Các nước “vỡ mộng” Vành đai – Con đường: Trung Quốc vừa mất tiếng, vừa mất “miếng”

Các quốc gia đã nhận ra, lời hứa từ chương trình hạ tầng Vành đai – Con đường của Trung Quốc quá đẹp đẽ để có thể trở thành hiện thực.

10:00 13/12/2018

Một loạt quốc gia châu Á vỡ mộng

Vào cuối tháng 8 năm nay, Tổng thống Abdulla Yameen của Maldives đã ca ngợi việc khánh thành cây cầu do Trung Quốc xây dựng là “cánh cửa dẫn đến tương lai và những cơ hội ở phía trước”.

Một tháng sau, trong cuộc bầu cử, ông Yameen bị loại khỏi chính phủ mới khi quốc đảo này bắt đầu khám phá ra núi nợ mà ông đặt lên vai đất nước. Cựu Tổng thống Maldives đã vay Bắc Kinh khoản tiền khổng lồ để xây dựng một đường cao tốc dẫn đến sân bay chính, phát triển nhà ở và một bệnh viện, cũng như cây cầu Hữu nghị Trung Quốc – Maldives dài 2,1 km.

Trong một chuyến thăm gần đây đến New Delhi, quan chức Maldives tiết lộ, họ đã vỡ mộng với quy mô nợ đối với Trung Quốc, tương đương gần 20% GDP và những ưu ái không thể giải thích với Trung Quốc. Chính phủ Maldives trước đó đã từ chối giá thầu xây dựng bệnh viện ở mức 54 triệu USD để lựa chọn phương án 140 triệu USD của Trung Quốc.

Quốc đảo thiên đường du lịch này không phải là quốc gia châu Á duy nhất nhận ra rằng, lời hứa từ chương trình hạ tầng Vành đai – Con đường của Trung Quốc quá đẹp đẽ để có thể trở thành sự thật.

Một loạt các quốc gia ở châu Á, chính phủ các nước bắt đầu có cách tiếp cận cẩn trọng hơn với Trung Quốc.

Từ Malaysia cho đến Sri Lanka, tâm lý tức giận của người dân đối với các thỏa thuận được coi là không công bằng hoặc có dấu hiệu tham nhũng đang thúc đẩy sự giám sát chặt chẽ, điều tra và thậm chí đình chỉ các dự án nhận tài trợ từ chương trình Vành đai – Con đường.

Giai đoạn đầu tiên của Vành đai và Con đường đã kết thúc, Andrew Small, chuyên gia cao cấp của Quỹ Marshall cho biết. Một mô hình mới chưa xuất hiện, nhưng rõ ràng mô hình cũ, gần như hoàn toàn tập trung vào tốc độ và quy mô, không còn bền vững, ông nói thêm.

Trung Quốc tổn hại danh tiếng

Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu lưu ý về những tín hiệu tiêu cực và điều chỉnh chương trình cơ sở hạ tầng toàn cầu của họ, một quan chức cấp cao ẩn danh của Trung Quốc tiết lộ.

Họ nhận thức rõ rằng các dự án được thực hiện kém có thể làm tổn hại đến danh tiếng của Trung Quốc và cảnh giác với nguy cơ tâm lý phẫn nộ lan rộng, quan chức này nói thêm.

Sự thay đổi trong tâm lý với Trung Quốc của chính phủ các nước châu Á đã hiển hiện và bùng nổ trong những tháng vừa qua. Tại Pakistan, đồng minh của Trung Quốc trong nhiều thập niên, Lãnh sự quán Trung Quốc ở Karachi đã bị ném bom và tấn công tháng trước, khiến 7 người thiệt mạng. Những kẻ tấn công tức giận với các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào Pakistan.

Lanka, sự phẫn nộ ngày càng tăng do ảnh hưởng kinh tế to lớn của Trung Quốc có nguy cơ trở thành mối đe dọa đối với chủ quyền của đất nước.

Trong khi đó, một cố vấn của chính phủ Myanmar đã chỉ trích sự phi lý về mức giá 7,5 tỷ USD của dự án cảng do Trung Quốc hậu thuẫn, đã được thỏa thuận trước đó bởi chính phủ quân sự.

Còn tại Malaysia, chính quyền Thủ tướng Mahathir Mohamad đã đình chỉ một dự án đường sắt Trung Quốc trị giá 20 tỷ USD và sau đó hủy bỏ 3 dự án đường ống dẫn dầu do Trung Quốc hậu thuẫn trị giá 3 tỷ USD.

Càng ngày, xu hướng chỉ trích Trung Quốc càng thu hút trong các cuộc bầu cử ở châu Á. Theo ông Kelsey Broderick, chuyên gia về châu Á tại Eurasia Group, Indonesia, nơi sẽ diễn ra cuộc bầu cử vào tháng 4 năm sau đang thúc đẩy việc giám sát các dự án của Trung Quốc là một ví dụ.

Ngòa ra, Jair Bolsonaro, người vừa chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Brazil nhờ quan điểm phản đối Trung Quốc. Kenya, Zambia và Thái Lan có thể phải đối mặt với các cuộc tranh luận tương tự.

Tuy nhiên, châu Á đang có một nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng. Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo khu vực này cần 26.000 tỷ USD phục vụ cho các dự án đường cao tốc, đường sắt và các cơ sở hạ tầng khác trong thập kỷ tới. Nhiều quốc gia ở châu Á và châu Phi vẫn thích các khoản vay của Trung Quốc vì nó không có cam kết quản trị hoặc trách nhiệm giải trình, ông Broderick nói.

Tags:
Người ta nói ở Mỹ là có tương lai có cuộc sống hạnh phúc có nhiều tiền

Người ta nói ở Mỹ là có tương lai có cuộc sống hạnh phúc có nhiều tiền

Tôi là một học sinh đã qua định cư tại Mỹ được hơn ba năm. Sau khi đọc bài viết “Cuộc sống thực của người Việt tại Mỹ“, tôi quyết định viết một bài viết để nói rõ hơn vì bài viết chưa nêu rõ được cái gian nan thật sự của nơi đất khách quê người.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất