Cách cứu người đột quỵ bằng 1 ‘chiêu’ duy nhất của chuyên gia Đài Loan. Ai cũng nên biết
Để cứu người đột quỵ ngất xỉu, bạn chỉ có vài phút, thậm chí là vài giây. Thời gian càng lâu, tổn thất càng lớn. Hãy xem phương pháp đơn giản này của bác sỹ Đông y số một Đài Loan.
20:30 06/12/2020
Phương pháp hồi sức tim phổi trong Tây y (Cardiopulmonary resuscitation – CPR) thường được dùng đến khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập vì bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp chết đuối… Tuy nhiên đây không chỉ là quy trình độc quyền của Tây y, Đông y cũng có “Kỹ thuật cấp cứu CPR”. Bác sỹ Đông y nổi tiếng Đài Loan Đổng Diên Linh đã dùng nó để cấp cứu nhiều bệnh nhân. Dưới đây là bí quyết cấp cứu bằng phương pháp Đông y trong thời gian ngắn được ông truyền lại.
Bác sỹ Đổng chia sẻ, mấy năm trước có lần trên đường bay từ Mỹ về Đài Loan sau một buổi diễn thuyết, khi đang bay qua biển Thái Bình Dương thì thấy thông báo trên loa phát thanh: “Chúng tôi đang cần nhân viên y tế, trên máy bay có một cô gái bị ngất xỉu, yêu cầu trợ giúp khẩn cấp”, nhận được thông báo tôi vội vàng tới hỗ trợ. Đến nơi thấy cô gái đang bất tỉnh nhân sự nằm dưới sàn, cũng có hai bác sỹ người da trắng đang ở đó, một người trẻ tuổi đang luống cuống không biết xử trí ra sao, một người khác đang tìm tai nghe và những đồ sơ cứu. Tôi tiến tới và nói muốn hỗ trợ cứu giúp bệnh nhân đó.
Sau khi bắt mạch và thăm khám tôi thấy mạch bệnh nhân rất chìm, cũng rất yếu, chẩn đoán cô ấy bị suy tim. Tôi lập tức dùng phương pháp bấm huyệt cấp cứu, ấn mạnh vào cơ của vùng ngực và ở nách trái 3 lần. Không đầy 5 giây sau bệnh nhân lập tức tỉnh lại. Hai vị bác sỹ, cơ trưởng và phi hành đoàn đứng bên đều ngạc nhiên tới không nói được lời nào.
Nhiều năm qua tôi vẫn hy vọng phổ biến phương pháp cấp cứu này của Đông y tới thế giới. Tại sao lại như vậy? Thông thường khi gặp người bị ngất xỉu, việc đầu tiên mọi người nghĩ tới là lập tức đưa tới bệnh viện. Khi tới nơi đều phải thực hiện hàng loạt xét nghiệm kiểm tra cho tới khi tìm được nguyên nhân bệnh mới được điều trị. Có những người đã bị mất mạng một cách đáng tiếc trong quá trình đợi đó như bạn của bác sỹ Đổng. Nếu khi đó người nhà bạn ông biết dùng phương pháp cấp cứu đơn giản này có lẽ bạn ông sẽ không có kết cục đáng buồn như vậy.
Ngược dòng lịch sử 2000 năm tìm hiểu phương pháp cấp cứu của Đông y
Câu chuyện nổi tiếng xảy ra vào thời Xuân Thu chiến quốc cách đây hơn 2000 năm ở Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Một ngày nọ khi danh y Biển Thước đi tới nước Quắc thì hay tin thái tử Đan vừa qua đời. Ông bèn hỏi thăm thì được biết thái tử vừa qua đời cách đó 2 tiếng, Thái tử ban đầu hô hấp khó khăn, khí huyết không thuận, nội tạng bị hại, sau đó đột nhiên tắt thở. Biển Thước hỏi lại kỹ càng và phán đoán thái tử chưa chết thật, bây giờ khẳng định một nửa cơ thể máu còn nóng… Bệnh của thái tử gọi là “Thi quyết”, là do mất thăng bằng âm dương nên đột nhiên bị hôn mê bất tỉnh. Ông dùng kim châm cứu châm một kim vào huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu và thái tử có thể tỉnh lại. Phương pháp bấm huyệt cấp cứu của Đông y có lịch sử từ rất xa xưa tuy nhiên vì không được biết tới rộng rãi nên khi bệnh nhân bị ngất đa phần mọi người chỉ nhớ và biết tới các biện pháp cấp cứu của Tây y.
Làm thế nào để bấm huyệt cấp cứu theo cách của Đông y
Theo bác sỹ Đổng, muốn học được cách cấp cứu bạn cần hiểu về châm cứu. Đông y có ” Hồi dương cửu châm” thực sự có công hiệu cải tử hoàn sinh. Theo Đông y, có 9 (Cửu) huyệt có tác dụng làm phục hồi dương khí (hồi dương), vì vậy gọi là Hồi Dương Cửu Châm. Chín huyệt đó là: Á Môn, Dũng Tuyền, Hoàn Khiêu, Hợp Cốc, Tam Âm Giao, Thái Khê, Trung Quản, Túc Tam Lý.
Người thường không biết châm cứu, khi gặp người đột nhiên bị choáng cũng có thể dùng cách bấm huyệt cấp cứu, vừa đơn giản, an toàn lại linh nghiệm.
Cách cấp cứu bằng bấm huyệt của Đông y
Khi bệnh nhân bị ngất thường ở tư thế nằm, người thực hiện thao tác cấp cứu nên đứng bên trái bệnh nhân. Dùng tay phải nắm vào cổ tay trái của bệnh nhân, dơ cánh tay trái trên tới góc độ tựa như thẳng mà không phải phải thẳng. Khi dơ cao sẽ xuất hiện vùng cơ ngực bé, đặt 4 đầu ngón tay vào vùng đó, ngón cái đặt vào chính giữa nách và tập chung lực vào năm đầu ngón tay bóp chặt và kéo thật mạnh hướng ra ngoài thân của bệnh nhân. Dùng lực bóp chặt và tiếp tục động tác kéo này 2 hoặc 3 lần, người bệnh sẽ dần dần hồi tỉnh. Khi thực hiện thao tác cũng cần chú ý điều chỉnh lực kéo, căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân mà thay đổi, nếu là trẻ con, người già, người gầy yếu không nên dùng lực quá mạnh.
Bác sỹ Đổng chia sẻ, ông đã dùng phương pháp này cấp cứu được 17, 18 người, thậm chí có những bệnh nhân đã ngừng thở cũng cứu sống lại. Khi gặp bệnh nhân bất tỉnh nhân sự, trước tiên cần gọi cấp cứu, trong thời gian đợi xe tới có thể thực hiện phương pháp cấp cứu này của Đông y. Tôi có một người bạn, ngày nọ mẹ anh ta đột nhiên bị ngất xỉu, anh ta lập tức gọi xe cấp cứu sau đó dùng phương pháp này của tôi. Khi làm tới lần thứ ba mẹ anh ta đột nhiên nói: “Đừng có mạnh tay như thế, đau lắm”. Xe cấp cứu tới thấy mẹ anh ấy không sao liền đánh xe không quay về.
Tại sao phương pháp bấm huyệt cấp cứu có thể cứu được người?
Theo Hoàng đế nội kinh, Phế chủ khí, chủ trì tất cả nguồn khí trong cơ thể. Hai huyệt đạoVân Môn và Trung Phù ở bên ngoài cơ ngực bé, đây cũng là điểm khởi đầu hai huyệt đạo của Phế kinh, hai huyệt đạo này nối liền với nhau, cũng tương tự như một sợi dây điện trực tiếp thông tới phổi.
Thông thường khi bị ngất, cũng có nghĩa sắp ngừng thở, Phế không có năng lượng, không có khí. Sau khi hai huyệt đạo này nối liền với nhau, cũng giống như đang dùng khí quản để hít khí vào trong nên vừa bấm vào lập tức bệnh nhân sẽ có thể tỉnh lại.
Ngón tay cái bóp vào giữa nách cũng chính là huyệt Cực Tuyền, nó là một huyệt đạo của Tâm kinh trực tiếp đối với tạng Tâm. Khi bị ngất tim cũng gần như bị ngừng, ấn vào huyệt Cực Tuyền có thể giúp nó hoạt động trở lại. Bởi vậy, ấn vào những huyệt vị ở Phế Kinh và Tâm kinh sẽ giúp Tim Phổi hồi phục năng lượng và bệnh nhân có thể hồi tỉnh. Đây chính là phương pháp hồi phục lại chức năng tim phổi của Đông y.
Ngoài phương pháp Hồi dương cửu châm và bấm huyệt cấp cứu nêu trên, Đông y còn nhiều phương pháp cấp cứu ví dụ bấm huyệt Nhân Trung. Có lần bác sỹ Đổng đã áp dụng phương pháp này với người bạn ông. Trong tình huống khẩn cấp khi bạn bị ngất, ngoài dùng kim châm cứu, ông còn lấy máu ở huyệt Bách Hội. Châm cứu, bấm huyệt, lấy máu ông áp dụng cả ba cách này và đã cứu được bạn mình.
Sinh viên bỏ học thành tỷ phú tự thân trẻ nhất hành tinh
Cổ phiếu Luminar tăng gần 30% sau khi IPO hôm 3/5, đưa CEO Austin Russell, 25 tuổi, thành tỷ phú trẻ nhất thế giới với tài sản trị giá khoảng 3,3 tỷ USD.