Cách Mỹ giải ngân nghìn tỷ cứu trợ Covid-19

Sau khi thông qua gói cứu trợ 1.900 tỷ USD đầu tháng 3, chính phủ Mỹ đã chuyển 161 triệu khoản hỗ trợ 1.400 USD/người, tính đến cuối tháng 4.

00:00 03/07/2021

"Đạo luật lịch sử này nhằm xây dựng lại xương sống của đất nước", Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu hôm 11/3, trước khi ký thành luật gói cứu trợ "Kế hoạch Giải cứu người Mỹ" do chính ông đề xuất, trong bối cảnh đông đảo người dân rơi vào cảnh khó khăn vì Covid-19.

Đây là gói cứu trợ lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ sau đạo luật CARES trị giá 2.000 tỷ USD năm ngoái. "Kế hoạch Giải cứu người Mỹ" gồm 1.400 tỷ USD phân phối cho hầu hết người dân, 350 tỷ USD cho các chính quyền bang và địa phương, 130 tỷ USD cho các trường học, 49 tỷ USD để mở rộng xét nghiệm, truy vết và nghiên cứu Covid-19, 14 tỷ USD để phân phối vaccine.

Theo đảng Dân chủ, khoảng 85% hộ gia đình ở Mỹ sẽ nhận khoản hỗ trợ trực tiếp 1.400 USD/người. Đối với một cặp vợ chồng nộp đơn chung, số tiền này lên tới 2.800 USD và thêm 1.400 USD cho mỗi đứa con phụ thuộc.

Điều kiện để nhận đầy đủ khoản hỗ trợ 1.400 USD là người thu nhập dưới 75.000 USD/năm và các cặp vợ chồng thu nhập dưới 150.000 USD/năm. Số tiền hỗ trợ sẽ giảm đối với những người có mức thu nhập cao hơn, không dành cho những cá nhân thu nhập trên 80.000 USD/năm và cặp vợ chồng trên 160.000 USD/năm.

Một phong bì đựng séc cứu trợ Covid-19 cho người dân tại Mỹ. Ảnh: Zuma Press.
Một phong bì đựng séc cứu trợ Covid-19 cho người dân tại Mỹ. Ảnh: Zuma Press.

Các khoản hỗ trợ được phân bổ đến người dân thông qua hình thức chuyển tiền trực tiếp, cùng séc giấy và thẻ ghi nợ gửi qua đường bưu điện. Thông tin chuyển tiền trực tiếp thường đã được lưu lại thông qua tờ khai thuế năm 2019 hoặc 2020. Đối với những người không thường xuyên nộp tờ khai, họ vẫn sẽ nhận được tiền nếu đã cung cấp thông tin cho Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) bằng một công cụ trực tuyến.

IRS thường chuyển tiền trực tiếp cho người dân nếu có thể, để quá trình giải ngân được tiến hành nhanh chóng. Tuy nhiên, hình thức này không thể áp dụng đối với những người mà IRS không có thông tin tài khoản ngân hàng.

Trong trường hợp này, hoặc tài khoản ngân hàng của người cần gửi đã bị đóng, khoản hỗ trợ sẽ được gửi qua bưu điện, là séc giấy hoặc thẻ ghi nợ trả trước. Các thẻ ghi nợ mà người dân nhận được trong những đợt cứu trợ trước đó không được nạp thêm tiền, mà cơ quan chức năng sẽ gửi thẻ mới.

IRS đã công bố những hình ảnh mà người dân nên lưu ý khi kiểm tra hòm thư, bao gồm mẫu phong bì nổi bật với con dấu của Bộ Tài chính Mỹ. Trong khi đó, các thẻ ghi nợ sẽ có tên ngân hàng phát hành thẻ là MetaBank, thuộc loại thẻ Visa. Năm ngoái, một số người nhầm các khoản hỗ trợ được gửi đến là thư rác và vứt chúng đi.

Để cập nhật trạng thái khoản hỗ trợ dành cho mình, người dân có thể dùng công cụ "Get My Payment" trên trang web của IRS, bằng cách nhập đầy đủ số an sinh xã hội hoặc mã số thuế, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà và mã ZIP. Với những người đủ điều kiện nhận hỗ trợ, công cụ sẽ hiển thị thời điểm tiền được giải ngân và ngày chuyển tiền trực tiếp hoặc gửi thư.

Theo IRS, công cụ này "được cập nhật một lần mỗi ngày, thường là qua nửa đêm" và mọi người không nên gọi điện cho họ. "Đội ngũ hỗ trợ qua điện thoại của chúng tôi không có thông tin thêm, ngoài những gì đã có sẵn trên IRS.gov", cơ quan cho biết.

Hồi cuối tháng 4, chính phủ Mỹ cho biết đã tiến hành đợt chuyển tiền cứu trợ thứ 6. Tính đến thời điểm đó, chính phủ đã giải ngân hơn 379 tỷ USD, bao gồm 161 triệu khoản thanh toán. Hơn 90 triệu người Mỹ đã được cứu trợ trong những đợt chuyển tiền đầu tiên.

Vào cuối tháng 3, Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã gửi gần 15 triệu séc giấy, với tổng giá trị 34 tỷ USD cho những người không nhận tiền bằng cách chuyển khoản trực tiếp. Khoảng 5 triệu thẻ ghi nợ trả trước, trị giá tổng cộng 11 tỷ USD cũng đã được gửi đi, tính đến lúc đó.

Đối với những người không nộp tờ khai thuế vào năm 2019 hoặc 2020, cũng không sử dụng công cụ khai báo trực tuyến, IRS cho biết họ đang làm việc trực tiếp với Cơ quan Quản lý An sinh Xã hội, Hội đồng Hưu trí Đường sắt và cơ quan Quản lý Cựu chiến binh để thu thập thông tin cập nhật của họ, nhằm đảm bảo nhiều người được chuyển khoản nhất có thể.

Ban đầu, gói kích cầu 1.900 tỷ USD bị phe Cộng hòa đồng loạt phản đối, bởi cho rằng quá đắt đỏ. Trong một báo cáo việc làm hồi tháng 2, một số nhà kinh tế học cũng cảnh báo mức cứu trợ này quá lớn và có thể dẫn đến lạm phát. Tuy nhiên, , phe chi phối toàn bộ phản ứng liên bang với đại dịch hiện nay, chỉ ra số lượng lớn doanh nghiệp nhỏ đã phải đóng cửa và hàng triệu người dân Mỹ vẫn chưa có việc làm. Dự luật cuối cùng cũng được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua.

"Tôi đã hứa với người dân Mỹ rằng sẽ giúp họ. Hôm nay, tôi có thể nói chúng tôi đã tiến thêm bước lớn để thực hiện lời hứa đó. Việc này rõ ràng không đơn giản và không phải lúc nào cũng tốt đẹp, nhưng rất cần thiết", Biden phát biểu sau khi Thượng viện Mỹ thông qua gói cứu trợ hôm 6/3.

Tags:
Có câu nói: 50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may quần áo, nghĩa là gì? Nó có ý nghĩa không?

Có câu nói: 50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may quần áo, nghĩa là gì? Nó có ý nghĩa không?

Thời xưa khoa học kỹ thuật, y tế còn hạn chế, hơn nữa thời xưa nông nghiệp là trụ cột nên tuổi thọ của con người thời đó không dài lắm, 60 tuổi đã là sống lâu rồi! Và những nhóm tuổi này không nên làm gì?

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất