Bức ảnh cô gái ngồi trong lòng Donald Trump tiết lộ câu chuyện về một lần phá sản khốn đốn và thoát hiểm phút chót của cựu Tổng thống Mỹ
Vào những năm 1990, Donald Trump từng phá sản, vậy ông đã quay trở lại để phất lên ra sao? Có một câu chuyện đằng sau nó mà các doanh nhân Hong Kong kể lại.
06:00 18/09/2021
Gần đây, một bức ảnh của Donald Trump hơn 20 năm trước đã được lan truyền trên Internet.
Trong ảnh là hình ảnh ông cười toe toét, ôm eo một phụ nữ châu Á xinh đẹp, bên cạnh là một trưởng bối tóc đen.
Những người có thể ngồi cùng Trump chắc chắn không phải là những người tầm thường.
Bởi vì lúc ấy Donald Trump bị phá sản, ông đã đến Hồng Kông để kéo đầu tư. May mắn lúc ấy Trump có một kết quả có hậu, các doanh nhân giàu có của Hong Kong quyết định đầu tư và Trump đã một lần nữa phất lên ở Mỹ.
Hình ảnh Donald Trump cười toe toét, ôm eo một phụ nữ châu Á xinh đẹp, bên cạnh là một trưởng bối tóc đen hơn 20 năm trước
01
Cuộc sống phá sản
Như chúng ta đã biết, cựu Tổng Thống Mỹ Donald Trump là một phú đại nhị, cha là một nhà kinh doanh bất động sản giàu có.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông gia nhập công ty của cha mình, đánh bại anh cả của mình và trở thành người kế vị, làm trong ngành bất động sản. Sự nghiệp của ông thăng tiến nhanh chóng vào những năm 1970 và đạt đến đỉnh cao vào những năm 1980.
Trump thích những thứ lớn, ông thành lập một đội bóng đá, thành lập một cuộc đua xe đạp đường trường, xây dựng Tòa nhà Trump 68 tầng ở Manhattan, New York, mua Sea Lake Manor ở Palm Beach, Florida và mua lại công ty kinh doanh cho thuê của Eastern Airlines.
Nhiều khoản đầu tư lớn này đã thất bại, chẳng hạn như đội bóng đá, giải đua xe đạp và các chuyến bay thuê.
Năm 1990, khi bất động sản ế ẩm, Trump một lần nữa thất bại trong đầu tư, vay nợ ngân hàng và gánh những khoản nợ khổng lồ.
Do nợ nần chồng chất, Trump sau đó đã đệ đơn phá sản, du thuyền và máy bay tư nhân bị lấy đi. Tòa án thậm chí còn quy định rằng chi phí mỗi bữa ăn của Trump chỉ được giới hạn ở mức 10 đô la.
May mắn thay, Trump đã từng mua 77 mẫu Anh (khoảng 310.000 mét vuông) đất ở khu vực lõi của Manhattan. Nhưng ông không có tiền để phát triển, và tài sản của ông cũng không đủ trả lãi ngân hàng cho mảnh đất.
Mấu chốt là phải bán những lô đất này để có vốn quay vòng.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ngành bất động sản ở Mỹ đang ế ẩm, ngay cả Nhật Bản cũng đang vỡ bong bóng, không tìm được người mua.
Trump sốt ruột như ngồi trên đống lửa, lãi suất ngân hàng tàn nhẫn thì vẫn cứ chảy ngày đêm như sông Mississippi. Người đàn ông giàu có từng nói về kinh nghiệm thành công trong quá khứ giờ đang tứ phía tìm bên A để được cứu cánh.
Vào thời điểm quan trọng này, hai doanh nhân giàu có ở Hong Kong đã "nhắm" vào mảnh đất của Trump.
Tòa nhà Trump 68 tầng ở Manhattan, New York
02
Doanh nhân giàu có Hong Kong
Có rất nhiều doanh nhân giàu có ở Hong Kong, và hầu hết trong số họ đều kinh doanh bất động sản. Những năm 1990, là thời điểm các doanh nhân giàu có Hong Kong tiến ra nước ngoài.
Hai vị lão hiệp ưa thích đất đai của Trump cũng là những phú đại nhị siêu giàu ở Hong Kong. Một người là Henry Cheng, chưởng môn thế hệ thứ 2 của "Tân Thế giới", người kia là Vincent Lo, người được mệnh danh là "Cô gia Thượng Hải".
Cha của Hennry Cheng là Yu-tung Cheng, vị trưởng bối trong bức ảnh được nhắc tới ở đầu bài viết. Cuộc đời của lão gia này là một huyền thoại, một tay lập ra hai công ty khổng lồ, đứng thứ nhất trong bốn gia tộc lớn nhất Hồng Kông.
Ông không chỉ thành lập "Chow Tai Fook" (một tập đoàn thuộc sở hữu tư nhân có trụ sở tại Hồng Kông hoạt động trong lĩnh vực đồ trang sức, phát triển bất động sản, khách sạn, cửa hàng bách hóa, vận tải, năng lượng, viễn thông, cảng, sòng bạc và các doanh nghiệp khác) trên khắp Hong Kong, và trở thành vua đồ trang sức nổi tiếng, mà còn tạo ra tập đoàn bất động sản khổng lồ New World Group (Tân thế giới), chỉ đứng sau sau Li Ka-shing.
Henry Cheng
Gia cảnh của Vincent Lo cũng rất đáng nể, cha ông là Lo Ying Shek, cũng là một đại gia siêu giàu Hong Kong. Nhưng ông gần như bắt đầu mọi thứ từ đầu vì cha ông quan niệm rằng con cái nên được giáo dục trong khó khăn.
Là một thế hệ thứ hai giàu có, nhưng Vincent Lo lại bị cấm bay khi sang Úc du học và chỉ được đi trên con tàu chở hàng gập ghềnh cùng các thủy thủ trong 13 ngày. Trong thời gian du học, người cha chỉ trả học phí, còn ông thì đi làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt.
Cuối cùng, sau khi tốt nghiệp đại học, Vincent Lo được cha bố trí về công tác tại cơ sở. Và điều kinh khủng hơn cả là có lẽ vì có tới 6 cậu con trai nên người cha chẳng lạc quan gì về Vincent cả: "Thằng con này vô dụng, đừng lãng phí thời gian".
Vincent Lo khi ấy tức giận đến mức bỏ nhà đi lập nghiệp, mẹ ông đã thay ông vay 100.000 nhân dân tệ từ cha mình. Ông thành lập công ty xây dựng Shui On và làm việc trong 7 năm liên tục không nghỉ, trong đó 4 năm, phải dùng thuốc ngủ để có thể ngủ ngon và cuối cùng đã trả xong khoản vay của cha mình.
Khi đến Thượng Hải năm 1985, ông nhận thấy người dân thường ăn mặc giản dị và xe hơi trên đường rất hiếm, ông nhìn ra được cơ hội kinh doanh tại nơi này.
Kể từ đó, ông bắt đầu đầu tư mạnh vào bất động sản Thượng Hải và thu được khối tài sản khổng lồ, ông còn được ca tụng là "Cô gia Thượng Hải" vì đã biến thành phố cũ kĩ này thành mảnh đất trung tâm của ngành.
Dòng thời gian chuyển sang năm 1994, khi Vincent Lo nhận được thông báo từ người bạn Henry Cheng và đặt mục tiêu đến Hoa Kỳ. Khu đất mà Trump mua rộng 77 mẫu Anh ở Manhattan sầm uất bên sông Hudson ở New York, với một mặt bằng rộng lớn, vị trí tốt và triển vọng đầy hứa hẹn, cả hai đã bắt tay và gửi lời mời tới Trump để đàm phán tại Hồng Kông.
Vincent Lo (trái) khi còn trẻ
03
Ẩn nhẫn để cầu toàn
Khi nhận được thông báo, Trump vốn dĩ ghét bay các chuyến bay đường dài nhưng vì tiền, ông đã đến Hong Kong đúng hẹn.
Henry Cheng giới thiệu Vincent Lo với Trump, và sau đó cả ba cùng chơi gôn. Cheng và Lo quyết định đặt một canh bạc nhỏ, đặt cược 1.000 đô la cho mỗi lỗ.
Theo lý mà nói thì số tiền này cũng chỉ là tiền tiêu vặt với giới nhà giàu, nhưng Trump ở thời điểm này nào dám sĩ diện hão như vậy, ông kiến nghị giảm đặt cược của mình xuống 100 đô la, và khí thế của ông ngay lập tức cũng giảm đi ba phần.
Trump vốn yêu thích môn đánh gôn, nhưng không biết do hồi hộp hay do gặp phải cao thủ mà hôm đó thắng ít mà thua nhiều. Vincent Lo đã chủ động gỡ ngượng cho Trump, nói rằng ông bị ảnh hưởng bởi tình trạng lệch múi giờ.
Sau đó, Henry Cheng đã mời Trump đến dùng bữa tại nhà của cha mình, ông cũng đưa cô em gái nuôi cũng xuất thân hào môn, Ming Meilian đi cùng. Trong khi nói chuyện, Ming Meilian đã ngồi lên đùi Trump, và đó cũng là ngọn nguồn của bức ảnh cô gái ngồi lên đùi Trump.
Nhưng trong bữa ăn lần này, Trump không hề thoải mái, vì ông không biết dùng đũa và không hiểu gì về nghi thức ăn uống của người Trung Quốc.
Món ăn đầu tiên khiến Trump rất sợ hãi - một con cá nguyên con với cả đầu cá. Theo quy tắc của người Trung Quốc, tất nhiên đầu cá phải hướng về phía khách. Kết quả là, khi Trump nhìn thấy mặt và răng của con cá, ông thậm chí còn không muốn nếm thử nó, ngay lập tức đẩy nó cho những người xung quanh.
Tất nhiên, rượu vang không thể tách rời trong một dịp kinh doanh quan trọng như vậy. Cheng và Lo đã đề xuất một cuộc thi uống rượu, nhưng Trump, người trông có vẻ rất hào hoa và phóng khoáng, hóa ra lại là một người theo chủ nghĩa cấm rượu, vì vậy mà rượu vẫn chưa uống hết.
Sau khi bữa ăn uống có chút ngại ngùng kết thúc, Trump quả nhiên vẫn trong trạng thái lo lắng, khí thế hoàn toàn mất đi.
Cả Cheng và Lo, những người ở trong giới kinh doanh đã lâu, chắc chắn đã nhìn thấy sự lo lắng của Trump, vì vậy họ luôn chiếm lợi thế trong cuộc đàm phán.
Trump ban đầu muốn giới thiệu quỹ một cách nhanh chóng, nhưng hai người đã đẩy ngày ký sau ngày 15/9 với lý do họ " tháng ma âm lịch (tháng 7)" là không tốt.
Trump cũng muốn đặt phong cách trang trí là đá cẩm thạch và vàng yêu thích của mình, dẫu sao thì cũng không ai hiểu biết về trang trí hơn ông, tuy nhiên, cả hai đã mời một thầy Phong thủy về và dễ dàng từ chối Trump.
Và đó, Donald Trump cũng đã có lúc phải cúi đầu như vậy.
Riverside South
04
Thương trường như chiến trường
Thương trường như chiến trường, khắp nơi đều chỉ là hai chữ "vô tình". Nhưng nói chung, giá cả đàm phán cuối cùng vẫn rất công bằng và hợp lý.
Henry Cheng và Vincent Lo cùng đầu tư 90 triệu đô la Mỹ để mua 70% vốn cổ phần của khu đất, sau đó đầu tư hàng trăm triệu đô la Mỹ để cùng phát triển một dự án bất động sản, sau này được đặt tên là Riverside South.
Trump có thể hưởng lợi nhuận 30% mà không cần làm gì cả. Với khoản tài trợ này, Trump cuối cùng cũng được cứu và quay trở lại thông qua một loạt hoạt động. Sự hợp tác này cũng trở thành một trong những thành tựu chói lọi nhất trong cuộc đời kinh doanh của cựu Tổng thống Mỹ.
11 năm sau, vào tháng 6/2005, bất động sản ở Hoa Kỳ bùng nổ, Cheng và Lo cảm thấy mình đã đạt đến đỉnh cao, bán bất động sản ở New York với giá 1,76 tỷ USD.
Trump vốn dĩ sẽ được nhận hơn 500 triệu đô la Mỹ, theo lý mà nói, đây sẽ là một kết thúc có hậu. Nhưng Trump đã đưa cả hai ra tòa một tháng sau đó.
Lý do là Trump cho rằng những mảnh đất này có thể được bán với giá cao hơn nhưng cả hai người Cheng và Lo không nghe theo ý kiến của ông nên họ chỉ bán được 1,76 tỷ USD. Do đó, ông yêu cầu bồi thường 1 tỷ đô la Mỹ.
Sau hơn 4 năm tranh tụng, cuối cùng tòa đã quyết định. Chủ sở hữu bất động sản, Henry Cheng và Vincent Lo đã sử dụng chúng để đầu tư vào bất động sản của Bank of America, và 30% lợi nhuận thu được cũng được gắn vào trong đó, trước mắt không thể lấy ra được, cần kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi giải quyết vào năm 2044.
* Theo creader.net
Quang Lê hé lộ mức chi tiêu ‘khủng’ và cuộc sống xa hoa trên đất Mỹ: Mua dàn chiếu phim 30 ngàn đô về vứt xó, một sợi dây là 1 ngàn đô
Nhiều khán giả không khỏi ngỡ ngàng trước đỗ xa hoa của ca sĩ Quang Lê khi đang ở đất Mỹ, anh thậm chí còn khoe món đồ trị giá 30 ngàn đô nhưng chỉ để “vứt xó”.