Các quốc gia bạn - thù trong mắt Donald Trump
Khi cam kết theo đuổi chính sách "nước Mỹ trước tiên", Tổng thống Donald Trump đã định hình một danh sách các nước thù địch, bạn bè hoặc vừa là bạn vừa là thù.
12:01 23/02/2017
Trong suốt hành trình vận động tranh cử và sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đẩy các nước đồng minh lẫn đối thủ của Mỹ vào tình trạng hoang mang chưa từng thấy bằng những phát ngôn gây tranh cãi.
Trump còn khiến các mối quan hệ ngoại giao được thiết lập vững chắc lung lay trong phút chốc chỉ bằng một dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter. Một số quan chức châu Âu thậm chí xem tân tổng thống Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng.
Dưới đây là danh sách các nước bạn và thù trong mắt Trump, theo đánh giá từ cây bút Uri Friedman thuộc tạp chí Atlantic.
Bạn bè
Israel: Israel là đồng minh lâu đời với Mỹ nhưng trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Barack Obama đã trải qua một mối quan hệ đầy sóng gió với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Giờ đây, ông Trump đang đặt mục tiêu khôi phục mối quan hệ gần gũi với chính quyền Israel, ủng hộ quan điểm của ông Netanyahu về Iran và cân nhắc chuyển đại sứ quán Mỹ tại Israel từ thủ đô Tel Aviv đến thành phố Jerusalem, bất chấp phản đối từ Palestine. Trump cũng lên án Obama vì công khai phản đối các khu định cư của người Isarel ở khu vực đất đai có thể thuộc về nhà nước Palestine trong tương lai.
Chính quyền mới chỉ trích nhẹ nhàng Israel vì đẩy nhanh tiến độ xây dựng những khu định cư này kể từ khi Trump nhậm chức nhưng "không đưa ra lập trường chính thức về hoạt động xây dựng khu định cư", một động thái khác với các chính quyền Mỹ trước đây.
Nga: Các tổng thống Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh đều cố gắng tỏ ra thân thiện trong giai đoạn đầu của nhiệm kỳ, để rồi mối quan hệ đôi bên sau đó dần trở nên xấu đi. Điều này đặc biệt đúng với ông Obama, người theo đuổi quyết tâm "tái thiết lập" quan hệ với Nga trước khi trừng phạt nước này vì sáp nhập bán đảo Crimea và cáo buộc Moscow can thiệp bầu cử Mỹ.
Tuy nhiên, Trump dường như thực sự muốn làm bạn với Nga vì những lý do chưa hoàn toàn rõ ràng, giới quan sát nhận định. Ông khâm phục và ca ngợi Putin là một lãnh đạo "mạnh mẽ", đồng thời muốn hợp tác với Nga để tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Ông luôn thể hiện lập trường nghiêng về Nga, nghi ngờ giá trị của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), từ chối công nhận cáo buộc tin tặc Nga đứng sau cuộc tấn công mạng nhắm vào đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và gợi ý rằng ông có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Moscow.
Đại sứ của Trump tại Liên Hợp Quốc đã lên án Nga vì sáp nhập lãnh thổ Crimea và không tác động để phe ly khai miền đông Ukarine chấm dứt bạo lực. Song bản thân ông không đả động gì đến Nga trước các vụ việc này. Thay vì thế, gần đây, ông công khai bày tỏ sự tôn trọng đối với người đồng cấp Nga.
Anh: Chính quyền Mỹ dưới thời Trump vẫn giữ quan hệ đồng minh đặc biệt. Thủ tướng Anh Theresa May là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm tân Tổng thống Mỹ ở Washington, còn Trump là người đã hoan nghênh Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU). Trump xem phong trào bài EU là cuộc vận động mang tính chủ nghĩa dân túy nhằm khôi phục chủ quyền quốc gia, giống với cuộc vận động ông thực hiện ở Mỹ.
Tuy nhiên, việc ban hành lệnh cấm nhập cảnh đối với người người tị nạn và công dân từ 7 nước Hồi giáo chiếm đa số lại không được ủng hộ tại London, đến mức chủ tịch Hạ viện Anh đã lên tiếng phản đối Trump phát biểu trước trong chuyến thăm cấp nhà nước Anh tới đây bởi người dân Anh chống "chủ nghĩa phân biệt chủng tộc" cũng như ủng hộ "tính bình đẳng trước luật pháp và một bộ máy tư pháp độc lập".
Những nước thân thiện
Cái bắt tay 19 giây của Trump và Abe
Australia: Mối quan hệ với Australia, một trong những đồng minh thân cận của Mỹ, bất ngờ gặp sóng gió sau cuộc điện đàm gay gắt giữa Tổng thống Mỹ Trump với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull xung quanh thỏa thuận từ thời Obama về việc Mỹ sẽ tiếp nhận 1.250 người tị nạn từ các trung tâm tạm giữ ở Australia.
Theo lời Trump, thỏa thuận yêu cầu Mỹ tiếp nhận người tị nạn đến từ những nước nằm trong danh sách bị cấm nhập cảnh là "ngớ ngẩn". Tuy nhiên, Trump cũng nói rõ dù không tán thành thỏa thuận trên, ông có thể vẫn tôn trọng nó.
Nhật Bản: Các quan chức ở Tokyo từng bất bình với tuyên bố đòi san sẻ chi phí đảm bảo an ninh của Trump trong giai đoạn tranh cử. Ông Trump cáo buộc Nhật lợi dụng Mỹ về thương mại và không trả chi phí đủ để nhận bảo trợ quân sự của Washington mà Tokyo được hưởng kể từ khi ký kết hiệp ước phòng phủ chung với Mỹ sau Thế chiến II.
Sau khi Trump nhậm chức, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có chuyến thăm khẩn cấp đến Tháp Trump ở New York để tìm kiếm cam kết an ninh từ Washington dành cho Tokyo.
Nhật Bản đã có những gì mình muốn từ tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, người vừa có chuyến thăm Tokyo nhằm khẳng định chính phủ Mỹ "cam kết 100%" tôn trọng hiệp ước liên minh quân sự Mỹ - Nhật. Dù vậy, ông chủ Nhà Trắng không công khai cam kết điều này.
Đức: Trump ca ngợi Thủ tướng Angela Merkel là một lãnh đạo mà ông ngưỡng mộ nhưng cũng chỉ trích gay gắt bà về việc tiếp nhận quá nhiều người tị nạn, đồng thời cho rằng EU giống như "phương tiện" để Đức kiểm soát quyền lực trong khu vực.
Về phần mình, bà Merkel nhấn mạnh không quốc gia châu Âu nào còn có thể dựa vào sự ủng hộ từ nước Mỹ do Trump dẫn dắt. Song bà cũng nổi lên như người bảo vệ hàng đầu cho hệ thống quốc tế tự do mà Mỹ góp công thiết lập sau Thế chiến II.
Sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, bà Merkel cam kết hợp tác với Mỹ dựa trên "những giá trị chung gồm dân chủ, tự do, tôn trọng pháp quyền cũng như phẩm giá mỗi con người, không phân biệt nguồn gốc, màu da, tín ngưỡng, giới tính, xu hướng tình dục hoặc quan điểm chính trị".
Những quyền của bản thân bạn nên biết khi bị cảnh sát dừng xe ở Úc
Ánh đèn xanh đỏ nhấp nháy của xe cảnh sát qua gương chiếu hậu có những ảnh hưởng “độc đáo”, khi nó khiến cả những tài xế tuân thủ luật giao thông nhất cảm thấy bản thân không khác gì tên tội phạm khét tiếng Pablo Escobar trên đường chạy trốn với cả tấn “hàng trắng”.