Cách nuôi dạy con nhẹ nhàng thách thức các bậc cha mẹ

Sau một loạt những khái niệm lạ lùng trong việc nuôi dạy con như "bàn tay thuận", "mẹ hổ" đến "cha mẹ trực thăng", mạng xã hội đang bùng nổ phương pháp "nuôi dạy con nhẹ nhàng".

13:12 30/12/2024

"Gentle Parenting" (làm cha mẹ dịu dàng) được giới thiệu là phương pháp nuôi dạy con trái ngược với tất cả những cách truyền thống. Thưởng hay phạt đều không được khuyến khích. Thay vào đó, cha mẹ nên áp dụng phương pháp kỷ luật mềm mỏng, giữ sự kiên nhẫn và thấu hiểu.

Trên TikTok, hashtag #gentleparenting đã thu hút hơn 3 tỷ lượt xem từ khoảng 183.000 video, trong ba năm qua.

Jill York, bên trái, cho rằng cách này độc hại trong khi Olivia Owen cho rằng cách này giúp củng cố mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Jill York (trái) cho rằng cách này độc hại trong khi Olivia Owen cho rằng cách này giúp củng cố mối quan hệ cha mẹ - con cái. Ảnh: WSJ

Dẫu vậy, phương pháp này cũng tạo áp lực không nhỏ cho các bậc cha mẹ. "Nhiều người tôi gặp lo lắng không thực hiện đúng cách", Kori Dyer Mastroieni, một người mẹ ba con ở Philadelphia, chia sẻ. Cô ủng hộ phong cách này nhưng chỉ áp dụng trong giới hạn hợp lý: "Tôi chọn lọc những gì phù hợp, thay vì cố gắng áp dụng toàn bộ".

Sarah Ockwell-Smith, tác giả của cuốn The Gentle Parenting Book, được coi là người đặt nền móng cho phương pháp này. Nhưng chính cô cũng khẳng định "bạn không thể nhẹ nhàng với con nếu không nhẹ nhàng với chính mình".

Theo Ockwell-Smith, nuôi dạy con nhẹ nhàng dựa trên bốn nguyên tắc: đồng cảm, hiểu biết, tôn trọng và thiết lập ranh giới. Cô nhấn mạnh nhẹ nhàng không có nghĩa là dễ dãi. "Điều quan trọng là cha mẹ phải có ranh giới rõ ràng, nói 'không' khi cần và chịu trách nhiệm với con mình đến cùng".

Olivia Owen, một bà mẹ 7 con ở bang Utah, đồng tình với quan điểm này. Với hơn 900.000 người theo dõi trên TikTok, cô thường chia sẻ các kỹ thuật xử lý cơn giận dữ của trẻ một cách kiên nhẫn nhưng quyết đoán. Trong một video, cô giao tiếp mắt với đứa trẻ đang khóc, nhẹ nhàng nhắc con ăn xong mới được nghịch đồ chơi.

Dù vậy, cô cũng thẳng thắn chỉ ra giới hạn của phong cách này. "Nếu con giận dữ giữa nơi công cộng, tôi sẽ bế con ra ngoài. Việc nuôi dạy con không đồng nghĩa với việc để trẻ quyết định mọi thứ", cô chia sẻ.

Người mẹ Philadelphia Kori Dyer Mastroieni cùng gia đình. Cô ấy nói rằng cô ấy là người ủng hộ cách nuôi dạy con nhẹ nhàng—trong phạm vi hợp lý.
Người mẹ Philadelphia Kori Dyer Mastroieni cùng gia đình. Cô ủng hộ cách nuôi dạy con nhẹ nhàng trong phạm vi hợp lý. Ảnh: WSJ

Mong muốn nuôi dạy con cái theo cách nhẹ nhàng hơn là một phản ứng ngược lại với cách nuôi dạy khắc nghiệt mà nhiều bậc cha mẹ thế hệ X và Millennial đã nhận được khi còn nhỏ. Những ngày đánh đòn, phạt đứng góc và ép trẻ ôm hôn người lớn đã qua.

"Tất cả chúng ta đều cố gắng không lặp lại những sai lầm thế hệ ông cha đã mắc phải", Katie Ward, 39 tuổi, ở New York nói.

Katie thừa nhận rằng phong cách này đã giúp cô học cách hỗ trợ hai đứa con 4 và 7 tuổi tự điều chỉnh cảm xúc. "Việc la hét để bảo chúng ngừng khóc chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn. Thay vào đó, tôi đưa chúng ra khỏi tình huống và bình tĩnh giải quyết", cô nói.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với phong trào này. Jill York, một bà mẹ 7 con ở Florida, gọi đây là "trào lưu độc hại". Cô lo ngại trào lưu nuôi dạy con nhẹ nhàng có thể tạo ra những đứa trẻ yếu đuối, được nuông chiều thái quá.

"Tôi đã chứng kiến một đứa trẻ trên máy bay liên tục đá vào ghế người khác, trong khi mẹ bé chỉ nói 'Không Jimmy, không làm vậy' suốt 45 phút", cô kể.

Tác giả Sarah Ockwell-Smith cho rằng thay vì gắn nhãn cho các cách nuôi dạy con, điều quan trọng là làm sao để mọi cha mẹ đều trở nên nhẹ nhàng hơn trong ứng xử với con.

"Hiểu cảm xúc của trẻ là tốt, nhưng không quên rằng bạn vẫn là người chịu trách nhiệm dẫn dắt và thiết lập ranh giới", cô nhấn mạnh.

Bảo Nhiên (Theo WSJ)

Tags:
1 quốc gia suốt 7 năm đi học không chấm điểm, nhưng cấp 2 đã biết về đầu tư và tự tính thuế

1 quốc gia suốt 7 năm đi học không chấm điểm, nhưng cấp 2 đã biết về đầu tư và tự tính thuế

Điểm đặc biệt trong giáo dục của quốc gia này là trẻ em không bị chấm điểm hay xếp hạng trong suốt 7 năm, thậm chí việc so sánh học sinh với nhau bị cấm, nhằm tránh tạo áp lực và cảm giác thua kém.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất