Các triệu chứng tự kỷ giảm gần một nửa ở trẻ em được cấy ghép phân

Theo nghiên cứu mới, việc cấy ghép phân làm giảm đáng kể các triệu chứng tự kỷ ở trẻ em.

14:15 11/04/2019

Các triệu chứng tự kỷ gần như đã giảm một nửa ở 18 trẻ được điều trị - được gọi là liệu pháp chuyển microbiota. Nghiên cứu dựa trên lý thuyết rằng tình trạng thần kinh có thể bắt nguồn từ ruột chứ không phải não.

Nghiên cứu cho thấy, hai năm sau khi được cấy ghép phân, trẻ em mắc bệnh đã giảm khoảng 45% các vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi xã hội.

Tiến sĩ Rosa Krajmalnik-Brown, một nhà vi trùng học tại Đại học bang Arizona, người cùng đứng đầu nghiên cứu, nói: “Chúng tôi tìm thấy một mối liên hệ rất mạnh mẽ giữa các vi khuẩn sống trong ruột của con người và tín hiệu truyền đến não.”

“Và sau khi cấy ghép thành công, hành vi của trẻ cải thiện rõ rệt. Thật tuyệt vời.”

Nghiên cứu gần đây cho thấy vi khuẩn đường ruột ở người ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề giao tiếp giữa các tế bào não và sức khỏe thần kinh tổng thể ở con người.

“Nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ có vấn đề về đường tiêu hóa, và một số nghiên cứu, bao gồm cả chúng tôi, đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ đó cũng có các triệu chứng liên quan đến tự kỷ tồi tệ hơn", bác sĩ Krajmalnik-Brown nói.

“Trong nhiều trường hợp, khi bạn có thể điều trị những vấn đề về đường tiêu hóa, hành vi của họ sẽ được cải thiện.”

Hơn 700.000 người Anh bị tự kỷ. Ở Mỹ, cứ 59 trẻ em thì có một trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, tăng từ một trên 150 trẻ vào năm 2000.

Sự gia tăng rõ rệt và thiếu phương pháp điều trị bệnh đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu điều tra và khám phá nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ theo những cách sáng tạo.

Cho đến nay, chưa có loại thuốc nào được chấp thuận để điều trị các triệu chứng cốt lõi như khó khăn trong giao tiếp xã hội.

Theo các số liệu thống kê, có tới 50 phần trăm bệnh nhân tự kỷ có vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa và chủ yếu là táo bón và tiêu chảy kéo dài trong nhiều năm.

Sự khó chịu và đau đớn đó có thể gây khó chịu, giảm sự chú ý học tập và gây ra các tác động tiêu cực.

Để giải quyết vấn đề này, Tiến sĩ Krajmalnik-Brown và các đồng nghiệp đã chuyển các khuẩn microbiota khỏe mạnh cho những người bị thiếu vi khuẩn đường ruột nhất định nhằm tăng cường sức khỏe.

Liệu pháp này bao gồm điều trị trước bằng vancomycin, làm sạch ruột, ức chế axit dạ dày và cấy ghép phân hàng ngày trong bảy đến tám tuần. Việc điều trị làm tăng đáng kể sự đa dạng vi sinh vật và sự hiện diện của các vi khuẩn có ích trogn ruột, bao gồm Bifidobacteria và Prevotella.

Sau hai năm, sự đa dạng vi sinh thậm chí còn cao hơn và sự hiện diện của các vi khuẩn có lợi vẫn tiêp tục tồn tại.

Và hai năm sau khi ngừng điều trị, những người tham gia vẫn giảm trung bình 58% các triệu chứng tự kỷ. Ngoài ra, cha mẹ của hầu hết 18 trẻ em tham gia thí nghiệm đã báo cáo “sự cải thiện chậm nhưng ổn định trong các triệu chứng”.

Các thử nghiệm lâm sàng lớn hơn liên quan đến hàng trăm trẻ tự kỷ hiện đang được yêu cầu trước khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận.

Hải Vân - tinnuocmy.com

Vaccine phòng sởi MMR không phải nguyên nhân gây bệnh tự kỷ

Vaccine phòng sởi MMR không phải nguyên nhân gây bệnh tự kỷ

Các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng vaccine phòng sởi MMR không phải nguyên nhân dẫn đến tự kỷ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất