Các diện bảo lãnh định cư và xin quy chế thường trú nhân (thẻ xanh) cần lưu ý !

Sở di trú, hôm qua (thứ Tư, ngày 5 tháng 2 năm 2020) đã có thông báo chính thức về việc áp dụng chính sách hạn chế cấp visa định cư, thẻ xanh cho những người được bảo lãnh mà có dấu hiệu sẽ xin phúc lợi xã hội khi định cư ở Mỹ.

22:30 08/02/2020

Chính sách này bắt đầu có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2020 cho tất cả các tiểu bang, ngoại trừ tiểu bang Illinois.

Trong thông báo chi tiết này, Sở di trú buộc người nộp đơn bảo lãnh (Form I - 130) hoặc người nộp đơn xin cấp thẻ xanh (Form I-485) phải điền và nộp kèm theo mẫu đơn (Form I-944) kê khai tài chính của người bảo lãnh, người đồng bảo trợ, đồng thời cam kết sẽ chịu trách nhiệm tài chính đối với người được bảo lãnh, người xin thẻ xanh trong trường hợp những người này nhận trợ cấp xã hội trong tương lai. Đây là mẫu đơn mới về cam kết nghĩa vụ tài chính của người bảo lãnh đối với người được bảo lãnh, và là cơ sở pháp lý để chính phủ khởi kiện đòi người bảo lãnh người bảo trợ tài chính hoàn trả những khoản phúc lợi xã hội mà người được bảo lãnh, người xin thẻ xanh đã nhận. Bên cạnh mẫu đơn I-944 này, người bảo lãnh, người đồng bảo trợ tài chính vẫn phải nộp đơn bảo trợ tài chính (form I-864, I-864A) theo thủ tục thông thường đã được thực hiện từ trước đến nay. Cụ thể:

1. Form I-944 phải được nộp kèm theo đơn xin cấp thẻ xanh (Form I-485) trong trường hợp những người có dấu hiệu sẽ xin phúc lợi xã hội.

2. Form I-944 phải được nộp kèm theo đơn bảo trợ tài chính (Form I-864, I-864A) đối với các hồ sơ diện định cư trong các trường hợp bảo lãnh mà chưa cần phải nộp ngay (Form I-485) như các diện F1, F2A, F2B, F3, F4, và các viện lao động định cư khác.

Như vậy, chính sách mới này sẽ ảnh hưởng đến các diện hồ sơ sau đây (bắt buộc phải nộp kèm mẫu đơn Form I-944):

- Tất cả những hồ sơ bảo lãnh định cư nộp từ ngày 24 tháng 2 năm 2020 trở về sau.

- Những hồ sơ bảo lãnh định cư theo các diện F1, F2A, F2B, F3, F4, và một số diện lao động định cư khác mặc dù đã nộp hồ sơ trước ngày 24 tháng 2 năm 2020, nhưng có ngày ưu tiên (priority date, cut-off date) sau ngày 24 tháng 2 năm 2020.

Sở di trú sẽ đánh giá khả năng nhận trợ cấp xã hội của người được bảo lãnh căn cứ theo các tiêu chí về độ tuổi, sức khỏe, trình độ học vấn, công việc bạn làm, khả năng tài chính; đồng thời cũng đánh giá về mức độ uy tín của người bảo lãnh dựa trên các tiêu chí về thu nhập, mức độ ổn định của công việc, điểm tín dụng, tiểu sử về việc bảo lãnh trước đó…, và trong một số trường hợp nhất định, sở di trú sẽ buộc người bảo lãnh và người được bảo lãnh phải đặt một khoản tiền thế chân (bond) cho những người được bảo lãnh. Trong trường hợp này, sở di trú sẽ gửi thư yêu cầu cụ thể, và người bảo lãnh cũng như người được bảo lãnh phải điền và nộp mẫu đơn Form I-945, kèm với khoản tiền thế chân bằng check hay money order.

Xem ra, một khi chính sách di trú này được áp dụng, sẽ có nhiều người không đủ điều kiện để được cấp visa định cư hoặc là thẻ xanh; và nhiều khả năng là chính phủ Mỹ sẽ quyết tâm khởi kiện những người bảo trợ tài chính không thực hiện nghĩa vụ bảo trợ cho người được bảo lãnh ra tòa án để đòi lại khoản tiền mà những người được bảo lãnh đã nhận trợ cấp xã hội từ chính phủ.

Tags:
Top 10 công việc được trả lương cao nhất không yêu cầu bằng đại học tại Mỹ: Thợ điện, thợ sửa ống nước và cả thợ xây

Top 10 công việc được trả lương cao nhất không yêu cầu bằng đại học tại Mỹ: Thợ điện, thợ sửa ống nước và cả thợ xây

Do nhu cầu duy trì tại các tòa nhà luôn ổn định và ít khả năng bị thay thế bởi công nghệ, thợ điện và thợ nước được coi là những nghề có triển vọng phát triển tốt.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất