Bốn lần lựa chọn trọng đại của nước Mỹ

Diễn biến cuộc bầu cử Mỹ vừa kết thúc khốc liệt chưa từng thấy, cả hai Đảng đều nỗ lực hết mình. Vì cuộc bầu cử này không chỉ có ảnh hưởng quyết định đến tương lai của nước Mỹ trong bốn năm tới! Tầm quan trọng của nó có thể sánh với vài bước ngoặt trọng đại trước đây trong lịch sử nước Mỹ.

06:30 15/11/2020

Lần lựa chọn mang tính quyết định đầu tiên ở Mỹ xảy ra vào khi khởi đầu lập quốc. Thời điểm đó trong những người sáng lập nước Mỹ đã hình thanh hai xu hướng khác biệt lớn về phương hướng và lộ trình của đất nước mới này. Phe Tổng thống đầu tiên George Washington và Bộ trưởng Tài chính Alexander Hamilton thì ủng hộ mạnh mẽ việc đi theo con đường của Anh, tức là chú trọng giá trị truyền thống, pháp trị, trật tự, đức tin Cơ đốc nhằm xây dựng một nước Mỹ hùng mạnh do Chính phủ liên bang lãnh đạo. 

(Ảnh: Pixabay)

Còn phe những người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Mỹ như Thomas Jefferson và James Madison thì ca ngợi Cách mạng Pháp, cái gọi là nền dân chủ cần được cất lên tiếng nói để thực hiện cách mạng giải quyết vấn đề trọn vẹn trong một lần (long trời lở đất).

Đây là lần lựa chọn quyết định số phận của nước Mỹ! Nước Mỹ vừa trải qua một cuộc chiến tranh giành độc lập đầy khó khăn, nếu quân lục địa do Washington lãnh đạo không nhận được sự giúp đỡ quân sự trực tiếp từ Pháp thì việc đánh bại quân Anh là không tưởng, đừng mơ đến lập quốc. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là những người lập quốc như Washington và Hamilton không vì được Pháp hỗ trợ mà thân Pháp để từ bỏ hệ thống của Anh, thay vào đó sau khi độc lập, họ kiên quyết đi theo con đường của Anh, noi theo các giá trị chính trị, kinh tế và đạo đức của Anh. Tinh thần và năng lực lý trí mạnh mẽ, có tầm nhìn xa không theo cảm tính của họ, mang tính quyết định trong việc xây dựng nên một nước Mỹ vĩ đại (bao gồm vị thế siêu cường duy nhất hiện nay trên thế giới, được hưởng lợi từ lựa chọn khôn ngoan và tinh thần dũng cảm của họ).

Đồi Tổng thống: từ trái qua phải là tượng của Washington, Jefferson, Old Roosevelt và Lincoln (Nguồn: Dean Franklin / wiki / CC BY 2.0).

Washington chiến thắng bằng con đường thân Anh của Hamilton

Có thể nói Hamilton đã đóng vai trò quan trọng. Mặc dù ông chỉ là Bộ trưởng Tài chính, nhưng vào thời điểm đó, nội các của Washington chỉ có Bộ trưởng Ngoại giao (với cấp dưới chỉ hơn chục người) và Bộ Tài chính (gần 100 người). Hamilton lãnh đạo Bộ Tài chính và đã thiết lập các cơ chế về thuế quan, hải quan, trái phiếu, ngân hàng trung ương, ngoại thương và thị trường tự do. Về cơ bản là Bộ Tài chính nắm quyền lực chính. Hamilton sinh ra tại một vùng lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh, từng là trẻ mồ côi và lớn lên trong một môi trường khó khăn, sau đó ông làm kế toán trong hoạt động thương mại vận tải đường biển nước ngoài, giúp ông thông thuộc trong hoạt động kinh doanh, kinh tế và hệ thống của Anh, đã kiên định noi theo mô hình của Anh, chán ghét con đường của Đại cách mạng Pháp. Ông và Jeffersons đã đối đầu nhau. Ông được Washington hậu thuẫn nên phe của họ (phe bảo thủ ban đầu ở Mỹ) thắng thế. Washington đã lãnh đạo quân lục địa giành chiến thắng trong cuộc chiến giành độc lập và được người dân Mỹ xem như người anh hùng, có được vị thế cao làm lu mờ Jeffersons (Washington đã  nắm quyền trong giai đoạn khó khăn nhất của Chiến tranh giành độc lập).

Hình ảnh Hamilton trên mặt sau của tờ 10 USD. (Ảnh: internet) 

Washington đã làm tổng thống hai nhiệm kỳ trong 8 năm, và tổng thống thứ ba Adams cũng là một người bảo thủ. Trong thời gian 12 năm đó nước Mỹ đã thiết lập nền móng hệ thống thân Anh. Mặc dù sau này cả Jefferson và Madison đều trở thành tổng thống (hai người đều làm tổng thống 8 năm) nhưng họ không lật đổ hoàn toàn hệ thống này, ở đây có 4 lý do chính: thứ nhất là dù họ có cống hiến quan trọng trong soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Mỹ, nhưng dù gì cũng chỉ giỏi trong phương diện học thuật chứ không giỏi trong việc quản lý và kiến ​​tạo chính phủ cụ thể, vì vậy, nhìn chung họ chỉ có thể tiếp tục đi theo người tiền nhiệm; thứ hai, mặc dù Jefferson nhấn mạnh chính phủ nhỏ và chú trọng phân quyền cho các bang, nhưng khi trở thành tổng thống, ông thấy được tầm quan trọng của chính phủ liên bang; ba là sau khi Jefferson trở thành tổng thống thì những thông tin tàn bạo về Cách mạng Pháp được lan truyền đến Mỹ đầy đủ hơn, làm giảm nhiệt tình của ông trong việc ủng hộ Pháp và tham gia Cách mạng Pháp; thứ tư là ông và Madison trở thành tổng thống, đã biết cái giá phải trả như thế nào, không còn mặn mà với việc phát động quần chúng xuống đường xây dựng cái gọi là nền dân chủ và cuộc cách mạng vĩ đại. Do đó, mô hình của Anh do Washington và Hamilton (và tất nhiên là có những đổi mới) đã được thiết lập và tiếp tục, đây là đóng góp lớn của họ và là sự lựa chọn lớn đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Họ đã lựa chọn đúng đắn!

Công nghiệp hóa ở miền Bắc đã đánh bại kinh tế tiểu nông ở miền Nam

Lần lựa chọn quan trọng thứ hai là trong thời nội chiến Nam – Bắc. Ngoài vấn đề giải phóng nô lệ da đen thì thực ra còn có một vấn đề sâu xa hơn liên quan đến tương lai và vận mệnh của Mỹ: phía bắc của Lincoln muốn đi theo con đường của một cường quốc công nghiệp hóa, phía nam của Jefferson muốn lấy khung cảnh nông thôn và kinh tế tiểu nông (chủ yếu là trồng bông).

Lincoln cũng có tầm nhìn xa như Washington và Hamilton, đã nhận ra phải thực hiện công nghiệp hóa nước Mỹ. Nhưng miền Nam trồng bông không những không chịu xóa bỏ chế độ nô lệ mà còn không chấp nhận công nghiệp hóa, thậm chí còn đe dọa độc lập. Cuối cùng, thông qua cuộc nội chiến đã chấm dứt được những khác biệt: miền Bắc công nghiệp hóa đánh bại miền Nam nông nghiệp hóa; ý tưởng về kinh tế tự do đã đánh bại mô hình kinh tế nông thôn hộ gia đình. Lincoln muốn xóa bỏ chế độ nô lệ, điểm cơ bản nhất, hay gốc rễ cho triết lý của ông là thực hiện tự do kinh tế, ông tin rằng chỉ có “tự do” mới có thể mang lại cho cá nhân sự độc lập về kinh tế, của cải và phẩm giá. Là tổng thống đầu tiên của Đảng Cộng hòa (trước đây đảng của Washington và Hamilton gọi là Đảng Liên bang), Lincoln tin tưởng vững chắc vào giá trị của kinh tế thị trường và tự do.

Ông hiểu rằng: không thể giúp kẻ yếu bằng cách tước đoạt của kẻ mạnh; không thể giúp kẻ nhỏ bằng cách tiêu diệt kẻ lớn; không thể khiến người nghèo trở nên giàu có bằng cách tước đoạt của kẻ giàu; không thể giúp người lao động bằng cách tước đoạt của người chủ thuê; không thể thoát khỏi khó khăn bằng cách bội chi; không thể có được sự ổn định bằng cách đi vay tiền; không thể tạo dựng được nhân cách và lòng can đảm bằng cách tước đoạt sức động lực và tính độc lập của người khác; không thể giúp đỡ người khác bằng cách làm thay họ những thứ họ có thể tự làm. 

Quan điểm như trên đây của Lincoln rất rõ ràng: Ông không chú trọng vấn đề bình đẳng giàu nghèo, chống giàu ghét nghèo, đấu tranh giai cấp, ông chỉ nhấn mạnh đến tinh thần tự lực, tự cường của mỗi cá nhân, dựa vào năng lực cá nhân, tự giác, tự làm giàu. Các nhà sử học sau này nhận xét rằng “Lincoln quyết tâm từ bỏ và cuối cùng là triệt tiêu chế độ nô lệ người da đen không phải là dựa trên ý tưởng bình đẳng chủng tộc hay lý tưởng trừu tượng về phẩm giá con người, mà dựa trên niềm tin của ông rằng: tất cả các loại tự do đều bắt đầu với tự do kinh tế.”

Giống như tổng thống bảo thủ đầu tiên Washington, tổng thống đầu tiên của Đảng Cộng hòa Lincoln cũng có tầm nhìn xa và đặt nền móng vững chắc cho nước Mỹ hùng mạnh và thịnh vượng ngày nay.

Reagan lật đổ “Chính sách kinh tế mới” của Roosevelt và “Xã hội vĩ đại”

Nhiều người cánh tả nhấn mạnh bức tranh nền kinh tế sáng lạng trong thời Clinton, thực tế là do việc Reagan cắt giảm thuế và dỡ bỏ các hạn chế của chính phủ đã cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp, giúp tạo nên giai đoạn kinh tế (tăng trưởng) mở rộng kéo dài 110 tháng sau đó. (Ảnh: internet)

Sự lựa chọn quan trọng thứ ba là trong Thế chiến II và thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tổng thống Roosevelt của Đảng Dân chủ cánh tả đã lợi dụng cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930 để thực hiện cái gọi là Chính sách kinh tế mới (New Deal), thực chất là một động thái toàn diện hướng tới chủ nghĩa xã hội, bao gồm thuế cao, quốc hữu hóa, cân bằng giàu nghèo, và thiết lập bảo hiểm an sinh xã hội, phạm vi quản chế của Chính phủ kéo tới tận các nghĩa địa. Mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất lúc bấy giờ lên tới 91%! Của cải của những người cần cù bị chính phủ cưỡng bức thuế cao cướp bóc, từ đó thực hiện phân chia tài sản tiếp, vậy là noi theo Cộng sản Liên Xô và nước Ý của Mussolini.

Roosevelt đã phá bỏ luật bất thành văn của người cha sáng lập Washington rằng nhiệm kỳ tổng thống chỉ có hai kỳ trong 8 năm, đã làm đến nhiệm kỳ thứ tư (chết khi bắt đầu nhiệm kỳ 4). Sau khi ông qua đời, Quốc hội Mỹ đã lập pháp giới hạn tổng thống chỉ có hai nhiệm kỳ để tránh “Roosevelt thứ hai”.

Sau cái chết của Roosevelt, mặc dù nền kinh tế Mỹ phục hồi, nhưng Tổng thống Đảng Cộng hòa Dwight D. Eisenhower đã không đối đầu mạnh mẽ và thay đổi “Chính sách kinh tế mới”. Năm 1960, Tổng thống cánh tả của đảng Dân chủ là Lyndon Johnson tiếp tục mở rộng chính phủ và đề xuất xây dựng “Xã hội vĩ đại” (Great Society), thực chất là để củng cố “Chính sách kinh tế mới” của Roosevelt, giúp Chính phủ chi phối huyết mạch kinh tế tư nhân.

Mãi đến vào đầu những năm 1980 khi Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan nắm quyền (hai nhiệm kỳ trong 8 năm), ông mới chống lại “Chính sách kinh tế mới” và cho cắt giảm mức thuế thu nhập cá nhân tối đa 42 điểm phần trăm xuống 28%. Đây là đợt cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ! Đồng thời xóa bỏ những định kiến ​​và thói quen xấu hạn chế nền kinh tế, nới lỏng những hạn chế đối với doanh nghiệp, nhấn mạnh đạo đức với niềm tin vào Chúa. Sự trỗi dậy của phe bảo thủ Mỹ! Sự kiện cũng mang lại sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ. Nhiều người cánh tả nhấn mạnh bức tranh kinh tế sáng lạng trong thời Clinton, nhưng thực tế là do việc Reagan cắt giảm thuế và dỡ bỏ các hạn chế của chính phủ gây cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp, tạo nên một giai đoạn mở rộng kinh tế (tăng trưởng) kéo dài 110 tháng sau đó.

Ông Trump đập tan giấc mơ xã hội chủ nghĩa của ông Obama

Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Pixabay)

Sự lựa chọn quan trọng thứ tư xảy ra trong những năm gần đây. Sau khi ông Obama người da đen đắc cử tổng thống đã thúc đẩy tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách toàn diện, không chỉ thúc đẩy tăng thuế, quốc hữu hóa, bình đẳng giàu nghèo, ném tiền vào chính sách phúc lợi cao (số người nhận phúc lợi tăng từ hơn 20 triệu lên gần 50 triệu, tương đương trung bình cứ 6 người Mỹ có một người hưởng phúc lợi), còn thực hiện cắt giảm quân sự và ngoại giao thỏa hiệp (Obama cúi đầu ở mọi nơi trong những chuyến công du). Hơn nữa, tám năm cầm quyền của ông Obama thậm chí còn kích thích đối kháng sắc tộc da trắng và da đen nghiêm trọng; vấn đề “Người da đen đáng sống” (Black Lives Matter) và Chủ nghĩa chống Phát xít (ANTIFA / Anti-Fascism) ở Mỹ ngày nay là do các nhóm cực đoan cánh tả chống phát xít. Đây là di sản chính trị của Obama.

Bối cảnh đó đã khiến người dân Mỹ tức giận. Dưới công kích của giới truyền thông cánh tả và thậm chí cả những người cánh tả toàn cầu, Donald Trump, một doanh nhân ngoài vòng chính trị, bất ngờ nổi lên và bước vào Nhà Trắng! Có thể xem ông Obama là “cử tri” lớn nhất của ông Trump, bởi vì nếu không có 8 năm tệ hại cho nước Mỹ của ông Obama thì không có khả năng “người ngoài cuộc” như ông Trump bước được vào Nhà Trắng. Ông Trump thề “rút cạn đầm lầy chính trị” để trả lại nước Mỹ cho người dân! Sau 4 năm cầm quyền, vô số người Mỹ đã cảm động và được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm cải cách và thành tích của ông Trump trong việc thực hiện những lời hứa tranh cử. Đảng Dân chủ cũng lo ngại ông Trump sẽ làm điều đó trong 4 năm nữa khiến Mỹ từ bỏ chủ nghĩa xã hội mà phe cánh tả đang quan tâm. Do đó, cuộc bầu cử này đã trở thành một sự lựa chọn lịch sử lớn khác trong lịch sử Mỹ (tôi kết luận đây là lần lựa chọn quan trọng thứ tư).

Ông Trump chiến thắng sẽ định hình lại “nước Mỹ của Trump”, tức là nước Mỹ theo truyền thống tiếp tục tinh thần Hiến pháp là cao nhất của Washington, Lincoln và Reagan. Nếu ông Biden chiến thắng thì nước Mỹ sẽ đi theo Đại Cách mạng Pháp đầy nhiệt huyết (ngày nay là Black Lives Matter và Antifa), phá hủy các giá trị và thể chế truyền thống nhân danh dân chủ và các khẩu hiệu cách mạng, nước Mỹ sẽ bị cánh tả thống trị. Có người khái quát sự lựa chọn ngày nay là: nên chọn nước Mỹ vĩ đại của truyền thống hay “từ bỏ nước Mỹ”.

Sự vĩ đại của nước Mỹ không phải ngẫu nhiên mà có. Từ những lần lựa chọn quan trọng mang tính quyết định trong lịch sử của Mỹ có thể thấy rằng những người sáng lập và những chính trị gia kiệt xuất của Mỹ, đặc biệt là người dân Mỹ, dù không ngừng phải đối mặt trước lựa chọn khó khăn và đã nhiều lần chọn sai lầm khiến nước Mỹ bị tổn thất nặng nề, nhưng sau tất cả vẫn luôn biết sử dụng trí tuệ sáng suốt để sửa chữa. Ngày nay lại một lần nữa nước Mỹ đứng trước ngã tư, kết quả lựa chọn lần này hàm ý gì?

Tào Trường Thanh

Tags:
Ông Trump phát biểu trước công chúng sau nhiều ngày, không nhắc gì đến bầu cử Mỹ

Ông Trump phát biểu trước công chúng sau nhiều ngày, không nhắc gì đến bầu cử Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước công chúng lần đầu tiên sau 8 ngày, đề cập đến nỗ lực chống COVID-19 song không nhắc đến bầu cử Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất