BS Việt ở Mỹ khuyến cáo về loại thuốc nhiều mẹ Việt hay dùng cho trẻ: Đừng để thuốc biến thành thuốc độc!
Theo bác sĩ Hưng, sinh lý của trẻ nhỏ rất bình thường nhưng người lớn lại cho rằng đó là biểu hiện bất thường dẫn đến sai lầm trong chăm sóc trẻ.
22:30 08/11/2020
Cấp cứu vì tự nhỏ thuốc mũi
Mới đây, Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa tiếp nhận cấp cứu bệnh nhi B.G.N. (11 tháng tuổi, trú tại Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) trong tình trạng lơ mơ, da tái, chân tay lạnh, vã mồ hôi, hạ thân nhiệt, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp thở.
Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán xác định: Bệnh nhi bị ngộ độc Naphazolin có trong loại thuốc mà gia đình đã nhỏ mũi.
Lập tức, bệnh nhi được truyền dịch, dùng thuốc lợi tiểu, ủ ấm, lau khô toàn thân và theo dõi sát sao các dấu hiệu sinh tồn. Sau 10 tiếng kể từ khi nhập viện, tình trạng bệnh nhi mới ổn định, nhịp tim nhịp thở đều và ăn ngủ tốt.
Hiện nay, thời tiết thay đổi nên nhiều trẻ bị nghẹt mũi, khó thở, trẻ thường quấy khóc và bỏ bú khiến các bậc phụ huynh lo lắng và tự ý dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ không theo chỉ dẫn của bác sĩ .
Nhỏ nước mũi sai có thể gây ngộ độc
Điều này có thể gây ra ngộ độc, thường gặp nhất là thuốc nhỏ mũi chứa thành phần Naphazolin - đây cũng là một loại thuốc nhỏ mũi được nhiều gia đình sử dụng cho trẻ hiện nay.
Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng – bác sĩ nhi khoa tại Texsa, Hoa Kỳ cho biết trẻ nhỏ hơn 6 tháng hay nghẹt mũi, nhất là ban đêm. Điều này là bình thường vì đường hô hấp ở trẻ nhỏ, chất tiết dễ đọng lại, trẻ không thở miệng như chúng ta nhất là lúc bú và trẻ không biết hỉ mủi.
Nếu không ảnh hưởng tới việc bú sữa thì không cần làm gì, nếu cản trở bú sữa hay bị ngạt nhiều thì dùng saline nhỏ vào mũi vài giọt rồi hút nhẹ nhàng trước khi bú.
Tuy nhiên không nên quá lạm dụng sẽ gây kích thích niêm mạc mũi gây sưng nề lại làm nghẹt mũi nặng hơn. Có thể dùng máy phun khí sương (humididier) để làm ẩm không khí. Thường trẻ lớn lên tình trạng này sẽ tự hết.
Khi trẻ cảm, ho, nghẹt mũi là đương nhiên, các thuốc trị ho nghẹt mũi không có tác dụng gì với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, ngoài ra còn có nguy cơ gây ngộ độc nhất là đối với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
Các thuốc trị nghẹt mũi thường là chỉ tạm thời do tác dụng co mạch, nếu dùng trên trẻ nhỏ dễ gây tụt huyết áp, shock, thậm chí tử vong.
Các thuốc ho sổ mũi nếu dùng kéo dài có thể gây viêm mũi do thuốc, cuối cùng lại làm tình trạng viêm mũi nặng hơn.
Tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ
Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng sinh lý của trẻ con không giống người lớn, có nhiều việc chúng ta không cần can thiệp nhiều, tự nó sẽ hết. Thứ gì sinh ra cũng có chức năng của nó.
Ví dụ tai trẻ nhỏ do ống tai còn nhỏ nên chúng ta cứ nghĩ chúng có nhiều ráy tai. Thật ra ráy tai có chức năng bảo vệ làn da mỏng manh trong ống tai, nên không cần phải cố gắng làm sạch, nếu có nhiều thì vệ sinh phía ngoài ống tay là được.
BS Trương Hoàng Hưng
Nếu dùng tampon ngoáy tai (Q-tip) ở trẻ nhỏ không những không làm sạch được ống tai, mà còn đẩy ráy tai vào trong, dần dần tạo thành một nút chặn ống tai, lúc đó lại phải vất vả lấy ra. Bác sĩ Hưng đã từng có bệnh nhân bị ráy tai nút chặn ống tai, bác sĩ cấp cứu kéo ra hơi mạnh tay, rách luôn cái màng nhĩ.
Trẻ lớn dùng Q-tip quá nhiều làm da ống tai khô, đỏ, bị kích thích gây ngứa, đau và nhiễm trùng.
Hoặc với mắt trẻ nhỏ, nhiều mẹ có thói quen nhỏ nước muối vào mắt cho trẻ. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hưng, mắt bình thường đã có nước mắt bảo vệ, các bạn không cần nhỏ thêm nước mắt nhân tạo hay nước muối sinh lý làm gì. Chỉ khi nào có hiện tượng khô rõ rệt hay mắt không nhắm được như liệt dây thần kinh mặt ngoại biên (Bell’s Palsy) thì mới cần.
Khi trẻ bị viêm kết mạc thì nên khám bác sĩ, không nên lên mạng tìm kiếm rồi nhỏ lung tung, nhỏ sữa mẹ vì có thể biến chứng mù cả mắt của trẻ.
9 tác Ԁụпg tнầп kỳ củɑ qᴜả cнɑпн tɾoпg việc làm đẹρ và cнăm sóc sức kнỏe
Tuу rẻ tiềп пhưпg quả chaпн lại có vô số tác Ԁụпg ρhi ɫhường, vừɑ giúp cải thiện vẻ đẹp lại vừɑ giúp bạn chốпg lại пhữпg căn ɓệпн пguу нiểм нàпg đầu пhư ᴜпg ɫhư.