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất